3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đ hành chính huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là một huyện nằm về phía Tây Nam thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức có tổng diện tích tự nhiên 22.625,08 ha (chiếm 6,72% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố); với dân số 190.398 người (mật độ dân số trung bình đạt 841 người/km2). Huyện gồm 21 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã và 01 thị trấn đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi. Trung tâm huyện Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội 54 km về phía Tây Nam và cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 37 km.
Huyện Mỹ Đức có toạ độ địa lý từ: 20035’40” đến 20043’40” vĩ độ Bắc và 105038’44” đến 105049’33” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;
+ Phía đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hoà; + Phía tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hoà Bình); + Phía nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến 300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn...;
+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài.
Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng úng trũng: vùng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước khá lớn như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng Suối , Thung Cấm... với diện tích hàng ngàn ha. Khu vực này có nhiều lợi thế phát triển du lịch, nuôi thả thuỷ sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả... [25].
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1.400 - 1.600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400 - 1.500 mm, phân bố không
đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80 - 84%, tương đối đều các tháng trong năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
3.1.1.4. Cơ cấu đất đai của huyện:
Huyện Mỹ Đức có tổng diện tích tự nhiên 22.625,08 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 1.188,304 m2/người. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 14.590,41 ha, chiếm 64,49% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 6.618,57 ha, chiếm 29,25% tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 1.416,10 ha, chiếm 6,26 % tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2018
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã
Hiện trạng năm 2018
Diện tích Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 22.625,08 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 14.590,41 64,49
1.1 Đất trồng lúa LUA 8.299,39 36,68
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 7.136,83 31,54
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 982,91 4,34
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 157,41 0,70
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 3.320,41 14,68
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 207,15 0,92
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.509,19 6,67
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 113,94 0,50
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã
Hiện trạng năm 2018
Diện tích Cơ cấu (%)
2.1 Đất quốc phòng CQP 643,81 2,85
2.2 Đất an ninh CAN 12,27 0,05
2.3 Đất cụm công nghiệp SKN
2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,39 0,00
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 26,03 0,12 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản SKS
2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.117,01 9,36 2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2,14 0,01
2.9 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2,00 0,01
2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 14,43 0,06
2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 1.781,05 7,87
2.12 Đất ở tại đô thị ODT 64,22 0,28
2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 15,42 0,07 2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức SN DTS 1,89 0,01
2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 47,96 0,21
2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 210,86 0,93 2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 115,18 0,51
2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,72 0,07
2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,29 0,02
2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 41,23 0,18
2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 506,69 2,24 2.22 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 977,26 4,32
2.23 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,72 0,07
3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.416,10 6,26