Mô hình phân tích SWOT-dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV GiaLai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 79 - 82)

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.2 Mô hình phân tích SWOT-dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV GiaLai

BIDV Gia Lai triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trên theo chỉ đạo của BIDV hội sở, vì thế những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức phân tích ở phần 3.1.1 trên đây cũng sẽ tác động đến kết quả triển khai các hoạt động của BIDV Gia Lai.

Ngoài những nhân tố trên, bản thân BIDV Gia Lai cũng có những cơ hội và khó khăn riêng. Những nhân tố này xuất phát từ môi trường địa lý-kinh tế-xã hội vùng miền. Mô hình phân tích SWOT riêng cho BIDV trên địa bàn Gia Lai sẽ là căn cứ để ban lãnh đạo BIDV Gia Lai có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp nhất.

ĐIỂM MẠNH

 BIDV Gia Lai là một chi nhánh chính thức của ngân hàng BIDV tại tỉnh Gia Lai, có thể tận dụng những lợi thế về uy tín và kinh nghiệm cũng như cơ sở hạ tầng của thương hiệu này trong việc tạo dựng niềm tin của khách hàng trong quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng.

 BIDV là một trong những ngân hàng lâu năm và uy tín nhất tại địa bàn Gia Lai- Kum Tum. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của BIDV-Gia Lai năm 2016 đạt 11.379 tỷ đồng, tăng 22 so với năm trước. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 4.547 tỷ đồng; là Ngân hàng có qui mô lớn nhất trên địa bàn trên tất cả các mặt hoạt động. (Nguồn: BIDV Gia Lai- Báo cáo tổng kết 2016)  Trong quá trình hoạt động đã tạo dựng được niềm tin đối với lãnh đạo các cấp

chính quyền địa phương, với các doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn.

 Số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn giao dịch tại BIDV Gia Lai khá nhiều, trong đó điển hình một số doanh nghiệp lớn Hoàng Anh Gia Lai.

 Dòng sản phẩm thanh toán của chi nhánh năm 2016 đều có sự tăng trưởng khá tốt so năm 2015. Xu hướng chuyển dần qua ngân hàng hiện đại của nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được ghi nhận có tăng.

 Phần lớn các khách hàng có tài khoản tại BIDV Gia Lai đều có ít nhất là 1 thẻ ATM và đều sử dụng những sản phẩm dịch vụ khác. Khối lượng khách hàng mới cá nhân và doanh nghiệp tăng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu sản phẩm dịch vụ hơn, tăng tỷ lệ thành công trong việc thuyết phục khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ.

 Dịch vụ chi hộ lương ghi nhận mức phát triển nhanh, tăng 33 so số phát triển mới năm trước. Công tác chi hộ lương được phát triển thâm canh, kết hợp với việc bán chéo các sản phẩm phi tín dụng khác như dịch vụ thẻ ATM, BSMS, VNTopup…

 Đường hướng phát triển mới của BIDV Gia Lai từ năm 2017 đã được ban lãnh đạo chi nhánh thông qua là: “phát triển nhanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng tới phục vụ mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn“. ( Nguồn: BIDV Gia Lai-Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Thu dịch vụ ròng Năm 2016, Giải Pháp Triển Khai Kh Dvr Năm 2017)

ĐIỂM YẾU

 Tỷ trọng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng trong cơ cấu thu dịch vụ tuy đã tăng so năm trước nhưng chủ yếu do chi nhánh sụt giảm một số khoản phí tín dụng đột biến

 Tốc độ tăng trưởng của một số dòng phí dịch vụ vẫn ở mức thấp: phí ATM, phí thanh toán trong nước, phí quản lý tài khoản tăng khoảng 7

 Hoạt động bán lẻ của chi nhánh tuy đã được chú trọng phát triển, đẩy nhanh tốc độ phát triển nhưng hiệu quả chưa cao.

 Số lượng sản phẩm chưa được kích hoạt, sản phẩm bị hủy chiếm tỷ trọng cao.  Công tác phát triển khách hàng mới cũng như quản lý, chăm sóc khách hàng cũ

tại một số đơn vị của chi nhánh còn nhiều thiếu sót, chưa được quan tâm đúng mức. Phong cách giao dịch, ứng xử, chăm sóc khách hàng tuy đã được chú ý

đào tạo, chỉ đạo thường xuyên nhưng nhiều nhân viên vẫn hành xử thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng.

 Một số sản phẩm dịch vụ điện tử không thật sự có hiệu quả như thẻ tín dụng, máy POS vì thói quen tiêu dùng tiền mặt và những doanh nghiệp chấp nhận thanh toán qua hệ thống POS còn khá ít so với những địa bàn khác trên cả nước.  Khách hàng phải chịu nhiều loại phí khác nhau cho Internet banking như phí giao dịch được tính trên số lần chuyển khoản, rút tiền mặt, khi thanh toán tại hệ thống POS, phí thường niên, phí sử dụng các thiết bị bảo mật...

CƠ HỘI

 Tại địa bàn tỉnh Gia Lai, cơ cấu nguồn thu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng các nguồn thu phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và gia tăng thu dịch vụ ròng, đặc biệt là các nguồn thu dịch vụ bán lẻ, thu kinh doanh ngoại tệ, phái sinh.

 Dịch vụ chi lương qua ngân hàng đang phát triển mạnh. Thông qua dịch vụ chi lương để tiếp cận nguồn khách hàng cá nhân và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đi kèm.

 Thói quen dùng tiền mặt có xu hướng giảm. Các khu vực lân cận thành phố Pleiku đang ghi nhận sự thay đổi nhanh từ thói quen dùng tiền mặt qua ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm khách hàng cá nhân mới.

 Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Gia Lai đang được đầu tư đúng mức, hệ thống hạ tầng cho công nghệ cũng được đưa vào sử dụng, đặc biệt cho những huyện xa...tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và làm quen với các dịch vụ qua ngân hàng.

 Hệ thống an ninh mạng và giao dịch trực tuyến an toàn cũng được ngân hàng trung ương và chính phủ quan tâm đúng mức, tạo niềm tin cho người sử dụng.

THÁCH THỨC

 Do đặc điểm về địa lý, mặt bằng dân trí chung của toàn tỉnh Gia Lai chưa cao, chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố Pleiku.

còn chưa ổn định, ảnh hưởng đến các tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Tâm lý khách hàng còn bỡ ngỡ và chưa có kiến thức nhiều về những sản phẩm ngân hàng điện tử mở rộng, chỉ dừng lại ở những giao dịch giản đơn.

 Đối với khách hàng đã và đang sử dụng ngân hàng điện tử, sự lo ngại về an toàn giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử còn rất lớn. Số lượng khách hàng ở địa phương vẫn chưa thật sự từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt tồn tại trước đây. Tỷ lệ khách hàng có sự chuyển đổi thói quen giao dịch cũng thấp so với những địa phương khác. Đó cũng được xem là trở ngại lớn của BIDV Gia Lai hiện nay.  Sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên địa bàn ghi các ngân hàng đối thủ liên tục

đưa ra những gói sản phẩm tín dụng ưu đãi nhằm thu hút một lượng khách đang giao dịch tại BIDV Gia Lai, giới thiệu sản phẩm dịch vụ đi kèm, thông qua đó xây dựng thành một kênh bán hàng mới.

 Do khoảng cách địa lý nên trong một số tình huống khách hàng không nhận được sự trợ giúp đúng lúc khi có sự cố xảy đến,làm giảm nhu cầu sử dụng ngân hàng điện tử đại đây.

 42 khách hàng phản ánh hệ thống BIDV Online khó sử dụng. Khách hàng mong muốn ngân hàng điện tử phải là đáp ứng được 3 tiêu chí quan trọng nhất:

THÔNG MINH-ĐƠN GIẢN-BẢO MẬT

Như vậy, kết hợp mô hình phân tích SWOT trên tổng thể BIDV và mô hình SWOT của riêng BIDV Gia Lai, tác giả sẽ có những căn cứ để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ NHĐT, quán triệt thực hiện mục tiêu chuyển dần tỷ lệ tín dụng có rủi ro cao qua việc đẩy mạnh doanh thu cung cấp dịch vụ phái sinh, tiếp tục giữ vững danh hiệu chi nhánh ngân hàng đầu ngành của hệ thống BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)