Khát quát hoạt động kinh doanh của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 36 - 43)

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV và BIDV chi nhánh GiaLa

2.2.1. Khát quát hoạt động kinh doanh của BIDV

Cơ cấu vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoàn tất xong việc cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2012 với vốn điều lệ là 23,000,000,000,000 đồng. Tính đến nay, BIDV đã nhiều lần thay đổi vốn điều lệ. Hiện tại, vốn điều lệ của BIDV là 34,187,153,340,000 đồng. Như vậy, so với thời điểm trước, vốn điều lệ của BIDV không ngừng tăng vọt, đặc biệt sau những lần sáp nhập gần đây.

Một số ghi nhận về thay đổi vốn điều lệ của BIDV trong thời gian qua được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Xét về cơ cấu vốn điều lệ, tính đến thời điểm năm 2017, hơn 95 vốn điều lệ thuộc về Ngân Hàng Nhà Nước (SBV). Như thế, so với top 3 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước cao nhất hiện nay.

Sự tăng trƣởng về tài sản của BIDV trong thời gian vừa qua

Ngoài vốn điều lệ, tổng tài sản của BIDV trong thời gian qua cũng tăng lên đáng kế. Số liệu từ BIDV đã ghi nhận sự tăng trưởng về tài sản diễn ra đều đặn qua từng quý. Đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của BIDV đã lên tới con số trên 1 triệu tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng 18,3 so với năm 2015.

BIDV VCB CTG 95.28% 77.11% 64.46% 4.72% 22.89% 35.54%

Hình 2: Cơ cấu vốn điều lệ của top 3 ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) Cổ đông khác

Nguồn:Tổng hợp dựa trên số liệu cập nhật của ngân hàng nhà nước năm 2017 Nguồn:Cafef.vn

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

- Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng…)

- Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)

- Dịch vụ tài trợ thương mại

- Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế)

- Dịch vụ tài khoản

- Dịch vụ thẻ ngân hàng

- Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Địa bàn kinh doanh

BIDV đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 Tỉnh/Thành phố trên cả nước. Tính đến 31/12/2015, mạng lưới của BIDV bao gồm 01 Trụ sở chính, 182 chi nhánh, 799 phòng giao dịch, 02 đơn vị trực thuộc gồm Trường Đào tạo Cán bộ BIDV và Trung tâm Công nghệ Thông tin, 02 Văn phòng Đại diện tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng; 06 văn phòng Đại diện tại nước ngoài tại Campuchia, Myanmar, Lào, Cộng Hòa Czech, Đài Loan, Liên Bang Nga; các công ty con và công ty liên kết, liên doanh trong nước và quốc tế.

Mạng lưới hoạt động phân bổ: 31 ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, 20 ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 12 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu long,

Hình 3: Tăng trƣởng về tài sản của BIDV từ 2011 đến 2016

11 ở khu vực Miền núi phía Bắc, 9 ở khu vực Bắc Trung Bộ, 7 ở khu vực Nam Trung Bộ, 6 ở khu vực Tây Nguyên và 3 ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

Mạng lưới rộng khắp giúp BIDV tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

Hệ thống công ty con và công ty liên kết tính đến thời điểm hiện tại

Theo dữ liệu cập nhật mới nhất của ngân hàng BIDV, tính đến thời điểm năm 2017, ngân hàng BIDV hiện tại đang sở hữu 6 công ty con tại Việt Nam và tại một số quốc gia trên thế giới với tỷ lệ sở hữu rất cao, từ 50 vốn sở hữu đến 100 vốn sở hữu. Đặc biệt, 2 trong số các công ty con của BIDV được ghi nhận là đang hoạt động rất hiệu quả và đạt được những thành công lớn trong thời gian qua là Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và Tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

Bảng 1: Danh sách các công ty con thuộc sở hữu của BIDV

Danh sách các công ty con Vốn điều lệ Vốn góp Tỷ lệ sở hữu

Tính đến 03.2017 tỷ đồng tỷ đồng (%)

Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài

chính BIDV (BLC) 447.8 447.8 100% Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và

Khai thác tài sản BIDV (BAMC) 30 30 100% Công ty TNHH quốc tế BIDV tại

Hồng Kông 1 triệu USD 100%

Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 902.19 795.03 88% Công ty Liên doanh bảo hiểm Lào

Việt (LVI) 3 triệu USD

1.61 triệu

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

1172.77 598.19 51%

Nguồn: Số liệu thống kê BIDV 2017

Ngoài 6 công ty con, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam còn liên kết với 7 công ty khác trong nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2: Danh sách các công ty liên kết với BIDV

Danh sách các công ty liên kết Vốn điều lệ Vốn góp Tỷ lệ sở hữu

Tính đến 03.2017 tỷ đồng tỷ đồng (%)

Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (LVB)

70 triệu USD

45.5 65%

Công ty Liên doanh Tháp BIDV 262 144.1 55% Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu

tư BIDV-Việt Nam Partners 32 16 50% Ngân hàng Liên doanh VID Public

Bank (VPB)

62.5 triệu USD

31.25 50% Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga

(VRB)

168.5 triệu

USD 84.25 50% Công ty LD Bảo hiểm BIDV Metlife 1000 350 35% CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam 1318.56 363 28%

Nguồn: Số liệu thống kê BIDV 2017

Nhìn toàn diện, hệ thống công ty con và công ty liên kết góp phần không nhỏ đến kết quả kinh doanh của BIDV và góp phần không nhỏ đến việc nâng cao vị thế và khẳng định thương hiệu ngân hàng quốc gia Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và thế giới.

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong những năm gần nhất

Năm 2016, theo báo cáo tài chính đã công bố, BIDV có lợi nhuận trước thuế đạt 7.734 tỷ đồng và sau thuế là 6.248 tỷ đồng.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV trong năm 2016 so với những năm vừa qua, chúng ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đều giảm hơn so với năm 2015 và những năm trước đó.

Về bản chất, lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro của BIDV trong năm 2016 lên tới 17 nghìn tỷ đồng, tăng 24.8 so với năm 2015. Tuy nhiên, do BIDV tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng 63 so với cùng kỳ dẫn đến sự suy giảm về lợi nhuận sau cùng. Điều này là do ngân hàng phải “gánh” nợ cho MHB sau thương vụ sáp nhập năm 2015.

Kết thúc năm 2016, tổng tài sản của BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18.3 . Cho vay khách hàng đạt 723 nghìn tỷ, tăng 20.9 . Tiền gửi của khách hàng đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 28.7 so với năm 2015. Các chỉ số này đều đứng đầu trong hệ thống ngân hàng.

Định vị giá trị thƣơng hiệu BIDV tại Việt Nam

Ngày 01/02/2017, Công ty Tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017. Theo đó, Việt Nam có 3 ngân hàng thương mại được lọt vào Top 500 thương

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV đăng tải trên cafef.vn

Nguồn: http://s.cafef.vn/hose/BID

Hình 5: Tổng tài sản của BIDV so với toàn ngành

hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017 là BIDV, VietinBank và Vietcombank.

BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, xếp thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN; đứng thứ 401 trong các Ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016.

Đồng thời BIDV đã vượt qua ngân hàng Vietcombank và ngân hàng Vietinbank trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam và top 30 Đông Nam Á.

Giá trị thương hiệu của BIDV được định ở mức 255 triệu USD, tăng 37 triệu USD tức 17 so với năm 2016.

Như vậy, tính đến thời điểm mới nhất năm 2017, BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ đánh giá các ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu quan trọng để qua đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về vị trí của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và nhận định vị thế của ngân hàng BIDV nói riêng theo số liệu cập nhật tính đến hết năm 2016.

Tổng tài sản

Tính đến thời điểm quý 4/2016, ngân hàng BIDV có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Ước tính tổng tài sản của BIDV tính đến ngày 31/12/2016 đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng.

Nguồn: http://s.cafef.vn/hose/BID

Hình 6: Dƣ nợ cho vay của BIDV so với toàn ngành

Vốn điều lệ

Mặc dù có mức tổng tài sản lớn nhất hiện nay nhưng tính theo mức vốn điều lệ, BIDV chỉ xếp vị trí thứ 3 với vốn điều lệ là 34,187 tỷ đồng. Vốn điều lệ lớn nhất thuộc về ngân hàng Công Thương với 37,234 tỷ đồng, theo sau là ngân hàng Ngoại Thương với 35,978 tỷ đồng.

Dƣ nợ cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)