Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 37 - 41)

3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP

3.1. Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)

3.1.1. Nghĩa của câu là gì

Nghĩa của câu là cái không thể thiếu đối với mỗi câu. Mỗi câu đều mang theo những ý nghĩa mà người nói hay người viết muốn biểu hiện. Nghĩa của câu thường sẽ được mọi người dễ dàng tự hiểu và cảm nhận được trong quá trình giao tiếp, khi nghe hoặc khi đọc theo thói quen, kinh nghiệm.

3.1.2. Các loại nghĩa của câu

Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc) và nghĩa tình thái. Hai thành phần nghĩa này hòa quyện, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rõ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe.

A- NGHĨA MIÊU TẢ

- Nghĩa miêu tả còn được gọi là nghĩa sự việc (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến ở trong câu, tức là trong câu đề cập đến sự việc gì thì nghĩa của câu sẽ tương đương với sự việc đó. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Lưu ý:

+ Sự việc là những sự kiện, hiện tượng, hoạt động xảy ra trong đời sống được nhận thức.

+ Một số sự việc tạo thành nghĩa miêu tả trong câu gồm: hành động, quan hệ, sự tồn tại, tư thế, quá trình, trạng thái – tính chất – đặc điểm.

-Một số câu biểu hiện nghĩa miêu tả bao gồm: câu biểu hiện hành động; câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm; câu biểu hiện quá trình; câu biểu hiện tư thế; câu biểu hiện sự tồn tại; câu biểu hiện quan hệ.

a) Câu biểu hiện hành động

Sử dụng các động từ diễn tả hành động (chạy, nhảy, ăn, uống…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Hắn vừa đi vừa chửi. (Chí Phèo – Nam Cao) Mẹ tôi đang nấu ăn ở nhà bếp.

b) Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

Sử dụng các tính từ, từ ngữ miêu tả (vui, buồn, lớn- nhỏ, cao – thấp, đẹp – xấu…)

Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Vịnh mùa thu Nguyễn Nguyến)

Cô ấy thật xinh đẹp.

c)Câu biểu hiện quá trình

Sử dụng từ ngữ biểu hiện quá trình (đưa, tiễn,…) với thành phần câu. Ví dụ: Gió đưa cành trúc la đà. (Ca dao)

Sử dụng các từ ngữ biểu hiện tư thế (ngồi, đứng, quỳ,…) với thành phần câu.

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Anh cảnh vệ đứng rất nghiêm trang.

e) Câu biểu hiện sự tồn tại

Sử dụng các động từ tồn tại (còn, mất, hết,…)

Ví dụ: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Thói đời- Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Động từ tồn tại: còn, hết

Sự vật tồn tại: tiền, bạc, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi

f) Câu biểu hiện quan hệ

Sử dụng từ biểu hiện quan hệ (là, của, như, để, do,…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

(Chị em Thúy Kiều – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Vì trời mưa to nên tôi đi học muộn.

B- NGHĨA TÌNH THÁI

-Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá,…) hoặc thể hiện tình cảm, thái độ của người nói với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch,...).

-Nghĩa tình thái có thể biểu hiện một cách rõ ràng bằng các từ ngữ hình thái (thành phần tình thái). Có trường hợp có thể tách từ ngữ tình thái thành một câu độc lập. Lúc đó câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa miêu tả.

-Ngay cả khi câu không có từ ngữ riêng thể hiện tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là trường hợp câu có nghĩa tình thái khách quan trung hòa.

a) Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

- Khẳng định tính chân thực của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: Sự thật là, quả là, đúng là, chắc chắn,…

Ví dụ: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(Trích Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh)

- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp

Các từ ngữ biểu hiện gồm: Chắc chắn là, hình như, có lẽ, có thể,… Ví dụ: Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

(Chí Phèo- Nam Cao)

- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phiên diện nào đó của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: đến, có đến, hơn, chỉ là, cũng là… Ví dụ: Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.

(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

- Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: giá mà, có lẽ, giá như… Ví dụ: Giá mà hôm nay trời đừng mưa thì tốt.

- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. Các từ ngữ biểu hiện gồm: không thể, phải, cần, nhất định… Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Các từ biểu hiện: mà, nhỉ, nhé, à, ơi… Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé.

( Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

- Thái độ bực tức, hách dịch.

Các từ biểu hiện: kệ mày, mặc xác mày… Ví dụ: Kệ mày, mày muốn đi đâu thì đi. - Thái độ kính cẩn.

Gồm các từ như à, bẩm, dạ, thưa…

Ví dụ: Bẩm cụ, có ông Lý đợi ngoài cửa ạ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)