NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 48 - 52)

4.1. Hành động ngôn từ

4.1.1. Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyênngôn ngôn

4.1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ:

Ví dụ: An cho Hiền mượn quyển sách, và lúc này Hiền có thể dùng: - Thái độ tươi cười, vui vẻ... để thể hiện sự cảm ơn của mình.

- Dùng lời nói: “Cảm ơn bạn nhiều nha”.

Qua ví dụ trên, lời nói “cảm ơn” được thể hiện bằng ngôn ngữ, được thực hiện ngay trong diễn ngôn, ta gọi là hành động ngôn ngữ, hành vi cảm ơn.

Từ đó suy ra:

- Hành động ngôn ngữ là hành động tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp.

- Hành động ngôn ngữ là hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ là hành động xã hội (đòi hỏi sự liên kết, tương tác). - Gồm 3 phạm trù chính: hành động tạo lời, hành động mượn lời (xuyên ngôn), hành động ở lời (ngôn trung).

4.1.1.2. Các hành động ngôn ngữ

Hành động ngôn trung (hành động ở lời): - Khái niệm:

o Là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói.

o Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây ra 1 phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nghe.Ví dụ: hỏi, mời, chào, chúc, ra lệnh, khẳng định,…

o Là “đơn vị tối thiểu của giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Searle), nằm trong những “cặp kế cận”.

o Đòi hỏi đích, niềm tin, kế hoạch và hành động. Ví dụ: “mẹ cấm con không được đi chơi khuya” hay là “ba khuyên con nên ăn uống đầy đủ”. Hành vi khuyên/ cấm được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngôn trên, chủ thể đã thực hiện được hành động khuyên/ cấm đối với người nghe và có tác động trực tiếp đến người nghe, buộc người nghe phải thực hiện.

o Là hành động nói được thực hiện bằng 1 lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung).

 Đích ngôn trung (đích ở lời): Đích của hành động ngôn trung được thỏa mãn khi đạt hiệu quả ở lời.

 Lực ngôn trung (lực ở lời):

Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành động ở lời của người phát ngôn.

Thể hiện qua sự hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời. Ví dụ: 1. Các em quay về đi.

2. Các em quay về đi nhé.

Cả 2 câu trên đều có đích ngôn trung cầu khiến (người nói yêu cầu người nghe thực hiện hành động đi về nhưng ở ví dụ 1 đích ngôn trung cầu khiến được thực hiện bằng lực ngôn trung mạnh, mang tính cầu khiến, yêu cầu áp đặt người nghe

(sp2) thực hiện. Còn ở ví dụ 2 đích ngôn trung cầu khiến được thực hiện bằng lực ngôn trung nhẹ hơn, mang tính cầu, khuyến khích người nghe thực hiện hành động nhưng theo ý muốn người nghe (sp2), không mang tính bắt buộc.

Hành động tạo ngôn:

- Khái niệm: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo ra 1 hình thức phát ngôn về nội dung và hình thức.

- Ví dụ: Để có phát ngôn “con đi học đây” thì ta phải tạo ra nó bằng cách phát âm ra (nói ra).

Hành động xuyên ngôn (hành động mượn lời):

- Khái niệm: Là hành vi mượn ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra 1 hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói.

Ví dụ: Khi nghe “các em lấy giấy ra làm kiểm tra” thì người nghe ở đây là các em học sinh sẽ có phản ứng lo lắng, hoang mang, 1 bên thì lấy giấy ra làm bài nhưng 1 bên thì sẽ hỏi nhau tại sao lại làm kiểm tra... như vậy câu này đã tác động, gây ra phản ứng của người nghe. Cô giáo nói câu “các em lấy giấy ra làm kiểm tra” đã thực hiện 1 hành động mượn lời.

- Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn.

- Có những hiệu quả mượn lời là đích của 1 hành vi ở lời và có những hiệu quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời. Ví dụ: khi nghe phát ngôn sai khiến: đóng cửa lại! Người nghe (sp2) có thể đứng dậy đi ra cửa và đóng nó lại, người nghe cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu... thì đóng cửa là hiệu quả mượn lời là đích của 1 hành vi ở lời, hiệu quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời là bực tức,

4.1.2. Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành

“Tôi hứa là sẽ không nói với bất cứ ai về vấn đề này.”

Theo như câu trên thì vấn đề này sẽ được giữ bí mật. Nói cách khác, ở đây, hành động tạo ngôn là tương đương với hành động ngôn trung. Khi người nói hứa thì không phải đơn thuần là thông báo về việc hứa ấy mà là thực hiện chính cái việc hứa ấy. Một câu như thế gọi là ngôn hành, và vị từ chỉ những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và làm cho nhân cho câu ngôn hành (như tuyên bố, hứa, khẳng định, cảm ơn,…) là vị từ ngôn hành.

Câu nói trên là một câu ngôn hành, điều đó giải thích tại sao không thể nói: “Anh ta thông báo là sẽ giữ bí mật nhưng thực ra anh ta không giữ bí mật.”

Trong khi đó, hoàn toàn có thể nói như thế đối với một câu trần thuật thông thường: “Anh ta nói là sẽ giữ bí mật nhưng mà anh ta đâu có giữ bí mật đâu.”

Lưu ý: Không phải vị từ nào chỉ những hành động được thực hiện bằng ngôn từ cũng là vị từ ngôn hành. Không thể nói rằng: “Tôi xin nịnh anh!”. Dù “nịnh” là một vị từ có thể thực hiện bằng ngôn từ thế nhưng nó không được dùng như là vị từ ngôn hành vì những nét nghĩa nội tại của từ này. Lí do bởi vì nịnh là một vị từ xấu nghĩa và không ai lại tự nói xấu về mình như thế.

Một vị từ ngôn hành sẽ mất đi tính chất ngôn hành nếu câu chứa nó không đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Chủ thể của nó phải là ngôi thứ nhất. 2. Thời gian của sự tình phải ở hiện tại.

Ví dụ: Cho 3 câu dưới đây: a. Tôi yêu em.

b. Anh ta yêu em. c. Ngày xưa tôi yêu em.

Như vậy đối chiếu với 2 điều kiện trên thì chỉ có câu a là ngôn hành, 2 câu còn lại chỉ là câu trần thuật bình thường. Điều này cho thấy vấn đề ngôn hành cần đặt ra ở bình diện câu hơn là bình diện từ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)