Hiện tượng đồng nghĩa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 29 - 34)

2. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG

2.2. Nghĩa của từ ngữ

2.2.7. Hiện tượng đồng nghĩa

- Khái niệm: Trong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác định một cách khác nhau. Sự bất đồng trước tiên trong khi giải quyết vấn đề từ đồng nghĩa là do kết cấu ngữ nghĩa đa dạng, phức tạp của từ gây nên.

Quan niệm 1

- Loạt đồng nghĩa bao gồm các từ có kết cấu ý nghĩa không giống nhau cho nên mức độ đồng nghĩa của các từ cũng khác nhau. Mức độ đồng nghĩa đó có thể tính toán cụ thể được.

Giả sử:

X(x1, x2, x3,... xn) Y(y1, y2, y3,... yn)

trong đồ x1, x2, x3, xn là các nghĩa của từ X, y1, y2, y3, yn là các nghĩa của từ Y. Mức độ đồng nghĩa có thể tính theo công thức:

V = m2C

1+m2

trong đó, V là đại lượng khả biến biểu hiện quan hệ giữa số những nghĩa trùng nhau và toàn bộ các nghĩa có thể có của hai từ, C là số các nghĩa trùng

nhau, m1 là số nghĩa của từ thứ nhất, m2 là số nghĩa của từ thứ hai. Đại lượng khả biến này sẽ có dạng: [0<V ≤1].

V càng hướng tới 1 thì mức độ đồng nghĩa càng tăng, V càng hướng tới 0 thì mức độ đồng nghĩa càng giảm. Khi V = 1 chúng ta có các từ đồng nghĩa hoàn toàn. Thí dụ: phi cơmáy bay là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn, bởi vì mỗi từ đều có một ý nghĩa và ý nghĩa đó trùng nhau, cho nên V bằng 1. Khi hai từ không có nghĩa nào trùng nhau thì V sẽ bằng 0 và hai từ không có quan hệ đồng nghĩa. Khi V di động từ 0,01 đến 0,99 chúng ta có các từ đồng nghĩa bộ phận. Từ đồng nghĩa bộ phận có thể là các trường hợp:

a) Một từ đơn nghĩa trùng với một ý nghĩa của từ đa nghĩa. Cặp cư xửăn ở

là như vậy. Từ ăn ở có hai nghĩa, một nghĩa trùng với nghĩa của từ cư xử, một nghĩa là “ở nói chung”.

b) Một nghĩa của từ đa nghĩa trùng với một nghĩa của từ đa nghĩa khác. Thí dụ:

trôngdựa cùng biểu thị ý nghĩa “nương vào” (Trăm điều hãy cứ trông

(dựa) vào một ta). Nhưng ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có nghĩa là “nhìn”, là “chăm sóc”, từ dựa còn có nghĩa “theo, căn cứ vào”. Những ý nghĩa này của hai từ không trùng nhau.

Như vậy, theo quan niệm thứ nhất, từ đồng nghĩa là những từ có tối thiểu một trong các biến thể từ vựng – ngữ nghĩa trùng nhau. Sự phân biệt nhau của các từ đồng nghĩa không phải ở những sắc thái nào đó mà ở dung lượng ý nghĩa rộng hẹp khác nhau, đúng hơn là sự tồn tại trong kết cấu ý nghĩa của mình số lượng ít hay nhiều những biến thể từ vựng – ngữ nghĩa trùng nhau. Quan niệm này dẫn đến kết cấu của từ điển đồng nghĩa như sau: tiêu để của loạt đồng nghĩa sẽ là tất cả các từ nằm trong loạt đó và khi giải thích, chú ý vạch ra biến thể từ vựng – ngữ nghĩa trùng nhau giữa các từ, đồng thời vạch ra những biến thể từ vựng – ngữ nghĩa không trùng nhau của chúng, coi đó là nét phân biệt chủ yếu giữa các từ.

một nghĩa, có từ nhiều nghĩa và không phải bao giờ toàn bộ các ý nghĩa của từ này cũng đồng nghĩa với toàn bộ các ý nghĩa của từ kia, cho nên khó có thế nói từ này đồng nghĩa với từ kia mà phải nói nghĩa vị nào của chúng đồng nghĩa với nhau.

Thí dụ: từ ăn trong tiếng Việt có kết cấu ý nghĩa khá phức tạp. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992), ăn có 13 nghĩa:

1. Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống. 2. Ăn uống nhân dịp gì.

3. Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động. 4. Nhận lấy để hưởng.

5. Phải nhận lấy, chịu lấy.

6. Giành về mình phần hơn, phần thắng.

7. Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân. 8. Gắn, đính chặt vào nhau, khớp với nhau.

9. Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hoà. 10. Làm tiêu hao huỷ hoại dần dần từng phần. 11. Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó.

12. Là một phần ở ngoài phụ vào, thuộc về. 13. Có thể đổi ngang giá.

Nhưng ăn chỉ đồng nghĩa với các từ xơi, mời, chén, hốc, thời,... ở nghĩa đầu tiên mà thôi. Như vậy, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều loạt đồng nghĩa khác nhau.

Từ ăn ở ít ra có thể tham gia 2 loạt: - cư xử, đối xử, đối đãi, ăn ở; - ở, ăn ở.

Từ trông ít ra tham gia ba loạt: - trông, nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc; - trông, trông coi, chăm sóc;

- trông, cậy, tựa, dựa, nương.

Theo quan niệm này, khi biên soạn từ điển đồng nghĩa, người ta thường lấy nội dung chung giữa các từ làm tiêu đề cho loạt đồng nghĩa, sự phân biệt giữa các từ thể hiện ở chỗ trong khi cùng biểu thị nội dung ấy, chúng có sắc thái gì khác nhau không, sự phân bố sử dụng và giá trị tu từ biểu cảm của chúng ra sao.

Sau khi đã xác định cái được so sánh trong loạt đồng nghĩa là các nghĩa vị chứ không phải các từ vị, chúng ta lại đụng phải một vấn đề còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Đó là: hai nghĩa vị như thế nào được xem là đồng nghĩa với nhau. Khái niệm đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị giống nhau hoàn toàn hay có thể bao gồm cả những nghĩa vị gần nhau. Nếu chấp nhận đồng nghĩa bao gồm cả những nghĩa vị gần nhau thì nội dung của cái gần nhau là gì và nội dung của cái gọi là sắc thái ý nghĩa là như thế nào.

Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan. Sự thống nhất trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là chức năng gọi tên: hai từ cùng gọi tên một sự vật nhưng tương quan với sự vật đó với những khái niệm khác nhau và chính vì vậy mà qua cách gọi tên bộc lộ ra nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó. Quan niệm này có từ rất lâu, gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng đồng nghĩa trong lĩnh vực danh từ. Tiêu chuẩn này dễ dàng áp dụng cho trường hợp các từ cùng biểu thị một đối tượng cụ thể trong thực tế mà chúng ta có thể tri giác được. Chẳng hạn, để chỉ người đàn bà sinh ra mình, có các từ mẹ, đẻ, u, , bẩm. Nhưng chúng ta sẽ lúng túng khi gặp những trường hợp các từ biểu thị những khái niệm không cụ thể, không tri giác được, chẳng hạn các loạt từ nhự: nhanh, mau, chóng, sợ, hãi, sợsệt,

sợ hãi, hãi hàng, khiếp,... Mặt khác, tiêu chuẩn này không phân biệt hai diện ngôn ngữ và lời nói. Nghiên cứu ngữ nghĩa ở diện ngôn ngữ và diện lời nói khác nhau rất rõ ràng. Khi phân tích kết cấu ngữ nghĩa của từ với tư cách là yếu tố của hệ thống ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn ở mối quan hệ của các ý nghĩa, tức là mối quan hệ của cái biểu hiện với khái niệm. Những mối quan hệ đó thường xuyên đối với đơn vị

hoá, ở lời nói thì bình diện đầu tiên lại là mối quan hệ của các tín hiệu (cái biểu hiện và cái được biểu hiện) với đối tượng. Những mối quan hệ này là không thường xuyên, bởi vì khi biểu thị các tư tưởng trong lời nói, cùng một đối tượng có thể được dẫn đến những khái niệm khác nhau, và do đó, nhận được các tên gọi khác nhau. Nhìn vào tiếng Việt, chúng ta cũng thấy hiện tượng đồng nhất về chức năng gọi tên khá phổ biến và tiêu biểu trong hoạt động lời nói. Chẳng hạn, biểu thị cái chết có nhiều cách. Ngoài các từ như chết, tử, toi, ngoẻo,... ta còn thấy :

- Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương - Thì đà trâm gẫy bình rơi mất rồi

- Xa nhà, mê chơi, quên quê hương

Tu từ học sẽ nghiên cứu tất cả các phương tiện diễn đạt đồng nghĩa, còn từ vựng học sẽ chỉ chú ý đến hiện tượng đồng nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ mà thôi.

Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, tác giả tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị những sắc thái khác nhau của một khái niệm. Những người phản đối tiêu chuẩn tính đồng nhất vẻ khái niệm thường viện cớ rằng khái niệm có thể có dung lượng rộng, có thể có dung lượng hẹp. Nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng rộng thì loạt đồng nghĩa sẽ bao gồm các từ rất xa nhau về nội dung. Ngược lại, nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng hẹp thì những từ rất gần nhau về nghĩa cũng bị loại ra khỏi loạt đồng nghĩa. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào khái niệm “phương tiện giao thông”, chúng ta có thể tập hợp các đơn vị ô tô, xe đạp, tàu hoả, máy bay,... trong loạt đồng nghĩa. Nếu căn cứ vào khái niệm “chuyển đi”, chúng ta có các đơn vị:

mang, vác, cõng, địu, bưng, xách, cắp, ôm, , bồng, gánh, quẩy, khiêng, khuân,

đeo, đèo, gùi,...

Thực ra, đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ khác nhau. Về mặt nào đó, những loạt từ ngữ đã nêu ở trên cũng có quan hệ đồng nghĩa bởi vì giữa

chúng tồn tại những nghĩa tố chung. Sở dĩ chúng ta chưa coi đó là những đơn vị đồng nghĩa thực sự bởi vì giữa chúng còn có nhiều nét nghĩa cơ bản khác nhau. Nếu chia nhỏ các loạt ấy ra, chúng ta sẽ có một số loạt, số lượng ít hơn, nhưng có nhiều nét nghĩa trùng nhau hơn. Cứ như vậy, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ có được những đơn vị hoàn toàn trùng nhau về những nét nghĩa cơ bản, chỉ khác nhau ở sắc thái ý nghĩa nào đó mà thôi. Đó chính là những đơn vị đồng nghĩa thực sự.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)