Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 37)

3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP

3.1. Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)

3.1.1. Nghĩa của câu là gì

Nghĩa của câu là cái không thể thiếu đối với mỗi câu. Mỗi câu đều mang theo những ý nghĩa mà người nói hay người viết muốn biểu hiện. Nghĩa của câu thường sẽ được mọi người dễ dàng tự hiểu và cảm nhận được trong quá trình giao tiếp, khi nghe hoặc khi đọc theo thói quen, kinh nghiệm.

3.1.2. Các loại nghĩa của câu

Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc) và nghĩa tình thái. Hai thành phần nghĩa này hòa quyện, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rõ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe.

A- NGHĨA MIÊU TẢ

- Nghĩa miêu tả còn được gọi là nghĩa sự việc (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến ở trong câu, tức là trong câu đề cập đến sự việc gì thì nghĩa của câu sẽ tương đương với sự việc đó. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Lưu ý:

+ Sự việc là những sự kiện, hiện tượng, hoạt động xảy ra trong đời sống được nhận thức.

+ Một số sự việc tạo thành nghĩa miêu tả trong câu gồm: hành động, quan hệ, sự tồn tại, tư thế, quá trình, trạng thái – tính chất – đặc điểm.

-Một số câu biểu hiện nghĩa miêu tả bao gồm: câu biểu hiện hành động; câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm; câu biểu hiện quá trình; câu biểu hiện tư thế; câu biểu hiện sự tồn tại; câu biểu hiện quan hệ.

a) Câu biểu hiện hành động

Sử dụng các động từ diễn tả hành động (chạy, nhảy, ăn, uống…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Hắn vừa đi vừa chửi. (Chí Phèo – Nam Cao) Mẹ tôi đang nấu ăn ở nhà bếp.

b) Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

Sử dụng các tính từ, từ ngữ miêu tả (vui, buồn, lớn- nhỏ, cao – thấp, đẹp – xấu…)

Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Vịnh mùa thu Nguyễn Nguyến)

Cô ấy thật xinh đẹp.

c)Câu biểu hiện quá trình

Sử dụng từ ngữ biểu hiện quá trình (đưa, tiễn,…) với thành phần câu. Ví dụ: Gió đưa cành trúc la đà. (Ca dao)

Sử dụng các từ ngữ biểu hiện tư thế (ngồi, đứng, quỳ,…) với thành phần câu.

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Anh cảnh vệ đứng rất nghiêm trang.

e) Câu biểu hiện sự tồn tại

Sử dụng các động từ tồn tại (còn, mất, hết,…)

Ví dụ: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Thói đời- Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Động từ tồn tại: còn, hết

Sự vật tồn tại: tiền, bạc, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi

f) Câu biểu hiện quan hệ

Sử dụng từ biểu hiện quan hệ (là, của, như, để, do,…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

(Chị em Thúy Kiều – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Vì trời mưa to nên tôi đi học muộn.

B- NGHĨA TÌNH THÁI

-Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá,…) hoặc thể hiện tình cảm, thái độ của người nói với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch,...).

-Nghĩa tình thái có thể biểu hiện một cách rõ ràng bằng các từ ngữ hình thái (thành phần tình thái). Có trường hợp có thể tách từ ngữ tình thái thành một câu độc lập. Lúc đó câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa miêu tả.

-Ngay cả khi câu không có từ ngữ riêng thể hiện tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là trường hợp câu có nghĩa tình thái khách quan trung hòa.

a) Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

- Khẳng định tính chân thực của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: Sự thật là, quả là, đúng là, chắc chắn,…

Ví dụ: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(Trích Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh)

- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp

Các từ ngữ biểu hiện gồm: Chắc chắn là, hình như, có lẽ, có thể,… Ví dụ: Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

(Chí Phèo- Nam Cao)

- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phiên diện nào đó của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: đến, có đến, hơn, chỉ là, cũng là… Ví dụ: Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.

(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

- Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: giá mà, có lẽ, giá như… Ví dụ: Giá mà hôm nay trời đừng mưa thì tốt.

- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. Các từ ngữ biểu hiện gồm: không thể, phải, cần, nhất định… Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Các từ biểu hiện: mà, nhỉ, nhé, à, ơi… Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé.

( Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

- Thái độ bực tức, hách dịch.

Các từ biểu hiện: kệ mày, mặc xác mày… Ví dụ: Kệ mày, mày muốn đi đâu thì đi. - Thái độ kính cẩn.

Gồm các từ như à, bẩm, dạ, thưa…

Ví dụ: Bẩm cụ, có ông Lý đợi ngoài cửa ạ.

3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu

Quan hệ ngữ nghĩa là một thuật ngữ chỉ một khái niệm trong ngôn ngữ học. Quan hệ ngữ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm, khái niệm ở đây có thể là một từ hoặc một cụm danh từ. Việc xác định quan hệ ngữ nghĩa luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học. Có quan hệ ngữ nghĩa giữa từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Ở phần này, người viết chỉ nói về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.

3.2.1. Khái niệm về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu

Có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã cố gắng định nghĩa về quan hệ ngữ nghĩa, do đó, nó có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng ta có thể hiểu đơn giản rằng, quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu chính là quan hệ về mặt nghĩa của hai câu đứng liền cạnh nhau.

3.2.2. Các loại quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu 3.2.2.1. Paraphrase (Khúc giải)

Hai câu được đặt cạnh nhau và có gần nghĩa với nhau thì được gọi là paraphrases (khúc giải) của nhau. Ở cấp độ câu thì khúc giải giống như khái niệm

đồng nghĩa ở cấp độ từ vựng vậy. Giống như khái niệm đồng nghĩa, giữa 2 câu trong quan hệ khúc giải thường sẽ có những khác biệt nhất định. Những câu ấy có nghĩa gần giống nhau (không cần thiết phải đồng nghĩa hoàn toàn). Ta có thể nói, những câu ấy có cùng 1 điều kiện đúng, chúng sẽ cùng nhau đúng dưới cùng 1 hoàn cảnh, tức là một câu sẽ không thể đúng nếu như câu còn lại không đúng.

Ví dụ: Con chó đuổi theo con mèo. Con mèo bị con chó đuổi. Bạn Liên mở cửa ra. Cánh cửa được bạn Liên mở ra.

3.2.2.2. Entailment (dẫn ý)

Nếu nghĩa sự thật của một câu ngụ ý rằng nghĩa của câu còn lại là đúng thì mối quan hệ giữa chúng là dẫn ý. Nếu khúc giải là mối quan hệ giữa hai câu dẫn ý của nhau, là mối quan hệ hai chiều thì quan hệ dẫn ý chỉ là quan hệ một chiều, tức là nếu câu 1 đúng thì câu 2 đúng, nhưng không có nghĩa là câu 2 đúng thì câu 1 đúng.

Ngoài ra, nhiều ví dụ của mối quan hệ dẫn ý được dựa trên mối quan hệ thượng hạ vị của từ vựng.

Ví dụ: Người đàn ông đã giết con mèo. Con mèo đã chết. Bạn Liên thích hoa. Bạn Liên thích hoa hồng.

3.2.2.3. Contradiction (mâu thuẫn)

Cũng có những cặp câu mà ý nghĩa của chúng đối nghịch nhau. Trong trường hợp này, nếu 1 trong 2 câu đó là đúng thì tức là câu còn lại sai. Mối quan hệ giữa những câu như trên được gọi là mâu thuẫn.

Trong nhiều trường hợp, sự đối lập về nghĩa trong mối quan hệ mâu thuẫn giữa các câu được tạo lập dựa trên mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ vựng.

3.3 Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai nghĩa thông dụng

3.3.1. Các khái niệm

Vai nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa của ngữ danh từ đối với vị từ (VT) trong câu, là cách thức mà thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu diễn đạt.

Tham tố thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu diễn đạt. (Tham tố chính là các vai nghĩa tham gia vào cái “màn kịch nhỏ” do vị từ làm trung tâm.)

Tham tố có thể bắt buộc xuất hiện hay không bắt buộc xuất hiện để cái sự tình được biểu hiện trong câu có thể được thực hiện.

Những tham tố đáp ứng vế thứ nhất (bắt buộc xuất hiện) là diễn tố. (Những ngữ đoạn bắt buộc phải xuất hiện do ý nghĩa của vị từ quy định gọi là diễn tố).

Số lượng các diễn tố của một vị từ là diễn trị.

Những tham tố thỏa mãn vế thứ hai (không bắt buộc) là chu tố hay phi diễn tố.

Về chức năng ngữ nghĩa, theo S. Dik, chu tố là những tham tố không tham gia vào việc định nghĩa sự tình mà chỉ “cho thêm những thông tin bổ sung cho sự tình như là một chinh thế bằng cách cụ thể hóa thời gian, vị trí xảy ra sự tình, (hoặc) đưa ra lí do hay nguyên nhân tạo ra sự tình đó và cung cấp thêm những thông tin bổ sung khác” [137, tr.25].

3.3.2. Những vai nghĩa thông dụng a. Người hành động a. Người hành động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và chỉ tác động đến bản thân. VD: Anh ta đi đến trường.

Chị ấy nhìn 1 bông hoa.

b. Người tác động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và tác động vào một đối tượng nhất định.

VD: Tôi lau nhà.

c. Lực tác động (phân biệt với người tác động)

Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động đến một đối tượng. VD: Bão phá sập ngôi nhà.

Sóng thần nhấn chìm cả thành phố.

d. Người thể nghiệm(phân biệt với người hành động)

Khi câu diễn đạt cảm xúc, trạng thái tinh thần của con người thì chủ thể của nó đóng vai người thể nghiệm. Hành động của người thể nghiệm không có chủ ý.

e. Kích thích

Là vai nghĩa thể hiện tác nhân gây ra phản ứng tâm lý ở người thể nghiệm.

VD: Cô ấy sợ gián.

Anh ấy sợ sấm chớp.

f. Người/vật bị tác động

Thể hiện đối tượng của sự tác động. VD: Em lau bàn.

g. Người/vật bị di chuyển

Thể hiện đối tượng của sự tác động nhưng không bị biến đổi sau khi bị tác động.

VD: Đứa bé ném quả banh.

h. Vật tạo tác

Là vật được làm ra, chưa hiện hữu trước. VD: Anh ấy xây nhà.

i. Người/vật mang trạng thái

Chỉ người/ vật mang một trạng thái hay một tính chất vật chất. Nếu trạng thái là tinh thần thì sẽ thành người thể nghiệm.

VD: Bé mọc răng.

j. Người nhận 2

Khi vị từ có ý nghĩa “cho”, “gửi” thì đối tượng của nó đóng vai người nhận.

VD: Em tặng mẹ một bó hoa.

Chỉ đối tượng hưởng lợi, với những vị từ có chủ ý. VD: Ông sửa xe cho tôi.

l. Địa điểm

Chỉ vị trí xảy ra sự tình. VD: Con chó nằm trong nhà.

m. Hướng

Biểu thị chiều của sự tình, chỉ đi với những vị từ động. VD: Tôi đi TPHCM.

n. Đích

Điểm tột cùng của sự di chuyển, cũng như hướng, chỉ có thể có trong những sự tình động.

VD: Tôi đi đến TP.HCM.

o. Nguồn

Điểm xuất phát của sự tình. VD: Mẹ mua con cá này ở chợ

p. Người/vật sở hữu

VD: Em mượn tập của An.

q. Lối đi

Chỉ con đường của sự di chuyển, có thể được biểu hiện bằng một vật nằm trên con đường ấy.

VD: Tôi đi qua cầu.

s. Thời gian

Chỉ thời điểm, thời lượng, sự lặp lại, quan hệ thời gian của sự tình. VD: Chúng tôi họp vào 8 giờ tối.

t. Khoảng cách

Không chỉ là khoảng cách không gian mà cả những khoảng cách được diễn đạt theo phép ẩn dụ như một khoảng cách không gian 3.

VD1: Em đi bộ từ nhà đến trường.

VD2: Quan hệ giữa hai người đã chuyển từ tình bạn sang tình yêu.

u. Công cụ

Chỉ công cụ của hành động do vị từ biểu thị. VD: Ăn bằng muỗng

v. Người/vật liên đới

Khi một ngữ danh từ chỉ người/ vật đi kèm trong một sự tình do vị từ biểu đạt.

VD: Em đi ăn sáng với bạn.

w. Nguyên nhân

Chỉ nguyên nhân của sự tình, không có vai “người tác động” trong câu. VD: Cục gạch rơi làm anh bị thương.

Nếu “Cục gạch ném làm anh bị thương”, “ném” đã có người tác động.

x. Mục đích

Chỉ mục đích của sự tình.

VD: Em che dù để không bị ướt.

Xuất hiện trong loại câu cho biết sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của một thực thể.

VD: Trong phòng có một con mèo.

*** Chú ý: Các vai nghĩa trên đây không phải bao giờ cũng tách biệt. VD: Mẹ gói bánh bằng một sợi dây. Sợi dây vừa là “công cụ” vừa là “vật di chuyển”.

4. NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP4.1. Hành động ngôn từ 4.1. Hành động ngôn từ

4.1.1. Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyênngôn ngôn

4.1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ:

Ví dụ: An cho Hiền mượn quyển sách, và lúc này Hiền có thể dùng: - Thái độ tươi cười, vui vẻ... để thể hiện sự cảm ơn của mình.

- Dùng lời nói: “Cảm ơn bạn nhiều nha”.

Qua ví dụ trên, lời nói “cảm ơn” được thể hiện bằng ngôn ngữ, được thực hiện ngay trong diễn ngôn, ta gọi là hành động ngôn ngữ, hành vi cảm ơn.

Từ đó suy ra:

- Hành động ngôn ngữ là hành động tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp.

- Hành động ngôn ngữ là hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ là hành động xã hội (đòi hỏi sự liên kết, tương tác). - Gồm 3 phạm trù chính: hành động tạo lời, hành động mượn lời (xuyên ngôn), hành động ở lời (ngôn trung).

4.1.1.2. Các hành động ngôn ngữ

Hành động ngôn trung (hành động ở lời): - Khái niệm:

o Là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói.

o Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây ra 1 phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nghe.Ví dụ: hỏi, mời, chào, chúc, ra lệnh, khẳng định,…

o Là “đơn vị tối thiểu của giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Searle), nằm trong những “cặp kế cận”.

o Đòi hỏi đích, niềm tin, kế hoạch và hành động. Ví dụ: “mẹ cấm con không được đi chơi khuya” hay là “ba khuyên con nên ăn uống đầy đủ”. Hành vi khuyên/ cấm được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngôn trên, chủ thể đã thực hiện được hành động khuyên/ cấm đối với người nghe và có tác động trực tiếp đến người nghe, buộc người nghe phải thực hiện.

o Là hành động nói được thực hiện bằng 1 lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung).

 Đích ngôn trung (đích ở lời): Đích của hành động ngôn trung được thỏa mãn khi đạt hiệu quả ở lời.

 Lực ngôn trung (lực ở lời):

Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành động ở lời của người phát ngôn.

Thể hiện qua sự hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời. Ví dụ: 1. Các em quay về đi.

2. Các em quay về đi nhé.

Cả 2 câu trên đều có đích ngôn trung cầu khiến (người nói yêu cầu người nghe thực hiện hành động đi về nhưng ở ví dụ 1 đích ngôn trung cầu khiến được thực

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)