Tiền giả định

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 56 - 58)

4.1.3 .Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp

4.2 Nghĩa hàm ẩn Tiền giả định và hàm ngôn

4.2.2. Tiền giả định

- Khái niệm: Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra một phát ngôn. Tiền giả định đúng thì câu nói mới có ý nghĩa chuẩn xác; tiền giả định sai thì câu nói không chuẩn xác, không có nghĩa (chứ không phải không đúng).

Ví dụ:

(1) A nói với B: “B, chúng ta ăn trước đi, chắc C không đến đâu”. Các tiền giả định:

+ B biết C là ai.

+ Theo dự kiến, C đáng lẽ phải đến rồi. + A và B đang đợi C đến để cùng ăn cơm.

(2)“Anh trai của Nga tên là gì?” Các tiền giả định:

+ Có một người tên Nga + Nga có anh trai

- Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định.

+ Tiền giả định được đưa vào phát ngôn nhờ những phương tiện và cơ chế ngôn ngữ nhất định.

+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao, không bị biến đổi theo ngữ cảnh.

+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao trước một số phép biến đổi: khẳng định, phủ định, trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh (những biến đổi hình thái). Nhưng tính chất này có giới hạn với điều kiện giữ nguyên nội dung mệnh đề của phát ngôn. Do đó, nội dung mệnh đề phải đồng nhất.

+ Thông tin tiền giả định không được diễn hiển ngôn. Nhưng tất cả mọi người đều có thể rút ra một cách như nhau.

+ Thông tin tiền giả định là cái phải được chấp nhận trước là đúng để cho phát ngôn có thể được sử dụng một cách bình thường.

- Một số tiền giả định:

+ Tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ.

Ví dụ: “Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã là 12 giờ khuya.” Phát ngôn này có các tiền giả định sau đây:

(1) Có một cuộc vũ hội.

(2) Vũ hội tổ chức vào ban đêm.

(3) Vào ban đêm không nên thức quá khuya vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của người khác.

(4) Ở Việt Nam, 12 giờ đêm là đã quá khuya rồi. Nghĩa (1), (2) là tiền giả định ngôn ngữ.

Nghĩa (3), (4) là tiền giả định bách khoa.

Tiền giả định bách khoa: Bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.

Ví dụ: Bình thường ta hoàn toàn có thể nói mục sư ấy đang còn độc thân, trong khi không thể chấp nhận linh mục ấy đang còn độc thân vì hiểu biết ngoài ngôn ngữ mách cho ta tu sĩ Tin lành được phép lấy vợ, mà tu sĩ Thiên chúa giáo lại không.

Tiền giả định ngôn ngữ: Những tiền giả định được diễn đạt bằng các tổ chức hình thức của phát ngôn. Gồm 2 nhóm:

a. Tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học.

- Tiền giả định ngữ dụng: Những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho một phát ngôn nào đó.

- Tiền giả định nghĩa học: Tiền giả định có quan hệ với tổ chức hình thức ngôn ngữ diễn đạt nội dung miêu tả tường minh của phát ngôn. Gồm:

+ Tiền giả định tồn tại. + Tiền giả định đề tài. + Tiền giả định điểm nhấn.

- Tiền giả định từ vựng: Những ý nghĩa, chức năng của từ quy định điều kiện sử dụng từ được hiện thực hóa, trở thành tiền giả định từ vựng của phát ngôn.

Ví dụ:

(1) Tàu dừng ở ga Hưng Yên 15 phút rồi chạy tiếp.

Tiền giả định từ vựng: Tàu di chuyển từ nơi này đến nơi khác trên một tuyến đường nhất định.

(2) Nó cai thuốc lá rồi.

Tiền giả định: Trước đây nó có hút thuốc, gắn với vị từ “cai”.

+ Tiền giả định từ thực: Những tiền giả định do ý nghĩa của từ thực tạo nên.

Tiền giả định hạn chế lựa chọn: Tương ứng với các nét nghĩa đặc hữu trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của từ (nhắm nói về mắt, ngửi nói về mũi,…).

Tiền giả định khái quát: Tương ứng với các nét nghĩa khái quát, nghĩa phạm trù trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ (chạy, bò, lăn,... có chung nét nghĩa khái quát là vận động dời chỗ).

+ Tiền giả định từ hư: Những tiền giả định do sự xuất hiện của những từ hư trong phát ngôn mà có.

Ví dụ: Cô ấy cũng xinh.

Hư từ “cũng” xuất hiện trong phát ngôn có hàm ý nếu so với tiêu chuẩn đẹp thì nếu miễn cưỡng thì cũng có thể xếp vào dạng xinh đẹp.

- Tiền giả định cú pháp: Những tiền giả định do tổ chức của phát ngôn diễn đạt (trừ ý nghĩa tường minh) và không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ.

Ví dụ: Anh ta đi lấy thuốc cho vợ.

Tiền giả định cú pháp của phát ngôn này là: Anh ta đã có vợ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)