3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP
3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu
Quan hệ ngữ nghĩa là một thuật ngữ chỉ một khái niệm trong ngôn ngữ học. Quan hệ ngữ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm, khái niệm ở đây có thể là một từ hoặc một cụm danh từ. Việc xác định quan hệ ngữ nghĩa luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học. Có quan hệ ngữ nghĩa giữa từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Ở phần này, người viết chỉ nói về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.
3.2.1. Khái niệm về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu
Có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã cố gắng định nghĩa về quan hệ ngữ nghĩa, do đó, nó có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng ta có thể hiểu đơn giản rằng, quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu chính là quan hệ về mặt nghĩa của hai câu đứng liền cạnh nhau.
3.2.2. Các loại quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu 3.2.2.1. Paraphrase (Khúc giải)
Hai câu được đặt cạnh nhau và có gần nghĩa với nhau thì được gọi là paraphrases (khúc giải) của nhau. Ở cấp độ câu thì khúc giải giống như khái niệm
đồng nghĩa ở cấp độ từ vựng vậy. Giống như khái niệm đồng nghĩa, giữa 2 câu trong quan hệ khúc giải thường sẽ có những khác biệt nhất định. Những câu ấy có nghĩa gần giống nhau (không cần thiết phải đồng nghĩa hoàn toàn). Ta có thể nói, những câu ấy có cùng 1 điều kiện đúng, chúng sẽ cùng nhau đúng dưới cùng 1 hoàn cảnh, tức là một câu sẽ không thể đúng nếu như câu còn lại không đúng.
Ví dụ: Con chó đuổi theo con mèo. Con mèo bị con chó đuổi. Bạn Liên mở cửa ra. Cánh cửa được bạn Liên mở ra.
3.2.2.2. Entailment (dẫn ý)
Nếu nghĩa sự thật của một câu ngụ ý rằng nghĩa của câu còn lại là đúng thì mối quan hệ giữa chúng là dẫn ý. Nếu khúc giải là mối quan hệ giữa hai câu dẫn ý của nhau, là mối quan hệ hai chiều thì quan hệ dẫn ý chỉ là quan hệ một chiều, tức là nếu câu 1 đúng thì câu 2 đúng, nhưng không có nghĩa là câu 2 đúng thì câu 1 đúng.
Ngoài ra, nhiều ví dụ của mối quan hệ dẫn ý được dựa trên mối quan hệ thượng hạ vị của từ vựng.
Ví dụ: Người đàn ông đã giết con mèo. Con mèo đã chết. Bạn Liên thích hoa. Bạn Liên thích hoa hồng.
3.2.2.3. Contradiction (mâu thuẫn)
Cũng có những cặp câu mà ý nghĩa của chúng đối nghịch nhau. Trong trường hợp này, nếu 1 trong 2 câu đó là đúng thì tức là câu còn lại sai. Mối quan hệ giữa những câu như trên được gọi là mâu thuẫn.
Trong nhiều trường hợp, sự đối lập về nghĩa trong mối quan hệ mâu thuẫn giữa các câu được tạo lập dựa trên mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ vựng.
3.3 Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai nghĩa thông dụng