Những vai nghĩa thông dụng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 44 - 48)

3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP

3.3.2. Những vai nghĩa thông dụng

a. Người hành động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và chỉ tác động đến bản thân. VD: Anh ta đi đến trường.

Chị ấy nhìn 1 bông hoa.

b. Người tác động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và tác động vào một đối tượng nhất định.

VD: Tôi lau nhà.

c. Lực tác động (phân biệt với người tác động)

Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động đến một đối tượng. VD: Bão phá sập ngôi nhà.

Sóng thần nhấn chìm cả thành phố.

d. Người thể nghiệm(phân biệt với người hành động)

Khi câu diễn đạt cảm xúc, trạng thái tinh thần của con người thì chủ thể của nó đóng vai người thể nghiệm. Hành động của người thể nghiệm không có chủ ý.

e. Kích thích

Là vai nghĩa thể hiện tác nhân gây ra phản ứng tâm lý ở người thể nghiệm.

VD: Cô ấy sợ gián.

Anh ấy sợ sấm chớp.

f. Người/vật bị tác động

Thể hiện đối tượng của sự tác động. VD: Em lau bàn.

g. Người/vật bị di chuyển

Thể hiện đối tượng của sự tác động nhưng không bị biến đổi sau khi bị tác động.

VD: Đứa bé ném quả banh.

h. Vật tạo tác

Là vật được làm ra, chưa hiện hữu trước. VD: Anh ấy xây nhà.

i. Người/vật mang trạng thái

Chỉ người/ vật mang một trạng thái hay một tính chất vật chất. Nếu trạng thái là tinh thần thì sẽ thành người thể nghiệm.

VD: Bé mọc răng.

j. Người nhận 2

Khi vị từ có ý nghĩa “cho”, “gửi” thì đối tượng của nó đóng vai người nhận.

VD: Em tặng mẹ một bó hoa.

Chỉ đối tượng hưởng lợi, với những vị từ có chủ ý. VD: Ông sửa xe cho tôi.

l. Địa điểm

Chỉ vị trí xảy ra sự tình. VD: Con chó nằm trong nhà.

m. Hướng

Biểu thị chiều của sự tình, chỉ đi với những vị từ động. VD: Tôi đi TPHCM.

n. Đích

Điểm tột cùng của sự di chuyển, cũng như hướng, chỉ có thể có trong những sự tình động.

VD: Tôi đi đến TP.HCM.

o. Nguồn

Điểm xuất phát của sự tình. VD: Mẹ mua con cá này ở chợ

p. Người/vật sở hữu

VD: Em mượn tập của An.

q. Lối đi

Chỉ con đường của sự di chuyển, có thể được biểu hiện bằng một vật nằm trên con đường ấy.

VD: Tôi đi qua cầu.

s. Thời gian

Chỉ thời điểm, thời lượng, sự lặp lại, quan hệ thời gian của sự tình. VD: Chúng tôi họp vào 8 giờ tối.

t. Khoảng cách

Không chỉ là khoảng cách không gian mà cả những khoảng cách được diễn đạt theo phép ẩn dụ như một khoảng cách không gian 3.

VD1: Em đi bộ từ nhà đến trường.

VD2: Quan hệ giữa hai người đã chuyển từ tình bạn sang tình yêu.

u. Công cụ

Chỉ công cụ của hành động do vị từ biểu thị. VD: Ăn bằng muỗng

v. Người/vật liên đới

Khi một ngữ danh từ chỉ người/ vật đi kèm trong một sự tình do vị từ biểu đạt.

VD: Em đi ăn sáng với bạn.

w. Nguyên nhân

Chỉ nguyên nhân của sự tình, không có vai “người tác động” trong câu. VD: Cục gạch rơi làm anh bị thương.

Nếu “Cục gạch ném làm anh bị thương”, “ném” đã có người tác động.

x. Mục đích

Chỉ mục đích của sự tình.

VD: Em che dù để không bị ướt.

Xuất hiện trong loại câu cho biết sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của một thực thể.

VD: Trong phòng có một con mèo.

*** Chú ý: Các vai nghĩa trên đây không phải bao giờ cũng tách biệt. VD: Mẹ gói bánh bằng một sợi dây. Sợi dây vừa là “công cụ” vừa là “vật di chuyển”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài NGỮ NGHĨA học (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)