Đánh giá chung về sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của các giống bạch đàn lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 76 - 87)

- Thành phần hoá học và một số chỉ tiêu chất lượng của bột giấy:

3) Lượng sinh trưởng

3.4. Đánh giá chung về sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của các giống bạch đàn lai.

- Dòng lai UE24 cho hiệu suất bột giấy cao nhất và bột có trị số kappa thấp nhất trong các dòng bạch đàn lai khảo nghiệm.

- Dòng lai UC2 có hiệu suất bột giấy thấp nhất (39,4) và trị số kappa cao nhất (21,0).

- Hiệu suất bột giấy từ gỗ bạch đàn lai như: dòng UE24, dòng UC81, dòng CU91, dòng UE31 đều cao hơn so với hiệu suất bột giấy từ gỗ dòng U6. Đặc biệt dòng UE24có hiệu suất bột cao hơn đến 5,3% so với U6.

Như vậy, đối với bạch đàn lai, dòng UE24là dòng có nhiều ưu thế khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy.

3.4. Đánh giá chung về sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của các giốngbạch đàn lai. bạch đàn lai.

Các khảo nghiệm Bạch đàn lai đã được tiến hành ở một số vùng sinh thái chính trên cả nước, trên các lập địa khác nhau. Một số dòng tham gia khảo nghiệm đã được công nhận là giống quốc gia như UC35, giống tiến bộ kỹ thuật như UE34, UC80, CU91.

Khảo nghiệm bạch đàn lai trên các lập địa khác nhau trong những năm qua cho thấy: Tình hình sinh trưởng, năng suất và tỷ lệ sống của các giống lai là khác nhau. Do đó, đánh giá sinh trưởng các giống lai trên các lập địa khác nhau là cần thiết, làm cơ sở vững chắc cho việc xác định loài cây thích hợp cho mỗi vùng. Kết quả của những khảo nghiệm trên cho phép chọn được một số giống lai có sinh trưởng nhanh nhất trên một số lập địa nhất định.

ở Đông Hà - Quảng Trị, khảo nghiệm được bố trí trên đất phát triển trên diệp thạch, đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt thiếu Lân, Canxi và Kali thì

55

các dòng kiểm chứng U6, PN2, PN14 có sinh trưởng vượt trội so với các tổ hợp lai trong khảo nghiệm. Tuy nhiên các tổ hợp lai lại có sinh trưởng tốt hơn các giống sản xuất đại trà UĐH, USX, CSX. Tổ hợp lai E2U29, E1U29 là 2 tổ hợp có trữ lượng cao nhất là 104,7 m3/ha; 105,8 m3/ha. Sự khác nhau về năng suất giữa các tổ hợp lai trong khảo nghiệm, ngoài việc ưu thế lai về sinh trưởng của các tổ hợp lai thì cần phải kể đến tỷ lệ sống (tỷ lệ cây tồn tại đến thời điểm điều tra). Chính vì lý do đó mà một số tổ hợp lai như U15C4, U29E2, U29C3, mặc dù có sinh trưởng tương đối khá trong khảo nghiệm nhưng năng suất chỉ đạt từ 11,4 - 13,8 m3/ha/năm.

Nhìn chung trên điều kiện lập địa ở Đông Hà, các tổ hợp lai EU có sinh trưởng nhanh nhất, chậm nhất là tổ hợp lai UE. Điều đó cho thấy lai thuận nghịch có vai trò đáng kể trong chọn giống, ưu thế lai vừa chịu ảnh hưởng của tế bào chất (hệ mẹ), vừa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Kết quả khảo nghiệm tại Đông Hà cho thấy, vai trò của tế bào chất chiếm ưu thế trong việc thể hiện ưu thế lai tổ hợp lai. Một đặc điểm cần phải nói đến là ưu thế lai của các giống lai thể hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của cá thể và theo thời gian. ở giai đoạn này ưu thế lai thể hiện rõ rệt nhưng ở giai đoạn khác thì không thể hiện. Do đó, một số giống lai có thể nhìn thấy triển vọng của chúng trong năm đầu, nhưng cũng có giống lai đến năm thứ 3 - 4 mới thấy được triển vọng của chúng. Điều đó cũng thể hiện ở các giống bạch đàn lai tại Tam Thanh.

Từ khảo nghiệm ở Đông Hà cho phép chọn 2 tổ hợp lai E2U29, E1U29bổ sung vào cơ cấu cây trồng trên địa điểm khảo nghiệm. Các tổ hợp lai này có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học lẫn thực tiễn, là cơ sở để tiến hành các bước cải thiện giống tiếp theo. Bên cạnh đó, các tổ hợp lai có ưu thế lai về sinh trưởng nhưng tỷ lệ sống thấp cần phải tiếp tục được khảo nghiệm để có thể kết luận chính xác hơn.

56

Khi đánh giá sinh trưởng của các tổ hợp lai so với các giống kiểm chứng và đối chứng ở Đông Hà cho thấy, sinh trưởng của các tổ hợp lai kém hơn so với các dòng U6, PN2, PN14. Tuy nhiên khi đi vào đánh giá cụ thể sinh trưởng của các dòng lai ở Đồng Hới và Phú Thọ mới thấy rõ ưu thế lai của các dòng bạch đàn lai.

ở Đồng Hới - Quảng Bình, sau 3 năm khảo nghiệm, mặc dù các dòng bạch đàn lai có sinh trưởng kém hơn so với PN2, nhưng các dòng EU64, UC2, UE5lại có sinh trưởng tốt hơn dòng U6 và cũng có tỷ lệ sống rất cao (> 96%). Đây cũng chính là các dòng có hệ số biến động về thể tích thân cây tương đối thấp. Điều này chứng tỏ chúng là những dòng rất có triển vọng cho vùng khảo nghiệm.

ở Tam Thanh - Phú Thọ, sinh trưởng của một số dòng lai UE24, UU8, UE27, CU91, UC80đã có ưu thế lai so với các dòng kiểm chứng là U6, PN2, PN14 và GU8. Đặc biệt là dòng UE24, từ giai đoạn 1 đến 5 tuổi đều có sinh trưởng nhanh nhất và ổn định nhất trong 34 dòng tham gia khảo nghiệm. ở giai đoạn 5 tuổi, dòng UE24 có thể tích thân cây vượt trội so với các dòng kiểm chứng U6, PN2, PN14và GU8từ 51 - 84%.

Xét theo hệ số biến động cho thấy, từng dòng bạch đàn lai có hệ số biến động rất khác nhau, đa số dòng có sinh trưởng nhanh thì cũng có hệ số biến động nhỏ. Khi dùng hệ số biến động để đánh giá tính đồng đều của cây cho thấy, EU24 cũng là dòng có độ đồng đều rất lớn về sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích.

Dựa vào tình hình sinh trưởng của các dòng lai tại Tam Thanh - Phú Thọ cho thấy sự thể hiện ưu thế lai của các dòng trong khảo nghiệm. Cùng một tổ hợp U29E1 nhưng các dòng khác nhau lại có sinh trưởng khác nhau. ở

giai đoạn 5 tuổi, trong khi UE24 và UE27 có sinh trưởng nhanh thì UE23 và UE lại thuộc nhóm có sinh trưởng trung bình. Điều đó cho thấy, ngoài việc

57

tạo ra giống lai có năng suất cao thì việc chọn đúng dòng lai cho mỗi vùng cũng là một bước đi rất quan trọng.

Ngoài ra, nhiều dòng đã thể hiện rõ ưu thế lai về khả năng thích nghi với điều kiện lập địa tại địa điểm khảo nghiệm (thể hiện tỷ lệ sống cao, từ 83,33 - 100% ở giai đoạn 5 tuổi). Các dòng UU8, UE27, CU91, UC80 không những có ưu thế về khả năng thích nghi mà còn có ưu thế về sinh trưởng trên vùng khảo nghiệm. Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ về hình dáng thân cây và bệnh cây, song nghiên cứu của chúng tôi tại đây cho thấy các dòng UE24, UC80, CU91 là những dòng có hình dáng đẹp và chưa bị sâu bệnh tại thời điểm điều tra.

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc thể hiện ưu thế lai có thể kể đến là điều kiện lập địa. Có thể dựa vào thể tích thân cây ở giai đoạn 3 tuổi để xem xét sự biểu hiện ưu thế lai của các tổ hợp và dòng lai.

Tại Đông Hà: Tổ hợp U29C3 có V = 55 dm3/cây Tổ hợp U29E2 có V = 64,5 dm3/cây

Tại Đồng Hới: Dòng UC2 (thuộc tổ hợp U29C3) có V = 32,4 dm3/cây Dòng UE5(thuộc tổ hợp U29E2) có V = 31,9 dm3/cây Tại Tam Thanh: Dòng UC2 (thuộc tổ hợp U29C3) có V = 27,76 dm3/cây

Dòng UE5 (thuộc tổ hợp U29E2) có V = 34,14 dm3/cây Sự khác biệt này cho thấy các dòng lai có ưu thế lai biểu hiện khác nhau trên những điều kiện lập địa khác nhau. Điều kiện lập địa không những làm tăng năng suất rừng trồng mà còn góp phần quan trọng vào việc thể hiện ưu thế lai. Điều kiện lập địa càng thuận lợi thì ưu thế lai càng thể hiện rõ rệt. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với những đánh giá trước đây về vai trò của lập địa đến việc thể hiện ưu thế lai (Nguyễn Việt Cường, 2003)[28] và năng suất rừng trồng (Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Đoàn Thị Mai, 2003)[14].

58

Về tiềm năng bột giấy: Trong tất cả các dòng bạch đàn lai được chọn để tìm hiểu tiềm năng bột giấy thì đều có tỷ trọng gỗ, hàm lượng xenlulô và hiệu suất bột giấy cao hơn dòng U6 trừ dòng UC2. Đặc biệt, dòng UE24 có tỷ trọng gỗ cao, hàm lượng xenlulô cũng cao nhất. ở giai đoạn 3 tuổi, UE24 đã có hiệu suất bột giấy là 46,7%, lớn hơn hiệu suất bột giấy của Bạch đàn liễu (41,01%) và gần tương đương với Bạch đàn urophylla 5 tuổi (46,9%) (Thông báo của Viện Công nghiệp giấy - Xenlulô).

Tuy nhiên, năng suất bột giấy tỷ lệ thuận với hiệu suất bột và khối lượng thể tích gỗ mà khối khối lượng thể tích gỗ lại tăng theo tuổi cây. Do đó, trong những năm sau năng suất bột giấy của các dòng lai còn cao hơn nữa.

Đánh giá một cách tổng hợp về sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của các giống lai trên địa điểm nghiên cứu cho thấy: Dòng UE24 không những có sinh trưởng nhanh mà còn có khối lượng thể tích gỗ và hiệu suất bột cao. Do đó, năng suất bột theo cây hoặc theo diện tích sẽ rất cao. Đây là một dòng bạch đàn lai rất có ưu thế khi sử dụng làm nguyên liệu giấy. Dòng CU91tuy có khối lượng thể tích, hàm lượng xenlulô và hiệu suất bột thấp hơn so với dòng UE24 nhưng cũng có sinh trưởng nhanh trên vùng khảo nghiệm. Vì vậy, dòng CU91 cũng được xem là những dòng có triển vọng để phát triển vào sản xuất nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy.

Như vậy, ưu thế lai của một số dòng bạch đàn lai không chỉ thể hiện ở sinh trưởng mà còn thể hiện ở chất lượng (hiệu suất bột giấy) so với một số giống bạch đàn sản xuất đại trà như Bạch đàn liễu và Bạch đàn urophylla.

59

Chương 4

Kết luận và tồn tại

4.1. Kết luận

Từ các cứu trên, đề tài có một số kết luận chính sau:

1. Sinh trưởng của các giống bạch đàn lai đã có sự khác nhau rõ rệt. Một số giống bạch đàn lai đã thể hiện ưu thế lai về sinh trưởng và khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên tại các vùng khảo nghiệm.

2. Tại Tam Thanh, các dòng UE24, CU91, UC80là những dòng có năng suất cao hơn dòng kiểm chứng PN2, GU8, U6, PN14, hình dáng đẹp và không bị sâu bệnh. Đây là những dòng được chọn để bổ sung vào cơ cấu cây trồng tại vùng khảo nghiệm.

3. Tại Đông Hà, E2U29, E1U29 là các tổ hợp lai có năng suất cao, trung bình đạt 15 m3/ha/năm.

4. Tại Đồng Hới, dòng EU64, UC2, UE5 là những dòng có năng suất cao hơn dòng kiểm chứng U6 và tương đương với PN2. ở giai đoạn 3 tuổi năng suất đạt 11,4 - 11,9 m3/ha/năm. Đây cũng là những dòng có tỷ lệ sống cao và có hệ số biến động về thể tích thân cây thấp.

5. Hiệu suất bột giấy của một số dòng bạch đàn lai (UE24, UC81, CU91, UE31) cao hơn nhiều so dòng kiểm chứng U6. Đặc biệt, dòng UE24 là dòng có nhiều ưu thế khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy. Ngoài thể tích thân cây và khối lượng thể tích gỗ tương đối cao, UE24 còn có hàm lượng xenlulo cao nhất trong các dòng bạch đàn lai được xác định tiềm năng bột giấy.

60

4.2. Tồn tại

Đề tài chưa có điều kiện đánh giá một cách tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng (hình dáng thân, góc phân cành, độ nhỏ cành...) tại các địa điểm nghiên cứu để có thể xem xét một cách toàn diện hơn các giống bạch đàn lai đã được khảo nghiệm.

61

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đình Sâm, Phạm Ngọc Mậu, Ngô Đình Quế, Nguyễn Thu Hương và NNK (2006),“Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số rừng trồng cây nhập nội chủ yếu đến môi trường đất ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, NXB Nông Nghiệp, tr. 216 - 225.

2. Dương Mộng Hùng (1995), “Nhân giống bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”, Tạp chí Lâm nghiệp.

3. Dương Mộng Hùng, Nguyễn Hữu Huy, Lê Đình Khả (1992),Giống cây rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

4. Hoàng Chương (1989), “Nghiên cứu chọn xuất xứ bạch đàn (1981 - 1985)”,

Một số kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Lâm nghiệp.

5. Hoàng Chương (1994), “Giống bạch đàn thích hợp với đất phèn miền Nam Bộ”, Tạp chí Lâm nghiệp (5).

6. Hoàng Chương, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1990), Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ các loài bạch đàn ở Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu

7. Lê Đình Khả (1970), “Một dạng bạch đàn mới sinh trưởng nhanh ở miền Bắc Việt Nam”, Tập san Lâm nghiệp(2), tr. 27 - 34.

8. Lê Đình Khả (1993), “Trồng Bạch đàn ở nước ta như thế nào cho có hiệu quả”, Tạp chí lâm nghiệp(2), tr. 9 - 10.

9. Lê Đình Khả (1999), Sử dụng giống lai tự nhiên trong sản xuất Lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Đình Khả (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

62

11. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, Trần Cự (1997), “Nghiên cứu tạo chồi, môi trường và giá thể giâm hom bạch đàn trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

12. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (1998), Giáo trình cải thiện Giống cây rừng, Trường Trường Đại học Lâm Nghiệp

13. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

14. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Đoàn Thị Mai (2003), "Một số giống cây gỗ có năng suất cao cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và phương thức nhân giống thích hợp", Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

15. Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, Kết quả bước đầu nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, Báo cáo tổng kết đề tài.

16.Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, Trần Cự (1996), “Nghiên cứu chọn giống bạch đàn”,Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, tr. 151 - 155.

17. Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1990), “Kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hom cho bạch đàn”, Tạp chí Lâm nghiệp (9), tr. 7 - 8.

18. Nguyễn Trọng Hiếu (1990), Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam, số liệu khí hậu, tập 1, Nhà xuất bản Tổng cục khí tượng thuỷ văn.

19. Nguyễn Dương Tài (1994), Bước đầu khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn E. urophylla tại vùng nguyên liệu giấy trung tâm miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp.

20. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

63

21. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1995), “Kết quả khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn”,Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 12 - 14.

22. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000), Chọn Giống Bạch đàn theo sinh trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, Hoàng Chương (1993). Kết quả Khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

25. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến (2006), “Chọn giống bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, NXB Nông Nghiệp, Hà nội, tr. 243 - 253.

26. Nguyễn Ngọc Đích, Lê Minh Cường (2007), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh một số dòng bạch đàn tuyển chọn, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học.

27. Nguyễn Ngọc Tân, Trần Hồ Quang, (1997), “Nhân giống cây lai giữa bạch đàn liễu với bạch đàn trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Việt Cường,Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, Luận án TS Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)