Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 44 - 47)

- Số liệu thu thập về các chỉ tiêu sinh trưởng được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai theo chương trình phần mềm thống kê DATAPLUS và GenSTAT để xác định sai khác giữa các giống lai về chiều cao, đường kính, thể tích (Williams và Matheson, 1994)[47].

Việc so sánh sai dị giữa các trung bình mẫu được tiến hành theo tiêu chuẩn Fisher (tiêu chuẩn F) :

* Nếu trị số Fpr (xác suất tính được) < 0,001 và < 0,05 thì sai khác giữa các trung bình mẫu là hết sức rõ rệt với mức tin cậy là 99,9 % hoặc 95%.

* Nếu trị số Fpr (xác suất tính được) > 0,05 thì sai khác giữa các trung bình mẫu là không rõ rệt.

+ Khoảng sai dị (LSD: Least significant difference) được tính bằng công thức:

LSD = S.e.d x t0,5(k)

Trong đó: LSD là khoảng sai dị có ý nghĩa giữa các trung bình mẫu.

S.e.d (Standard error diffirence) là sai tiêu chuẩn của các trung bình mẫu.

t0,5(k) là giá trị t tra bảng ở mức xác suất có ý nghĩa  = 0,05 với bậc tự do k.

23

+ Đường kính 1.3 (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), thể tích thân cây của từng công thức thí nghiệm được tính theo trị số trung bình về đường kính 1,3; chiều cao vút ngọn; thể tích của từng cây cá thể.

- Tính các đặc trưng thống kê:

+ Trung bình mẫu (Xtb) được tính theo công thức:

   n i n Xi X 1 1 (2.1) + Sai tiêu chuẩn mẫu (Sd) được tính theo công thức:

            n i X Xi n Sd 1 2 ) ( 1 1 (2.2) + Hệ số biến động ( V%) được tính theo công thức:

100 . % X Sd V  (2.3)

+ Thể tích thân cây cả vỏ (V) được tính theo công thức:

fH H D V . vn. 4 ) .( 1.3 2  (2.4) Trong đó : = 3,1416 D1,3: là đường kính ngang ngực Hvn : là chiều cao vút ngọn f là hệ số hình dạng, được ước tính = 0,5 + Trữ lượng trên một hecta (M)

M = VTBx N (m3/ha) (2.5) + Mật độ hiện tại trên 1 ha (N):

24

+ Lượng tăng trưởng bình quân năm (m)

M = M/A (m3/ha/năm) (2.7)

+ Tăng trưởng bình quân chung:

Y = YA/ A (2.8) Trong đó: VTB: Thể tích trung bình của 1 cây

N0: Mật độ ban đầu trên 1 ha (Mật độ trồng rừng).

TLS %: Tỷ lệ sống(%) của mỗi công thức tại thời điểm điều tra A: Tuổi rừng

YA: Là nhân tố điều tra tại năm A

Y: Tăng trưởng bình quân chung

- Dùng phần mềm SPSS 13.0 for Windows để xác định mức độ liên hệ giữa hai đại lượng đường kính D1,3và chiều cao HVN theo giáo trình Phân tích thống kê trong lâm nghiệp (Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006)[20].

Các dạng phương trình dùng để thăm dò:

Phương trình đường thẳng: Y = a0 + a1X (2.9)

Phương trình logarit: Y = a0 + a1logX (2.10)

Phương trình bậc 2: Y = a0 + a1X + a2X2 (2.11)

Phương trình bậc 3: Y = a0+ a1X + a2X2+ a3X3 (2.12) Phương trình được chọn để biểu thị mối liên hệ giữa D1,3- HVN là phương trình có: - Hệ số xác định R2 lớn nhất.

- Sai số nhỏ nhất.

- Các tham số hồi quy thực sự tồn tại. - Không có khuyết tật về toán.

25

Đánh giá mức độ liên hệ giữa D1,3- HVN bằng hệ số tương quan R: Nếu: 0 < R < 0,3 Tương quan yếu

0,3 <R < 0,5 Tương quan vừa phải 0,5 <R< 0,7 Tương quan tương đối chặt 0,7 <R< 0,9 Tương quan chặt

0,9 <R< 1 Tương quan rất chặt

Kiểm định sự tồn tại của hệ số xác định R2 và các tham số hồi quy trong phương trình tuyến tính:

+ Dùng tiêu chuẩn F của Fisher để kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định R2: Sig F <0,05 thì R2 mới tồn tại và phương trình hồi quy mới có ý nghĩa.

+ Tiêu chuẩn t của Student để kiểm tra sự tồn tại của các tham số trong phương trình hồi quy: Sig tai < 0,05 thì tham số aimới tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)