Khảo nghiệm bạch đàn lai tại Đông Hà Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 60 - 68)

- Thành phần hoá học và một số chỉ tiêu chất lượng của bột giấy:

3) Lượng sinh trưởng

3.1.2. Khảo nghiệm bạch đàn lai tại Đông Hà Quảng Trị

Khảo nghiệm được xây dựng vào tháng 12 năm 1999 với diện tích là 1 ha và được gây trồng trên đất phát triển trên diệp thạch, thực bì chủ yếu là sim, mua, thành ngạnh. Khảo nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp, mỗi ô thí nghiệm được trồng 10 cây có cự ly 3 x 3m (mật độ 1100 cây/ha), đất được cày toàn diện, bón lót mỗi hố 200g lân nung chảy và 400g phân vi sinh. Tham gia khảo nghiệm gồm 15 công thức: 9 tổ hợp lai khác loài EU, UE và UC, các giống kiểm chứng là dòng U6 nhập của Trung Quốc (do Xí nghiệm giống Hồ Chí Minh cung cấp), dòng PN2, PN14 của Phù Ninh, giống đối chứng là nòi địa phương của Bạch đàn trắng Camal (CSX), Bạch đàn uro được lấy từ Đông Hà (UĐH) và các tỉnh phía Bắc (USX).

Sinh trưởng về đường kính D1,3, chiều cao vút ngọn HVNvà thể tích thân cây V của các tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà - Quảng Trị được thể hiện ở bảng 3.6, bảng 3.7, bảng 3.8.

39

Qua kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Dòng U6 có đường kính và thể tích thân cây lớn nhất. Sau 15 tháng khảo nghiệm, dòng U6có đường kính D1,3là 4,47 cm, chiều cao 4,17m và thể tích thân cây đạt được là 3,43 dm3. Các tổ hợp lai U15C4, U29E2, E2U29, U29E1 và E1U29có chiều cao lớn hơn hoặc tương đương U6 và lớn hơn các công thức kiểm chứng và đối chứng khác (USX, PN2, PN14, UĐH và CSX). Sự khác biệt về sinh trưởng giữa các công thức khảo nghiệm là rõ rệt. Cả 9 tổ hợp lai được khảo nghiệm đều có sinh trưởng nhanh hơn so với CSX, trong đó 7 tổ hợp có sinh trưởng nhanh hơn UĐH.

Bảng 3.6: Sinh trưởng của một số tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà - Quảng Trị ở giai đoạn 15 tháng tuổi (12/1999 - 3/2001)

TT Công thức D1.3(cm) HVN (m) V (dm3) Xtb V% Xtb V% Xtb V% 1 U6 4,47 9,49 4,17 3,05 3,43 27,70 2 U15C4 4,31 7,52 4,19 3,08 3,19 25,39 3 E2U29 4,23 6,67 4,27 3,61 3,16 23,42 4 U29E2 4,04 8,14 4,24 4,76 2,90 22,07 5 U29E1 3,88 14,28 4,27 7,12 2,78 33,81 6 E1U29 4,00 8,60 4,16 3,00 2,73 26,37 7 U29C3 3,63 5,76 3,71 1,91 2,02 16,83 8 USX 3,49 15,73 3,57 8,15 2,02 38,61 9 PN2 3,51 14,19 3,34 2,93 1,77 34,46 10 PN14 3,45 15,19 3,43 3,47 1,76 40,91 11 U15E4 3,14 14,14 3,97 7,93 1,75 31,43 12 UĐH 3,27 12,78 3,61 6,79 1,74 33,33 13 U15C1 3,22 10,90 3,63 5,01 1,63 30,06 14 U15E2 2,94 23,67 3,72 11,75 1,57 48,41 15 CSX 1,89 19,31 2,88 11,11 0,51 35,29 Fpr. < 0,001 < 0,001 < 0,001 LSD 0,83 0,49 1,08

40

Dựa vào khoảng sai dị có ý nghĩa giữa các trung bình mẫu (LSD) cho thấy, nhóm sinh trưởng nhanh nhất trong khảo nghiệm ở Đông Hà tại giai đoạn 15 tháng tuổi gồm U6, U15C4, E2U29, U29E2, U29E1, E1U29, U29C3. Nhóm có sinh trưởng kém nhất gồm CSX và U15E2. Tuy vậy, thời gian khảo nghiệm mới được 15 tháng nên chưa thể có đánh giá chắc chắn.

Sinh trưởng của các tổ hợp bạch đàn lai ở Đông Hà giai đoạn 3 tuổi được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Sinh trưởng của các tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà - Quảng Trị ở giai đoạn 3 tuổi ( 12/1999 - 12/2003)

TT Công thức D1.3 (cm) HVN(m) V (dm3) Xtb V% Xtb V% Xtb V% 1 U6 13,42 9,20 12,77 3,83 93,20 6,85 2 PN2 12,92 11,50 13,01 5,68 89,30 7,38 3 PN14 12,76 4,47 13,19 2,00 85,30 5,63 4 U15C4 11,38 11,42 12,78 6,61 67,70 9,25 5 U29E2 11,32 11,70 12,20 7,52 64,50 9,72 6 E2U29 11,51 8,80 12,22 5,04 64,50 8,79 7 U29E1 10,57 16,30 12,58 6,77 58,40 10,89 8 E1U29 10,61 11,52 12,23 6,32 56,40 10,35 9 U29C3 10,56 11,70 11,51 8,99 55,00 10,35 10 U15E4 10,09 17,59 11,93 12,17 52,20 12,18 11 UĐH 9,96 20,06 10,56 10,95 45,80 13,73 12 U15E2 9,65 23,10 10,38 8,14 44,10 15,06 13 U15C1 9,41 14,85 10,79 6,58 40,60 13,79 14 USX 9,16 14,53 10,30 11,07 36,20 15,75 15 CSX 6,29 10,62 8,31 8,06 13,80 24,49 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 LSD 1,5 1,5 18,8

41

Tất cả 9 tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm tại Đông Hà đều có thể tích thân cây gấp 2,9 - 5 lần thể tích thân cây CSX và có 7 tổ hợp lai có sinh trưởng nhanh hơn Bạch đàn uro của địa phương (UĐH). Đặc biệt các tổ hợp U15C4, U29E2, E2U29 đã có thể tích thân cây gấp 1,40 - 1,47 lần thể tích thân cây của UĐH, gấp 1,78 - 1,87 lần thể tích thân cây USXđược trồng làm đối chứng.

Biểu 3.7 còn cho thấy thể tích thân cây ở giai đoạn 3 tuổi của các tổ hợp bạch đàn lai trong khảo nghiệm đã tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 15 tháng tuổi.

Về hệ số biến động: Các tổ hợp bạch đàn lai mặc dù có hệ số biến động về các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn so với các dòng kiểm chứng U6, PN2, P14 nhưng so với các giống đối chứng UĐH, USX, CSX thì nhỏ hơn hoặc tương đương. Chứng tỏ, so với các giống kiểm chứng thì độ ổn định về sinh trưởng của các cá thể trong tổ hợp lai chưa cao.

Tiếp tục theo dõi sinh trưởng của các giống lai trong khảo nghiệm ở giai đoạn 7 tuổi, kết quả được tổng hợp ở bảng 3.8.

Qua kết quả phân tích ANOVA (phụ biểu 1) được tổng hợp tại bảng 3.8 cho thấy sai khác về sinh trưởng của các công thức trong khảo nghiệm là rõ rệt với mức tin cậy 99,9%.

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy các dòng bạch đàn kiểm chứng U6, PN2 và PN14 vẫn thuộc nhóm có sinh trưởng tốt nhất ở Đông Hà, vượt trội hẳn so với các tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm và các công thức đối chứng khác như USX, UĐH, CSX. Trong đó, U6 có thể tích thân cây đạt 166,8 dm3/cây, PN2 đạt 150,1 dm3/cây, PN14đạt 143,2 dm3/cây.

Trong 9 tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm đều có sinh trưởng nhanh hơn giống đối chứng USX, CSX và có 8 tổ hợp lai có sinh trưởng nhanh hơn UĐH, có thể tích vượt từ 15 - 59% so với UĐH. Đặc biệt là tổ hợp U15C4, U29E2 vượt 44 -

42

59% so với UĐH. Đến giai đoạn 7 tuổi thì bạch đàn camal CSX vẫn có sinh trưởng kém nhất với thể tích thân cây là 13,8 dm3.

Bảng 3.8: Sinh trưởng của các tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà - Quảng Trị ở giai đoạn 7 tuổi (12/1999 - 12/2006)

Tổ hợp Tỷ lệsống % N/ha D1.3(cm) HVN(m) V(dm3) Lượng sinhtrưởng

Xtb V% Xtb V% Xtb V% m3/ha mnăm3/ha/ U6 80,0 880 17,0 13,0 13,7 8,97 166,8 5,01 146,8 21,0 PN2 93,3 1026 16,6 10,56 13,5 4,22 150,1 4,98 154,0 22,0 PN14 90,0 990 16,1 9,51 13,6 6,32 143,2 5,13 141,8 20,3 U15C4 60,0 660 14,7 13,44 13,3 6,72 120,4 6,31 79,5 11,4 U29E2 80,0 880 14,4 15,43 12,3 13,2 109,6 7,25 96,4 13,8 U29C3 73,3 806 14,5 13,37 11,8 11,6 106,5 6,94 85,9 12,3 E2U29 90,0 990 14,2 13,56 12,8 6,79 105,8 6,96 104,7 15,0 E1U29 93,3 1026 14,1 11,04 12,4 7,9 103,1 6,91 105,8 15,1 U15E4 90,0 990 13,3 17,98 12,3 11,0 95,4 8,14 94,4 13,5 U29E1 83,3 916 13,2 17,13 11,6 10,7 87,4 8,74 80,1 11,4 U15E2 46,7 514 12,2 23,22 9,99 22,8 77,1 10,4 39,6 5,7 UĐH 76,7 844 12,4 16,98 10,6 14,5 75,8 9,54 64,0 9,1 U15C1 93,3 1026 11,1 20,54 11,1 12,0 61,1 11,8 62,7 9,0 Usx 56,7 624 11,6 15,1 9,94 15,8 60,6 11,7 37,8 5,4 Csx 23,3 256 9,47 22,7 8,6 18,1 52,6 11,5 13,5 1,9 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 LSD 2,934 2,0 44,4

Từ số liệu thu được sau 7 năm khảo nghiệm (Bảng 3.8) cho thấy: Bạch đàn urô USX và Bạch đàn camal CSX được trồng làm đối chứng có tỷ lệ sống rất thấp (23,3% và 56,7%), chứng tỏ chúng không phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở Đông Hà. Ngược lại, một số giống bạch đàn lai có tỷ lệ sống rất cao như E1U29 (93,3%), E2U29 (90%), U15C1 (93,3%), U15E4 (90%). Điều đó cho thấy các giống lai đã thể hiện rõ rệt ưu thế lai về khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên ở Đông Hà.

43

Số liệu bảng 3.8 còn cho thấy: ở giai đoạn 7 tuổi, trữ lượng và lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của các tổ hợp bạch đàn lai cũng khác nhau rõ rệt. Nhóm có trữ lượng cao nhất là các dòng bạch đàn kiểm chứng U6, PN2, PN14 với trữ lượng từ 141,8 - 154 m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân năm là 20,3 - 22m3/ha/năm. Trong đó, do có tỷ lệ sống cao hơn nên trữ lượng đạt được trên 1 ha của dòng PN2 lớn hơn so với dòng U6 tại thời điểm điều tra. Tiếp theo là nhóm gồm các tổ hợp E2U29, E1U29 có trữ lượng từ 104,7 - 105,8 m3/ha. Nhóm có trữ lượng đạt từ 80,1 - 96,4 m3/ha và lượng tăng trưởng bình quân đạt 11,4 - 13,8 m3/ha/năm gồm các tổ hợp lai U15E4, U29E2, U15E4, U29E1. Đáng chú ý là tổ hợp lai U15C4, mặc dù có sinh trưởng về đường kính, chiều cao lớn hơn so với các tổ hợp lai khác tham gia khảo nghiệm nhưng do tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 60%) đã dẫn đến năng suất thấp. Nhóm có năng suất thấp nhất thuộc về U15E2, USXvà CSX, năng suất chỉ đạt 1,9 - 5,7m3/ha/năm.

Qua theo dõi sinh trưởng các tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà cho thấy: Sinh trưởng của các tổ hợp lai kém hơn so với các dòng kiểm chứng U6, PN2, PN14 nhưng lại có hệ số biến động về đường kính, chiều cao, thể tích lớn hơn. Điều đó cũng phản ánh đúng bản chất của các tổ hợp lai này vì những tổ hợp lai này được tạo ra nhưng chưa qua quá trình chọn lọc cây trội. Nếu trồng rừng bằng các tổ hợp lai này thì tính đồng đều giữa các cá thể trong lâm phần sẽ không cao. Do đó, các giống lai lâm nghiệp không nên sử dụng tổ hợp lai để trồng rừng mà phải sử dụng dòng vô tính (chọn lọc cây trội của những tổ hợp lai tốt nhất).

Về nhịp điệu sinh trưởng qua các năm cho thấy: Thứ tự xếp hạng của 9 tổ hợp lai trong khảo nghiệm tại Đông Hà ở giai đoạn 7 tuổi về cơ bản vẫn thể hiện như giai đoạn 15 tháng tuổi và giai đoạn 3 tuổi. Tuy nhiên, thứ tự xếp hạng về thể tích thân cây thu được sau 7 năm khảo nghiệm đã có một số thay đổi đáng chú ý, đó là: Trong 9 tổ hợp lai thì U29E1 xếp ở vị trí thứ 4 (giai đoạn 15 tháng và 3 tuổi) tụt xuống vị trí thứ 7 ở giai đoạn 7 tuổi, U29C3 ở vị trí thứ 6

44

(3 tuổi) lại vươn lên vị trí thứ 3 (7 tuổi). Điều này chứng tỏ có một số tổ hợp lai có khả năng sinh trưởng tương đối ổn định, có thể đánh giá triển vọng của chúng ngay trong những năm đầu, ngược lại một số tổ hợp lai lại có nhịp điệu sinh trưởng thay đổi theo thời gian, cần phải có ít nhất 3 - 4 năm trở đi để thấy được triển vọng của chúng.

Có thể nói rằng, việc trồng khảo nghiệm các giống lai ở các điều kiện lập địa khác nhau giúp chúng ta thấy rõ ưu thế lai của các giống lai, tạo điều kiện cho việc chọn giống được thuận lợi hơn. Chẳng hạn như tổ hợp lai U29C3 trở Đông Hà (Quảng Trị) sau 7 năm thể tích thân cây trung bình chỉ đạt 106,5 dm3/cây, trong khi đó ở Thụy Phương (Hà Nội) thể tích thân cây sau 3 năm đạt được là 155,13 dm3/cây (Nguyễn Việt Cường)[28]. Điều đó có nghĩa, điều kiện lập địa không những làm tăng năng suất rừng trồng mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển các ưu thế lai được tạo ra.

Vì vậy, để chọn được tổ hợp bạch đàn lai thích hợp cho vùng Đông Hà (Quảng Trị), ngoài việc chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai về sinh trưởng thì phải kết hợp với điều kiện là có ưu thế lai về khả năng thích ứng. Từ những kết quả trên cho thấy: E2U29, E1U29 là những tổ hợp lai có ưu thế về sinh trưởng và khả năng thích ứng hơn các tổ hợp còn lại trong khảo nghiệm. Do đó có thể chọn 2 tổ hợp lai này tham gia vào cơ cấu cây trồng tại địa phương. Tuy nhiên để công tác chọn giống có hiệu quả hơn thì việc chọn lọc cây trội, nhân giống và tạo dòng vô tính các tổ hợp trên sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng cũng như tính đồng đều về sinh trưởng của các cá thể trong lâm phần.

Trên cơ sở số liệu sinh trưởng các tổ hợp bạch đàn lai ở giai đoạn 7 tuổi tại địa điểm Đông Hà - Quảng Trị, kết quả tổng hợp về tăng trưởng bình quân về đường kính, chiều cao và thể tích được tổng hợp tại bảng 3.9.

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, 3 dòng bạch đàn kiểm chứng U6, PN2, PN14 có tăng trưởng bình quân tốt nhất (D1.3= 2,30 - 2,43 cm/năm, HVN = 1,93 -

45

1,96 m/năm, V = 20,46 - 23,83 dm3/năm). Tăng trưởng bình quân chậm nhất là Usx và Csx với D1.3= 1,35 - 1,66 cm/năm, HVN = 1,23 - 1,42 m/năm.

Bảng 3.9: Tăng trưởng bình quân của các tổ hợp bạch đàn lai tại Đông Hà - Quảng Trị ở giai đoạn 7 tuổi (12/1999 - 12/2006)

Công thức D1.3(cm)D1.3 (cm/năm) HVN(m)HVN (m/năm) V(dm3)V (dm3/năm) U6 17,0 2,43 13,7 1,96 166,8 23,83 PN2 16,6 2,37 13,5 1,93 150,1 21,44 PN14 16,1 2,30 13,6 1,94 143,2 20,46 U15C4 14,7 2,10 13,3 1,90 120,4 17,20 U29E2 14,4 2,06 12,3 1,76 109,6 15,66 U29C3 14,5 2,07 11,8 1,69 106,5 15,21 E2U29 14,2 2,03 12,8 1,83 105,8 15,11 E1U29 14,1 2,01 12,4 1,77 103,1 14,73 U15E4 13,3 1,90 12,3 1,76 95,4 13,63 U29E1 13,2 1,89 11,6 1,66 87,4 12,49 U15E2 12,2 1,74 9,99 1,43 77,1 11,01 UĐH 12,4 1,77 10,6 1,51 75,8 10,83 U15C1 11,1 1,59 11,1 1,59 61,1 8,73 Usx 11,6 1,66 9,94 1,42 60,6 8,66 Csx 9,47 1,35 8,6 1,23 52,6 7,51

Đối với các tổ hợp lai: Tăng trưởng bình quân của các tổ hợp bạch đàn lai thể hiện khác nhau. U15C4 là tổ hợp có tăng trưởng bình quân về đường kính, chiều cao và thể tích tốt nhất, với các chỉ tiêu tương ứng là 2,1 cm/năm, 1,9 m/năm, 17,20 dm3/năm. Tổ hợp U29C3 có tăng trưởng bình quân về đường kính lớn xếp thứ 2 sau U15C4 đạt 2,07 cm/năm, E2U29là tổ hợp có tăng trưởng bình quân về chiều cao lớn thứ 2 sau U15C4đạt 1,83 m/năm. Kém nhất là tổ hợp U15C1 có D1.3 = 1,59 cm/năm, HVN = 1,59 m/năm, V = 8,73 dm3/năm.

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)