- Thành phần hoá học và một số chỉ tiêu chất lượng của bột giấy:
3) Lượng sinh trưởng
3.1.3. Khảo nghiệm bạch đàn lai tại Đồng Hới Quảng Bình
Khảo nghiệm được xây dựng tháng 8/2002 với diện tích 3 ha và được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 4 lần lặp, tham gia khảo nghiệm gồm 10 công thức x 20 cây/ô, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m. Phương thức làm đất rà ủi thực bì, cuốc hố 40x40x40cm. Mỗi hố bón lót 500g phân vi sinh và 200g NPK.
Kết quả sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai được thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Sinh trưởng bạch đàn lai tại Đồng Hới - Quảng Bình giai đoạn 3 năm tuổi (12/2002 - 12/2005, nguồn Nguyễn Việt Cường)
Công thức Tỷ lệsống
% N/ha
D1.3(cm) HVN(m) V(dm3) Lượng sinhtrưởng
Xtb V% Xtb V% Xtb V% m3/ha mnăm3/ha/ PN2 90,0 990 9,45 12,98 9,39 4,88 35,5 14,37 35,1 11,7 EU64 98,7 1086 8,89 11,57 10,1 5,67 33,0 14,52 35,8 11,9 UC2 96,2 1058 9,01 10,41 9,7 3,95 32,4 14,17 34,3 11,4 UE5 97,5 1073 8,91 13,06 9,68 5,68 31,9 15,61 34,2 11,4 U6 91,2 1003 8,74 17,91 8,8 7,77 30,2 18,15 30,3 10,1 UE35 91,2 1003 8,46 15,86 9,34 6,4 28,4 17,43 28,5 9,5 PN14 95,0 1045 8,76 16,06 8,66 6,57 28,4 17,29 29,7 9,9 Usx 83,7 921 7,64 20,52 8,14 12,04 21,4 23,74 19,7 6,6 UC74 93,7 1031 7,23 14,54 8,77 6,47 20,1 21,29 20,7 6,9 UE(42,43,50) 97,5 1073 7,07 13,39 8,16 5,76 17,4 22,18 18,7 6,2 Fpr 0,005 < 0,001 < 0,001 LSD 1,2 1,1 10
Kết quả phân tích thống kê (bảng 3.10) cho thấy sai khác về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây của các dòng trong khảo nghiệm là rõ ràng. Sau 3 năm khảo nghiệm đã có sự phân hoá rõ rệt về sinh trưởng giữa các dòng. Dòng kiểm chứng PN có sinh trưởng tốt nhất với đường kính 9,45 cm,
47
chiều cao 9,39 m và thể tích thân cây là 35,5 dm3, tiếp theo là dòng lai EU64 với thể tích thân cây là 33 dm3 và UC2 là 32,4 dm3. Sinh trưởng kém nhất trong khảo nghiệm là UE(42,43,50)với thể tích thân cây là 17,4 dm3.
Tuy nhiên, dựa vào khoảng sai dị có ý nghĩa giữa các trung bình mẫu thì nhóm có sinh trưởng nhanh nhất về thể tích thân cây trong khảo nghiệm gồm các dòng PN2, EU64, UC2, UE5, U6, UE35, PN14, nhóm có sinh trưởng nhanh thứ hai gồm U6, UE35, PN14và USXvà cuối cùng là USX, UC74, UE(42,43,50). Qua kết quả về hệ số biến động V% (bảng 3.10) cho thấy, hệ số biến động về thể tích thân cây của các dòng rất khác nhau, biến động từ 14,37 đến 22,18%. Tất cả các dòng bạch đàn lai có độ biến động về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây nhỏ hơn so với dòng kiểm chứng và đối chứng. Sinh trưởng đường kính của các dòng bạch đàn lai trong khảo nghiệm có độ biến động lớn hơn so với sinh trưởng chiều cao. Chứng tỏ sinh trưởng đường kính của các dòng lai chưa ổn định.
ở giai đoạn 3 tuổi, các dòng có sinh trưởng nhanh thì cũng có hệ số biến động về thể tích thân cây thấp. Trong đó, dòng UC2 có hệ số biến động cả về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây đều nhỏ hơn các dòng khác trong khảo nghiệm. Chứng tỏ dòng UC2có sinh trưởng đồng đều cao hơn.
Số liệu bảng 3.10 còn cho thấy, tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn lai sau 3 năm vẫn rất cao, từ 91,2 - 98,7%, lớn hơn tỷ lệ sống của giống đối chứng USX (83,7%), tương đương với tỷ lệ sống của các dòng kiểm chứng. Đặc biệt các dòng lai EU64, UE(42,43,50), UE5, UC2 đã tỏ rõ ưu thế lai về khả năng thích ứng với điều kiện lập địa vùng khảo nghiệm (tỷ lệ sống > 96,2 % sau 3 năm khảo nghiệm). Mặt khác, các dòng bạch đàn lai EU64, UC2, UE5 có thể tích thân cây vượt USX từ 49,06 - 54,20%. Rõ ràng đây là những dòng lai rất có triển vọng để mở rộng khảo nghiệm trong thời gian tới.
48