Điều kiện khí hậu ở các địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 40 - 42)

Số liệu khí hậu ở bảng 2.1 được thu thập trực tiếp tại những nơi có trạm quan trắc khí tượng như Đông Hà, Đồng Hới, ở nơi không có trạm quan trắc khí tượng thì số liệu khí hậu được lấy ở trạm khí tượng gần nhất theo công bố của cục khí tượng thuỷ văn (Nguyễn Trọng Hiếu, 1990) [18].

19

Các khảo nghiệm bạch đàn lai được trồng trên một số vùng khí hậu của nước ta, từ vĩ độ 16083’ (Đông Hà) đến vĩ độ 21030’ (Phú Thọ). Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 1663 mm (Tam Thanh - Phú Thọ) đến 2375,6 mm (Đông Hà - Quảng Trị). Số tháng có lượng mưa > 100mm từ tháng 4 - 10 (Tam Thanh), từ tháng 8 - tháng 2 năm sau ở Đồng Hới.

Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu ở các địa điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu Đơn vị TamĐịa điểm nghiên cứu Thanh Đồng Hới Đông Hà

Vĩ độ độ, phút 21,30 17,47 16,83

Kinh độ độ, phút 105,42 106,62 107,08

Tổng số giờ nắng cả năm giờ 1642.0 1750,3 1886,7

Nhiệt độ trung bình năm 0C 23,3 24,6 24,8

Nhiệt độ tối cao 0C 39,9 42,2 42,1

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 0C 40,1 40 42,1

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0C 5,8 8,0 9,8

Lượng mưa TB năm mm 1663.0 2159,4 2375,6

Tháng mưa >100mm tháng 4 - 10 8 - 2 8 - 12

Độ ẩm không khí TB năm % 83.0 83.0 82.0

Lượng bốc hơi cả năm mm 977,3 1222,3 1508,6

Tổng tích nhiệt cả năm 0C 8504,5 8979,0 9052,0

Các đặc điểm về lượng bốc hơi hàng năm, nhiệt độ trung bình hàng năm, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều thay đổi khá mạnh mẽ.ởĐông Hà (Quảng Trị) là nơi có lượng bốc hơi trung bình (1508,6 mm), Đồng Hới (Quảng Bình) và Tam Thanh (Phú Thọ) là những nơi có lượng bốc hơi yếu. Hầu hết các nơi khảo nghiệm đều có biên độ lớn giữa nhiệt độ tối cao tuyệt đối và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối. Trong đó, biên độ nhiệt độ cao nhất là ở Tam Thanh với nhiệt

20

độ tối thấp tuyệt đối là 5,80C và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,10C. Trong 3 khu vực nói trên chỉ có Tam Thanh có mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, có chế độ mưa mùa hè, còn ở Đồng Hới và Đông Hà có lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 9 - 12. Một đặc trưng về khí hậu ở các địa điểm khảo nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng đó là, ở Tam Thanh thì có sương muối và gió hại, còn ở Đông Hà và Đồng Hới thì có gió Lào khô nóng từ tháng 4 - 8. Nhìn chung, các khảo nghiệm bạch đàn lai đã được bố trí ở những vùng khí hậu khác nhau khá rõ ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)