Tương quan giữa chiều cao (HVN) với đường kính (D1,3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 70 - 72)

- Thành phần hoá học và một số chỉ tiêu chất lượng của bột giấy:

3) Lượng sinh trưởng

3.2. Tương quan giữa chiều cao (HVN) với đường kính (D1,3)

Giữa chiều cao vút ngọn HVN và đường kính ngang ngực D1,3 của các cây trong lâm phần tồn tại một mối liên hệ. Nếu hệ số tương quan R giữa chiều cao với đường kính càng chặt thì chứng tỏ cả hai nhân tố HVN và D1,3 cùng phát triển cân đối.

Trong thực tế thường có những dạng quan hệ giữa D1,3 - HVN rất phức tạp, nhưng trên quan điểm dễ vận dụng, đơn giản, đủ thỏa mãn yêu cầu thực tế, chúng tôi đã sử dụng các dạng phương trình (2.9), (2.10), (2.11), (2.12) để thăm dò hình thức của mối liên hệ D1,3 và HVN. Đồng thời các nghiên cứu trong những năm gần gây của các tác giả Vũ Tiến Hinh, Trần Thị Bảo Lâm, Bảo Huy, Trịnh Đức Huy ...về sinh trưởng và sản lượng của một số loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam như Thông, Keo, Bạch đàn, Quế ... đã sử dụng các phương trình trên để lập biểu sản lượng [37].

Do điều kiện chúng tôi chỉ chọn một số giống bạch đàn lai để tìm hiểu mức độ liên hệ giữa hai đại lượng sinh trưởng là đường kính D1,3 và chiều cao HVN.

Sau khi tính toán và phân tích, kết quả tương quan HVN - D1,3 tại các địa điểm nghiên cứu của đề tài được thể hiện ở biểu 3.11.

Qua bảng 3.11 cho thấy: Sig F đều < 0,05, chứng tỏ hệ số xác định R2

tồn tại và phương trình hồi quy lập được có ý nghĩa.

Xác suất của t (sig ta0, sig ta1, sig ta2 ) đều < 0,05 nên các tham số a0, a1, a2 thực sự tồn tại trong phương trình hồi quy.

Tại địa điểm Tam Thanh:

ở tuổi 3: Hệ số tương quan của các dòng bạch đàn lai UE24, UE31,UC80, UE57, UC79 nằm trong khoảng (0,7; 0,9) tức là tương quan giữa D1,3 và HVN ở mức độ chặt.

49

ở tuổi 5: Tương quan giữa đường kính D1,3và chiều cao HVN của tất cả các dòng đều ở mức độ chặt ( 0,7 < R< 0,9).

Bảng 3.11: Tương quan HVN- D1,3và phương trình hồi quy

Địa

điểm Tuổi Giốnglai R SigF Sigta0 Sigta1 Sigta2 Phương trình hồi quy

Tam Thanh 3 UE24 0,738 0,000 0,001 0,000 HVN= 4,519 + 0,612 D1,3 UC80 0,781 0,000 0,001 0,000 HVN= 3,351 + 0,664 D1,3 UE31 0,849 0,000 0,000 0,002 0,000 HVN= 17,002 - 2,663 D1,3+ 0,196 D2 1,3 UE57 0,738 0,000 0,001 0,000 HVN= 3,611 + 0,629 D1,3 UC79 0,821 0,000 0,000 0,002 0,001 HVN= 34,187 - 5,944 D1,3+ 0,356 D2 1,3 5 UE24 0,747 0,000 0,000 0,000 HVN= 6,453 + 0,566 D1,3 UC80 0,823 0,000 0,008 0,000 HVN= - 8,343 + 8,909 lgD1,3 UE31 0,840 0,000 0,000 0,001 HVN= 3,787 + 0,762 D1,3 UE57 0,774 0,000 0,000 0,000 HVN= 6,169 + 0,516 D1,3 UC79 0,771 0,000 0,012 0,000 HVN= - 8,916 + 8,860 lgD1,3 Đông Hà 7 U29E2 0,938 0,000 0,006 0,000 HVN= 2,409 + 0,689 D1,3 U29C3 0,855 0,000 0,004 0,000 HVN= - 9,418 + 7,994 lgD1,3 E1U29 0,744 0,000 0,000 0,000 HVN= 7,265 + 0,406 D1,3 U15C4 0,858 0,000 0,000 0,000 HVN= 6,689 + 0,424 D1,3 U15C1 0,828 0,000 0,000 0,000 HVN= 5,412 + 0,514 D1,3

Qua 2 thời kỳ sinh trưởng khác nhau (tuổi 3 và tuổi 5) thì hệ số tương quan của các giống bạch đàn lai được chọn để tìm hiểu mối liên hệ giữa hai đại lượng sinh trưởng là đường kính D1,3 và chiều cao HVN ở Tam Thanh cũng có sự thay đổi. Tất cả các dòng bạch đàn lai đều có hệ số tương quan ở năm thứ 5 lớn hơn năm thứ 3. Điều này cho thấy quan hệ giữa đường kính D1,3 và

50

chiều cao vút ngọn HVN ở tuổi 5 đã chặt chẽ hơn. Hay nói cách khác sinh trưởng về đường kính và chiều cao của các dòng bạch đàn lai đã cân đối hơn.

Tại Đông Hà: ởtuổi 7, mối quan hệ giữa D1,3 và HVN của dòng U29E2 là rất chặt (R = 0,938), chứng tỏ các cá thể trong dòng U29E2 có sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính D1,3 cân đối nhau. Các dòng U29C3, E1U29, U15E4 và U15C1 có hệ số tương quan R từ 0,744 - 0,858, thể hiện mối quan hệ giữa D1,3và HVNở mức tương quan chặt.

Từ số liệu thực tế, qua xử lý và phân tích, chúng tôi đã lập được các phương trình hồi quy cho các dòng bạch đàn lai ở bảng 3.11. Kết quả cho thấy, cùng 1 dòng bạch đàn lai nhưng ở các độ tuổi khác nhau, dạng phương trình được chọn khác nhau. Điều này là do đặc tính sinh học của các dòng lai.

Qua kiểm tra độ chính xác của các phương trình lập được cho thấy, sai số giữa chiều cao bình quân của các dòng bạch đàn lai trong phương trình với chiều cao thực nghiệm <1%. Do đó, trong thực tiễn, để nâng cao năng suất công tác thiết kế khai thác rừng trồng bạch đàn lai trên địa điểm nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể sử dụng các phương trình trên để xác định chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính, từng cấp tuổi mà không cần thiết phải đo cao toàn bộ các cây trong lâm phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)