Tính chất vật lý và hoá học của một số mẫu gỗ bạch đàn la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 73 - 75)

- Thành phần hoá học và một số chỉ tiêu chất lượng của bột giấy:

3) Lượng sinh trưởng

3.3.1. Tính chất vật lý và hoá học của một số mẫu gỗ bạch đàn la

3.3.1.1. Khối lượng thể tích (Tỷ trọng gỗ)

Khối lượng thể tích là một chỉ tiêu quan trọng nhất của cây trồng làm nguyên liệu giấy, gỗ củi và gỗ xây dựng. Thông thường khối lượng thể tích gỗ càng cao thì sản lượng bột giấy càng lớn, nhiệt lượng càng nhiều, gỗ càng chắc, chất lượng càng tốt.

Kết quả phân tích độ ẩm của gỗ (hàm lượng nước có trong gỗ tươi), tỷ lệ theo khối lượng giữa phần gỗ và vỏ, tỷ trọng các mẫu bạch đàn lai tại Tam Thanh (Phú Thọ) được dẫn ra ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Khối lượng thể tích gỗ của số một dòng bạch đàn lai

Loài cây Độ ẩm (%) Tỷ trọng gỗ (kg/m3) Tỷ lệ gỗ/cây (% khối lượng) UE24 53,0 564 85,8 UC81 54,5 545 87,2 CU91 54,8 541 85,3 UE31 54,8 530 82,7 U6 59,0 467 83,4 UC2 58,7 489 86,2

Các số liệu trong bảng 3.12 cho thấy: Dòng UE24 có tỷ trọng gỗ cao nhất và độ ẩm thấp nhất trong các dòng bạch đàn lai. Nhìn chung gỗ từ các dòng bạch đàn lai có ưu thế hơn hẳn so với gỗ từ dòng U6 nhập nội (tỷ trọng gỗ và tỷ lệ gỗ/cây cao hơn, độ ẩm thấp hơn). Dòng UE24 có độ ẩm 53%, tỷ trọng gỗ là 564 kg/m3, tỷ lệ gỗ/cây 85,8% khối lượng, tương tự như vậy dòng

52

U6 có các chỉ số là 59%, 467 kg/m3 và 83,4% khối lượng. Như vậy độ ẩm, tỷ trọng và tỷ lệ gỗ/cây có quan hệ tương hỗ với nhau, dòng UE24 có độ ẩm thấp hơn U6 thì tỷ trọng và tỷ lệ gỗ/cây lại cao hơn U6, tức là loại nguyên liệu nào có tỷ trọng cao (cấu trúc gỗ chắc, đặc) thường có độ ẩm thấp và tỷ lệ gỗ/cây cao trừ dòng lai UE31.

3.3.1.2. Thành phần hoá học

Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy gỗ từ các dòng bạch đàn lai có hàm lượng lignin biến đổi từ 24,4 đến 25,8%, sự biến đổi này vẫn nằm trong khoảng đặc trưng của các loại gỗ lá rộng sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột giấy (hàm lượng lignin thay đổi từ 22% đến 28%). Hàm lượng các chất nhựa của các dòng bạch đàn lai trong thí nghiệm đều ở mức tương đối thấp (<2,3%).

Bảng 3.13: Thành phần hoá học của các dòng bạch đàn lai

Nguyên liệu

Thành phần hoá học (%)

Xenlulô Lignin Các chất nhựa*

UE24 50,1 24,5 1,20 UC81 47,5 24,7 1,50 CU91 46,6 25,6 2,30 UE31 46,4 25,8 1,60 U6 45,4 25,8 1,86 UC2 44,8 24,5 2,10

* Hàm lượng các chất trích ly trong axêton.

Dòng bạch đàn lai UE24 có hàm lượng xenlulô cao nhất (50,1%), trong khi hàm lượng lignin và nhựa là thấp nhất (24,5% và 1,2% ).

53

Gỗ bạch đàn U6 có hàm lượng xenlulô ở mức trung bình (45,4%) và hàm lượng lignin cao (25,8%). Các dòng bạch đàn lai còn lại có hàm lượng xenlulô thay đổi ở mức từ 44,8% đến 47,5%.

Như vậy, kết quả phân tích các tính chất vật lý và thành phần hoá học của các dòng bạch đàn lai cho phép đưa ra một số kết luận như sau:

- Dòng UE24là bạch đàn lai có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các dòng khác là do ngoài thể tích thân cây và tỷ trọng gỗ tương đối cao lại có hàm lượng xenlulô cao nhất, trong khi hàm lượng lignin và nhựa thấp nhất trong các dòng bạch đàn lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh miền bắc và bắc trung bộ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)