1.2.1. Trên thế giới
Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao gồm 664 loài có phân bố ở Australia, Indonesia, Philippin và Papua New Ginea (Willcox, 1997) [46]. Ngày nay, bạch đàn đã trở thành cây trồng của cả thế giới và được gây trồng rộng rãi với quy mô lớn ở hơn 100 nước trên thế giới.
Trong những năm qua, diện tích trồng bạch đàn trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu công bố vào năm 1993, thì rừng trồng bạch đàn năm 1990 đã đạt khoảng 10 triệu ha tại 3 châu lục lớn là Châu Phi, Châu Mỹ, Châu
á và Thái Bình Dương, chiếm tới 23% tổng diện tích rừng trồng. (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000) [22]. Hai nước có diện tích trồng bạch đàn lớn nhất là Brazin (3,6 triệu ha) và ấn độ (4,8 triệu ha) (Davidson, 1998)[40]. ở
5
Trung Quốc, vào năm 1989 đã có trên 400.000 ha rừng trồng bạch đàn với 3 loài chính là E. citriodora, E. exserta và E. globulus (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000) [22].
Nhờ sự phong phú về loài, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh, năng suất cao và ít bị sâu bệnh tác hại nên bạch đàn đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao ở tất cả các nước [36].
Trước đây, bạch đàn được gây trồng rộng rãi bằng cây con thực sinh với nguồn giống được thu hái tại chỗ, cho nên năng suất và chất lượng của rừng bạch đàn không cao. Hiện nay, nhờ những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong suốt 3 thập niên qua mà trồng rừng dòng vô tính, kết hợp với trồng rừng thâm canh đã đưa năng suất rừng trồng bạch đàn trên diện tích thí nghiệm đạt 40 - 80 m3/ha/năm như ở Brazin, Công gô. (Lê Đình Khả, 1993) [8]
Mặc dù bạch đàn có rất nhiều loài, song qua khảo nghiệm chỉ có một ít loài và xuất xứ được chọn để trồng rừng trên diện rộng (Davidson, 1998)[40]. Hiện nay, đã có gần 200 loài bạch đàn được đưa vào khảo nghiệm tại các nước, song chỉ có khoảng 10 loài được xếp vào diện được gây trồng rộng rãi, đó là: E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla, E. grandis, E. saligna, E. deglupta, E. globulus, và các dòng bạch đàn lai cao sản như ở Cônggô, Brazin, Trung Quốc v.v... (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000) [22]. Các chương trình khảo nghiệm bạch đàn ở một số quốc gia đã và đang được chú trọng. ở
Công gô, từ năm 1970 - 1981 đã khảo nghiệm trên 100 xuất xứ của loài E. urophylla.
Năm 1973, Jackson J.K, Ojo G.O.A đã tiến hành khảo nghiệm 19 xuất xứ của loài Bạch đàn E. camaldulensis trên 7 địa điểm khác nhau ở Nigeria với nguồn hạt giống được thu thập từ các vùng khác nhau của nước úc. Kết quả cho thấy giữa các xuất xứ có sự khác biệt về sinh trưởng và tác giả đã
6
khuyến cáo các xuất xứ nên trồng ở Nigeria là: Katherin, Petford, Mundiwindi (Tâyúc), Woohlper (Victoria). (Dẫn từ Trần Thị Thu Hằng) [35].
Năm 1980, Chew T.K [39] đã khảo nghiệm 10 loài bạch đàn tại 3 địa điểm khác nhau trên bán đảo Malaysia. Kết quả thu được sau 10 năm trồng: Loài sinh trưởng tốt nhất là Bạch đàn E. camaldulensis (2 xuất xứ Bắc úc) và
E. degluta, các loài có triển vọng cho bán đảo Malaysia là Bạch đàn E. urophylla, E. tereticornisvàE. brassiana.
Trên thế giới, nhiều nước đã bắt đầu các chương trình chọn giống cho nhiều loài bạch đàn khác nhau. Năm 1952, Brazin đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do cho loài E. maculata. Hoa kỳ đã bắt đầu chọn giống cho loài E. robusta từ năm 1966. Từ năm 1970 đến 1973, Australia đã tuyển chọn 160 cây trội cho loài E. regnans và 170 cây trội cho loài E. grandis. Cũng như vậy, 150 cây trội đã được chọn trong rừng tự nhiên cho loàiE. diversicolorở Australia vàE. deglupta ở Papua New Guinea.
Những nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con bạch đàn bằng nhân giống vô tính cũng đã được thực hiện ở nhiều nơi. Tại trường Đại học Nông Lâm Hamman - Al - Alil, Mosul, Ikak, Alkinary A.I., Ali I.K.(1989) (Dẫn từ Trần Thị Thu Hằng) [35] đã nghiên cứu các chất điều hoà sinh trưởng đối với việc nhân giống bằng hom loàiE. camaldulensis, trong đó xác định ảnh hưởng của thuốc NAA và IAA tới tỷ lệ sống và sinh trưởng (chiều cao cây, trọng lượng khô, số cành và chiều dài cành) của các hom chồi E. camaldulensis: khi gia tăng nồng độ riêng của NAA thì tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi hom và trọng lượng khô có tăng. Riêng đối với IBA hoặc NAA + IBA thì khi tăng nồng độ đến 30 ppm thì tỷ lệ sống vẫn tăng, nhưng nếu tăng đến 400 ppm thì sự phát triển chiều cao cây bị ức chế.
7
Lai giống là phương pháp đã được ứng dụng từ lâu trong chọn giống cây nông nghiệp và cây ăn quả. Nhờ lai giống và sử dụng giống lai mà năng suất của nhiều loài cây nông nghiệp hiện nay đã tăng lên gấp đôi so với những năm 1960. Riêng đối với ngành Lâm nghiệp, tuy lai giống cũng có lịch sử khá lâu nhưng gần đây mới được sử dụng ở một số nước và đã đưa lại kết quả khả quan.
Năm 1963, Danks đã tạo được tổ hợp lai giữa E. grandis với E. tereticornis, E. torelliana với E. pellita và E. urophylla ở Philippin (Shelbourne và Danks, 1963) (Dẫn từ Nguyễn Việt Cường) [28]. Năm 1976, Pryor [42] lai ba cho (E. delgatensis x E. bicostata ) x E. ficifolia đã không thành công.
Năm 1975, Viện nghiên cứu lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) tiến hành lai thuận nghịch giữa E. saligna và E. exserta tạo ra được tổ hợp lai có khả năng vượt trội hơn hai loài bố mẹ trực tiếp tham gia lai giống, trong đó tổ hợp lai nghịch E. exserta x E. saligna có sinh trưởng nhanh hơn tổ hợp lai thuậnE. saligna và E. exserta(Shuxiong, 1989) [44].
Từ năm 1989, Viện Lâm nghiệp nhiệt đới của Trung Quốc cũng tạo ra được 204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các loài
E.tereticornis, E. camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna và E. pellita. Trong đó, tổ hợp lai giữa E. urophylla x E. camaldulensis và E. urophylla x E. tereticornis đã có một số cá thể có sinh trưởng vượt trội so với bố mẹ trực tiếp lai giống, cây lai có thể tích vượt trội bố mẹ với các trị số tương ứng là 120,7% và 84,9% (Xiang & Wang, 1996; Sen, 2000) (Dẫn từ Nguyễn Việt Cường) [28]. Điều này chứng tỏ ở cây lai đã thể hiện ưu thế lai về sinh trưởng.
Theo Martin (1989) [38] thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài được tạo ra ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E.
8
urophyllađược dùng làm cây mẹ. Đó là E. grandis lai với các loài E. robusta, E. camaldulensis, E. tereticornis, E. saligna và E. pellita, và E. urophylla lai vớiE. grandis, E. pellita và E. resinifera.
Bằng phương pháp chọn tạo giống kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh: Làm đất, bón phân, chăm sóc mà ở miền Đông và Tây Châu Phi, Brazin và Papua New Ginea đã trồng được rừng trồng bạch đàn thâm canh cho năng suất gỗ cao từ 70 - 90 m3/ha/năm với luân kỳ kinh doanh 6 - 8 năm. (Nguồn Eldrige et al, 1993). Tại công ty Aracrug ở Brazin, nhờ sử dụng giống lai giữa loàiE. grandis vàE. urophylla, trồng rừng bằng cây hom, áp dụng các biện pháp thâm canh đã đưa năng suất rừng trồng bạch đàn lên 100 m3/ha/năm (Nguồn Zobel và Eldridge et al, 1993) (Dẫn từ Nguyễn Ngọc Đích, Lê Minh Cường) [26].
ở Cônggô, tại khu vực điểm đen (Pointe noir) châu Phi sử dụng giống lai giữa dòng 12 ABL với E. saligna và giống bạch đàn lai giữa E.
chlorophylla với E. alba trồng trên đất cát kết hợp với làm đất cơ giới và bón phân đã đạt năng suất gỗ từ 50 - 75 m3/ha/năm với luân kỳ 6 năm.
Bằng phương pháp lai nhân tạo, ở Cônggô đã tạo ra giống bạch đàn lai (Eucalyptus hybrid) có năng suất đạt tới 35 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 tuổi. Tại Brazin, nhờ chọn lọc nhân tạo đã chọn được giống E. grandis đạt 55 m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống E. grandis
đạt năng suất từ 35 - 40 m3/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình 55 m3/ha/năm, có nơi lên đến 70 m3/ha/năm (Campinhos và Ikemori, 1988). (Dẫn từ Nguyễn Ngọc Đích, Lê Minh Cường) [26]