Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại xã mường pồn, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 90 - 92)

Cho đến thời điểm hiện tại xét một cách tổng thể thì dự án 661 thật sự chưa đạt được mục tiêu đề ra về mặt số lượng. Tuy nhiên sự cố gắng của người dân trong công cuộc trồng rừng, bảo vệ rừng rất đáng được ghi nhận. Diện tích rừng tự nhiên đã được cộng đồng bảo vệ rất tốt nên rừng ở Mường Pồn được đánh giá là có trữ lượng giàu (khoảng 210m3/ha – Phỏng vấn Hạt trưởng kiểm lâm huyện Điện Biên). Có được thành quả như vậy là do có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương. Đối với rừng trồng về cơ bản không đạt mục tiêu về kế hoạch, nhưng đối với những diện tích rừng đã trồng cũng đã được người dân quản lý bảo vệ khá tốt. Tuy nhiên, thời điểm này khi dự án đã kết thúc, nguồn vốn đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng không còn thì người dân sẽ duy trì hoạt động này như thế nào là vấn đề rất cần được làm rõ. Thật vậy:

Đối với loại hình rừng khoán bảo vệ

Trước khi thực hiện dự án rừng này vẫn được cộng đồng sở hữu chung với phần lớn diện tích rừng đều có chất lượng thấp, hầu hết là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng phục hồi sau khai thác kiệt và một số diện tích rừng giàu. Từ năm 2000 rừng này đã được giao đến các hộ gia đình để quản lý bảo vệ. Mặc dù rừng đã được giao cho các hộ tuy nhiên hình thức quản lý lại do cộng đồng. Tại mỗi bản đều có tổ đội quản lý do trưởng bản lãnh đạo, thành viên của tổ đội này chính là đại diện của hộ gia đình, trưởng bản có trách nhiệm phân công các thành viên trong tổ thay nhau

thuộc số hộ trong bản để chia tổ), mỗi tổ tuần tra có 5-7 người. Hàng tháng các tổ bảo vệ tổ chức đi tuần tra, canh gác. Mỗi hộ gia đình cử 1 người tham gia tổ tuần tra và cứ luân phiên nhau mỗi tháng 1 lần. Các tổ tuần tra sẽ chấm công cho những hộ tham gia tuần tra và cuối năm các hộ sẽ được nhận tiền công bảo vệ theo số công thực tế. Như vậy, nếu hộ nào tham gia tích cực sẽ được trả tiền nhiều hơn. Do vậy, các hộ gia đình rất tích cực tham gia vì không muốn mất đi khoản thu nhập này…”. Bản cũng đã đề ra quy ước trong việc khai thác sử dụng các sản phẩm từ rừng. Nếu người dân trong cộng đồng vi phạm thì xử phạt theo quy ước bằng cách phạt tiền hoặc cắt phần tiền công bảo vệ. Người dân trong bản cũng đã được tuyên truyền trong việc sử dụng chất đốt theo kiểu tận thu những cây, cành đã bị khô, không chặt cây còn tươi, hơn nữa có nhiều hộ trong xã đã dùng bếp cải tiến nên cũng hạn chế lượng củi đun trong mỗi gia đình, do đó hạn chế sự tác động vào rừng.

Theo lãnh đạo một số bản và các hộ dân ở đây cho biết bảo vệ rừng hiện có là biện pháp hữu hiệu nhất, vừa đáp ứng được yêu cầu của bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước, đỡ tốn kinh phí mà thời gian thành rừng lại ngắn. Tuy nhiên hiện nay dự án 661 đã kết thúc, nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ rừng không còn cũng là thách thức không nhỏ trong việc duy trì hoạt động của tổ đội bảo vệ, người dân mất đi một nguồn thu đều đặn (mặc dù nhỏ) nên cũng không thể khẳng định được họ sẽ quan tâm và duy trì việc bảo vệ rừng lâu dài. Khi trao đổi với lãnh đạo xã, bản về kế hoạch bảo vệ rừng trong thời gian tới khi dự án không còn hỗ trợ chúng tôi được biết: xã cũng như các bản rất muốn có một nguồn quỹ nào đó để duy trì hoạt động của đội bảo vệ. Trước đây khi còn được nhà nước cấp kinh phí nên việc huy động và phân công các hộ tuần tra bảo vệ rừng không khó khăn vì việc tham gia của họ gắn với quyền lợi của chính họ. Tuy nhiên hiện nay khi kinh phí không còn nên việc huy động đông đảo người dân tham gia chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu có kinh phí hỗ trợ, bản sẽ lựa chọn một số người có trách nhiệm nhất tham gia vào tổ đội bảo vệ để thay nhau tuần tra rừng.

Đối với loại hình rừng trồng

Việc duy trì các diện tích rừng trồng nhất là rừng sản xuất của địa phương hiện nay khó có thể đảm bảo được lâu dài. Nguyên nhân được xác định bởi những lý do sau:

- Thị trường cho các loại lâm sản đang là vấn đề người dân thấy lo ngại nhất, đó cũng là lý do quan trọng nhất hiện nay khiến người dân không mặn mà với việc trồng rừng.

- Những cơ chế thủ tục trong việc xin cấp phép khai thác tỉa thưa, vận chuyển và lưu thông gỗ rừng trồng phòng hộ, và cả rừng sản xuất không thông thoáng đã làm cho người nông dân thấy rằng vấn đề hưởng lợi của họ có thể không được đáp ứng một cách thỏa đáng.

- Những mô hình trồng Thông đang bị sâu bệnh hại, các hộ không biết cách phòng trừ nên có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho nhựa cũng như chất lượng nhựa trong khi người dân không có kiến thức trong vấn đề này và cũng chưa được hướng dẫn cách nên xử lý như thế nào từ cán bộ kỹ thuật của huyện.

- Hiện tại, với tốc độ phát triển nhanh của các diện tích rừng trồng Cao su đi kèm với nó là những hưởng lợi mà người tham gia có được thật dễ để người nông dân có thể so sánh xem họ nên làm gì. Hầu hết các hộ có rừng trồng 661 khi được hỏi đều có nguyện vọng chuyển diện tích rừng này sang trồng Cao su.

Như vậy, nếu các vấn đề của cộng đồng không sớm được giải quyết trong khi bên cạnh đó lại có những nguồn lợi khác hợp lý sẽ rất khó thuyết phục họ giữ rừng. Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, họ có thể không chỉ phá đi những diện tích rừng trồng mà có thể thậm chí còn xâm lấn đến cả rừng tự nhiên để lấy đất trồng cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại xã mường pồn, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)