cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh. Xuất phát từ mục tiêu đó các giải pháp của dự án đều nhằm vào việc sử dụng hợp lý và ổn định tiềm năng đất đai, nâng cao năng lực sản xuất của người dân và năng suất cây trồng.
Qua kết quả phỏng vấn, thu thập số liệu tại hai thời điểm trước và sau khi triển khai dự án tại xã Mường Pồn cho thấy, tình hình kinh tế ở đây có sự thay đổi khả quan. Trong quá trình thực hiện dự án đã góp phần thay đổi các chỉ tiêu kinh tế như: cơ cấu thu nhập, chi phí đầu tư và các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình.
4.5.1.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loài cây chính của DA
Bên cạnh mục tiêu tăng nhanh độ che phủ thực vật để bảo vệ môi trường, Dự án trồng rừng 661 cũng hướng tới thực hiện mục tiêu kinh tế thông qua việc tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân. Qua điều tra lập địa và nguyện vọng của người dân tại ba bản của xã Mường Pồn cho thấy, tại địa phương có thực hiện các mô hình trồng rừng với các loài cây như: (MH1) Trẩu thuần loài; (MH2) Thông xen Keo; (MH3) Thông thuần loài; (MH4) Mỡ thuần loài; (MH5) Keo xen Luồng, (MH6) Keo tai tượng thuần loài, đây là loài cây duy nhất được người dân địa phương cũng như dự án đưa vào mô hình rừng trồng sản xuất.
Đối với các hộ tham gia mô hình trồng rừng sản xuất, dự án sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng cho việc trồng rừng trong năm đầu tiên, hết năm đầu dự án sẽ thanh lý và bàn giao toàn bộ diện tích rừng đó cho hộ gia đình tự quản lý. Do đó trong các năm sau các hộ phải tự bỏ vốn đầu tư.
Để thấy hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng, đề tài đã tiến hành đánh giá hiệu của kinh tế cho mô hình rừng trồng sản xuất đó là MH6, còn MH1, MH2, MH3, MH4 và MH5 là rừng trồng với mục đích phòng hộ nên đề tài không tính hiệu quả kinh tế.
Bảng 4.13: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo tai tượng hạt (trồng năm 2004) với chu kỳ kinh doanh 9 năm
Mô hình CKKD (năm) (đồng/CK) CPV (đồng/CK) BPV Lợi nhuận NPV (Đ/ha/năm) Tỷ suất lợi nhuận BCR Tỷ suất thu hồi vốn IRR(%) Keo tai tượng 9 14.373.249 31.642.240 1.918.777 2,201 12% Về hiê ̣u quả kinh tế cho thấy: Lợi nhuận bình quân của 1 ha rừng trồng Keo tai tượng hạt (sau 9 năm) là 1.918.777; tỷ suất lợi nhuận (BCR) là 2,201; tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) là 12%. Như vậy, mặc dù thời gian thu hồi vốn chậm nhưng kinh doanh rừng trồng thực sự mang lại hiệu quả kinh tế
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại MH này chưa cho hiệu quả cao vì gỗ rừng chưa đến tuổi khai thác. Việc mô hình có thực sự đem lại hiệu quả cao như trên hay không còn phụ thuộc khả năng duy trì và phát triển MH cho đến hết chu kỳ của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, thị trường gỗ rừng trồng tại địa phương chưa phát triển, xu hướng chuyển đất rừng trồng sang trồng cây cao su đang hình thành và phát triển trong định hướng sản xuất của nhiều hộ gia đình.
Kết quả phỏng vấn người dân cho rằng, gỗ chỉ phục vụ cho sử dụng gia đình và thị trường địa phương nên việc xây dựng rừng chưa được người dân quan tâm nhiều, mà chỉ thực hiện theo chương trình dự án và định hướng của nhà nước và các cơ quan ban ngành của địa phương.
Kết quả tính toán cụ thể về các chỉ số kinh tế của 2 MH trên được thể hiện cụ thể ở các phụ biểu 08, 09, 10.
Tóm lại, từ kết quả trên cho thấy, nếu dự toán cho cả CKKD thì MH dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu kinh tế thì rừng dự án còn có mục tiêu quan trọng hơn là bảo vệ môi trường nên hiệu quả kinh tế giai đoạn đầu là thấp, đặc biệt rừng lại được trồng ở những nơi đất trống đồi núi trọc tại địa phương. Song có thể khẳng định: Dự án với mục tiêu phát
hơn nhiều (cả về kinh tế và môi trường) so với CKKD đầu tiên này bởi chúng được phát triển trên tiểu hoàn cảnh rừng ổn định và thuận lợi từ cơ sở rừng dự án hiện nay.
4.5.1.2. Tác động của dự án đến cơ cấu thu nhập của các HGĐ
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế HGĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Dự án 661 triển khai tại xã Mường Pồn đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện thu nhập của các hộ nông dân tham gia. Để tiến hành phân tích thu nhập của 90 HGĐ của ba bản nghiên cứu (mỗi bản gồm 15 hộ Trung bình, và 15 hộ nghèo) trước và sau dự án theo từng nhóm hộ do chính người dân phân nhóm phù hợp với điều kiện của địa phương. Kết quả chọn hộ tại ba bản như sau:
Bản Mường Pồn II (người Thái) gồm 30 hộ: 15 hộ có thu nhập Trung bình và 15 hộ có thu nhập thấp.
Bản Tin Tốc (người Khơ mú) gồm 30 hộ: 15 hộ có thu nhập Trung bình và 15 hộ có thu nhập thấp.
Bản Pá Chả (người H mông) gồm 30 hộ: 15 hộ có thu nhập Trung bình và 15 hộ có thu nhập thấp.
Kết quả điều tra về nguồn thu nhập của các nhóm hộ này được chọn ở 03 bản của xã nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.14. Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ trước và sau dự án
Đơn vị tính: Triệu đồng Địa điểm Nhóm hộ Trước DA Sau DA Tổng Cây NN Chăn nuôi BVR Rừng trồng Ngồn khác Tổng Cây NN Chăn nuôi BVR Rừng trồng Ngồn khác Mường Pồn II TNTB 8,90 2,80 3,60 0,00 0,00 2,50 16,54 4,20 4,00 0,80 1,84 5,70 % 100,00 31,46 40,45 28,09 100,00 25,39 24,18 4,84 11,12 34,46 TNT 4,43 1,45 1,78 0,00 0,00 1,20 9,30 2,90 2,70 0,40 1,20 2,10 % 100,00 32,73 40,18 27,09 100,00 31,18 29,03 4,30 12,90 22,58 B. Quân 6,67 2,13 2,69 0,00 0,00 1,85 12,92 3,55 3,35 0,60 1,52 3,90 % 100,00 31,88 40,36 27,76 100,00 27,48 25,93 4,64 11,76 30,19
Địa điểm Nhóm hộ Trước DA Sau DA Tổng Cây NN Chăn nuôi BVR Rừng trồng Ngồn khác Tổng Cây NN Chăn nuôi BVR Rừng trồng Ngồn khác Tin Tốc TNTB 7,00 2,20 2,60 0,00 0,00 2,20 13,68 3,90 3,90 0,65 1,23 4,00 % 100,00 31,43 37,14 0,00 0,00 31,43 100,00 28,51 28,51 4,75 8,99 29,24 TNT 3,68 1,20 1,78 0,70 8,51 2,65 2,43 0,45 1,00 1,98 % 100,00 32,61 48,37 0,00 0,00 19,02 100,00 31,14 28,55 5,29 11,75 23,27 B. Quân 5,34 1,70 2,19 0,00 0,00 1,45 11,10 3,28 3,17 0,55 1,12 2,99 % 100,00 31,84 41,01 27,15 100,00 29,55 28,51 4,95 10,05 26,94 Pá Chá TNTB 7,30 2,90 2,90 0,00 0,00 1,50 14,11 4,00 3,68 0,83 1,34 4,26 % 100,00 39,73 39,73 20,55 100,00 28,35 26,08 5,88 9,50 30,19 TNT 3,82 1,67 1,35 0,00 0,00 0,80 8,73 2,78 2,56 0,63 0,89 1,87 % 100,00 43,72 35,34 0,00 0,00 20,94 100,00 31,84 29,32 7,22 10,19 21,42 B. Quân 5,56 2,29 2,13 0,00 0,00 1,15 11,42 3,39 3,12 0,73 1,12 3,07 % 100,00 42,63 39,65 21,46 100,00 29,68 27,32 6,39 9,76 26,84
Hình 4.6: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau dự án
Thu nhập bình quân của các nhóm hộ tại ba bản nghiên cứu đều có sự tăng lên rõ rệt trong giai đoạn sau dự án. Khả năng tổ chức sản xuất đã có những thay đổi đáng kể, do đó cơ cấu thu nhập trong từng nhóm hộ cũng như tỷ trọng các nguồn thu trước và sau dự án cũng thay đổi. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ được thể hiện ở hình 4.7.
Triệu đồng
Hình 4.7: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trước và sau dự án
Thời điểm trước và sau dự án, tỷ trọng các nguồn thu trong tổng thu nhập đã có sự thay đổi đối với HGĐ. Sự thay đổi về thu nhập cho thấy việc bố trí sản xuất của các hộ đã có những cải thiện đáng ghi nhận. Tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi, cây nông nghiệp và nguồn thu nhập khác hiện tại trong tổng thu nhập nhìn chung đều tăng, đặc biệt là sau dự án trong tổng thu nhập của hộ gia đình có mặt của sản xuất lâm nghiệp (bảo vệ rừng và trồng rừng) thể hiện sự khác biệt đáng kể so với trước dự án. Sự thay đổi tích cực này chủ yếu là do dự án được triển khai tại địa phương, điều đó cho thấy thông qua các hoạt động khuyến lâm của dự án đã có ý nghĩa quan trọng giúp người dân địa phương hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường, sử dụng các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất.
Thu nhập từ lâm nghiệp ở trong bảng trên mới chỉ tính từ tiền nhân công đầu tư của dự án. Ngoài ra, nguồn thu nhập từ dự án còn có từ việc khai thác cây phù trợ. Vì nguồn thu nhập này là không thường xuyên, không lớn và mặt khác Mường Pồn có địa hình cao dốc nên chi phí khai thác cao, do vậy nguồn thu nhập này không tính vào thu nhập bình quân của hộ gia đình trong cả giai đoạn.
Qua việc phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ cũng cho thấy các hoạt động của dự án cũng góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương.
4.5.1.3. Tác động của dự án đến cơ cấu chi phí của hộ gia đình
Thông qua việc điều tra tổng chi phí trong năm của các hộ gia đình để xác định các khoản chi bình quân của từng nhóm hộ gia đình ở thời điểm trước và sau dự án làm cơ sở đánh giá tác động của dự án đến cơ cấu kinh tế của các hộ. Kết quả phân tích cơ cấu chi phí trong các nhóm hộ trước khi có dự án và hiện tại được tổng hợp trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Cơ cấu chi phí các nhóm hộ trước và sau dự án
Đơn vị tính: Triệu đồng Địa điểm Nhóm hộ Trước dự án Sau dự án Cây NN Chăn nuôi BVR R. trồng Đời sống Khác Tổng Cây NN Chăn nuôi BVR R. trồng Đời sống Khác Tổng Mường Pồn II TNTB 2,00 1,90 0,00 0,00 3,50 0,20 7,60 3,29 1,30 0,20 1,20 5,20 2,10 13,29 % 26,32 25,00 46,05 2,63 100,00 24,76 9,78 1,50 9,03 39,13 15,80 100,00 TNT 1,09 1,20 0,00 0,00 2,70 1,00 5,99 2,90 1,90 0,20 0,90 2,40 1,30 9,60 % 18,20 20,03 45,08 16,69 100,00 30,21 19,79 2,08 9,38 25,00 13,54 100,00 B. Quân 1,55 1,55 0,00 0,00 3,10 0,60 6,80 3,10 1,60 0,20 1,05 3,80 1,70 11,45 % 22,72 22,79 45,59 8,82 100,00 27,03 13,97 1,75 9,17 33,19 14,85 99,96 Tin Tốc TNTB 2,20 1,60 0,00 0,00 2,05 0,80 6,65 2,90 2,90 0,20 1,00 3,90 1,60 12,50 % 33,08 24,06 30,83 12,03 100,00 23,20 23,20 1,60 8,00 31,20 12,80 100,00 TNT 1,20 1,10 0,00 0,00 1,89 0,60 4,79 2,65 1,98 0,00 0,70 2,00 1,09 8,42 % 25,05 22,96 39,46 12,53 100,00 31,47 23,52 0,00 8,31 23,75 12,95 100,00 B. Quân 1,70 1,35 0,00 0,00 1,97 0,70 5,72 2,78 2,44 0,10 0,85 2,95 1,35 10,46 % 29,72 23,60 34,44 12,24 100,00 26,53 23,33 0,96 8,13 28,20 12,86 100,00 Pá Chá TNTB 1,98 1,50 0,00 0,00 2,89 0,90 7,27 4,00 3,27 0,30 1,25 2,50 1,60 12,92 % 27,24 20,63 39,75 12,38 100,00 30,96 25,31 2,32 9,67 19,35 12,38 100,00 TNT 1,00 0,90 0,00 0,00 1,56 0,80 4,26 2,78 1,98 0,10 0,67 1,90 1,20 8,63 % 23,47 21,13 36,62 18,78 100,00 32,21 22,94 1,16 7,76 22,02 13,90 100,00 B. Quân 1,49 1,20 0,00 0,00 2,23 0,85 5,77 3,39 2,63 0,20 0,96 2,20 1,40 10,78
Hình 4.8: Chi phí bình quân của các nhóm hộ trước và sau dự án
Hình 4.9: Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trước và sau dự án
Kết quả tính toán chi phí bình quân/năm và cơ cấu chi phí của các nhóm hộ ở thời điểm trước và sau dự án cho thấy nhờ thu nhập tăng nên chi phí sau dự án của cả ba nhóm hộ đều tăng so với trước dự án. Đặc biệt, đầu tư cho sản xuất đều tăng lên đáng kể so với trước dự án.
4.5.1.4. Tác động của dự án đến cơ cấu sử dụng đất của các hộ gia đình
Kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình về cơ cấu sử dụng đất trước và sau dự án được thể hiện ở bảng 4.16:
Bảng 4.16: Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ
Đơn vị tính: ha
STT Loại hình SDĐ Trước DA(2000) Sau DA(2010)
ha % ha % 1 Đất 1 vụ 0,90 13,64 0,55 8,44 2 Đất 2 vụ 0,20 3,03 0,22 3,37 3 Đất nương rẫy 1,90 28,79 2,80 42,94 4 Đất LN có rừng 0,80 12,12 2,10 32,21 5 Đất LN không có rừng 2,30 34,85 0,40 6,13 6 Đất thổ cư 0,50 7,58 0,45 6,90 ∑ 6,60 100,00 6,52 100,00
Hình 4.10: Cơ cấu SDĐ của các HGĐ tham gia DA
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trước DA chủ yếu là rừng tự nhiên (11,12%) nhưng sau DA gồm cả diện tích rừng trồng, lên tới 32,21%. Trước dự án diện tích đất lâm nghiệp không có rừng của các hộ lên tới 34,85% nhưng sau dự án diện tích này của các hộ chỉ còn lại 6,13%. Trên thực tế, diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng lên khá nhanh là do người dân đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng của dự án 661 và những năm gần đây là dự án trồng cây
Có thể thấy rằng, căn cứ vào cơ cấu thu nhập của các hộ cho thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp chưa cao, nhưng sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất với sự gia tăng diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã cho thấy nhận thức của người dân đối với giá trị của rừng đã thay đổi đáng kể. Họ đã nhận thấy giá trị của hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong hệ thống sản xuất chính của gia đình. Kết quả này cũng cho thấy cơ cấu sử dụng đất của người dân địa phương đã và đang theo hướng ổn định, bền vững. Đây là yếu tố rất quan trọng và là tiền đề cho phát triển kinh tế HGĐ trong tương lai.
Ngoài việc trồng rừng dự án 661 thì phần lớn đất trống hiện nay đã và đang được huy động vào việc trồng cây Cao su (một loài cây trồng mới hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương), góp phần tạo ra vùng nguyên liệu khá ổn định, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh phát triển bền vững.