4.5.2.1. Sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án thể hiện khả năng tự tổ chức, khả năng nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế, thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án lâm nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh tính xã hội hóa nghề rừng; thể hiện mức độ phù hợp của dự án với điều kiện kinh tế, xã hội và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn thực tế của địa phương. Đây là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo tính ổn định, bền vững của dự án 661 nói riêng và các dự án lâm nghiệp nói chung.
Bảng 4.17: Thống kê số hộ tham gia dự án của 3 bản điều tra Bản Số hộ Mường Pồn II Pá Chả Tin Tốc Tổng số hộ 83 61 47 Số hộ tham gia DA 83 61 47 Tỷ lệ (%) 100 100 100
Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy, tỷ lệ các hộ tham gia dự án của 3 bản là tuyệt đối (100%), sở dĩ có con số ấn tượng như vậy là do diện tích rừng thuộc diện khoanh nuôi bảo vệ của dự án 661 tại 3 bản đã được giao cho các hộ gia đình. Xét về mặt con số có thể xem đây là một kết quả khá ấn tượng về khả năng huy động tham gia dự án của người dân địa phương.
Một chỉ số khác phản ánh sự tham gia của người dân vào dự án 661 đó là sự tham gia của họ vào các hoạt động chính của dự án. Kết quả ở bảng 4.18 cho thấy tỷ lệ tham gia của các hộ vào các hoạt động chính của dự án, như: họp giới thiệu dự án, quy hoạch sử dụng đất, tập huấn đã thu hút khá đông các thành viên của cộng đồng. Đối với các địa phương vùng sâu vùng xa với yếu tố dân tộc khá đặc trưng như ở Điện Biên thì việc huy động được số người như vậy tham gia các hoạt động dự án được xem là thành công bởi sức hút và tính chất quan trọng của nó đối với cộng đồng.
Bảng 4.18: Tổng hợp số lượt người tham gia các hoạt động chính của dự án
Bản Số hộ tham gia
Họp giới thiệu DA Quy hoạch sử
dụng đất Tập huấn ∑ % ∑ % ∑ % Mường Pồn II 83 73 88,0 69 83,1 71 85,5 Pá Chả 61 51 83,6 55 90,2 49 80,3 Tin Tốc 47 33 70,2 39 83,0 32 68,1 ∑ số 191 157 80,6 163 85,4 152 78,0
Tuy nhiên có một điều đáng nói ở đây là số lượng người tham gia các hoạt động dự án không đồng đều. Điều này cho thấy rằng sự ảnh hưởng của mỗi hoạt động đến sự quan tâm của người dân là khác nhau. Thực tế phỏng vấn lãnh đạo địa phương về vấn đề này chúng tôi được biết đó là tâm lý chung của đại đa số người dân đối với các chương trình, dự án khi nó được triển khai tại địa phương, vấn đề quan tâm hàng đầu đối với họ là hưởng lợi từ dự án như thế nào, và những thông tin này thường được thông tin chủ yếu qua các cuộc họp giới thiệu dự án. Do đó, đa số các cuộc họp giới thiệu về dự án bao giờ cũng thu hút được sự tham gia của người dân trong cộng đồng. Hoạt động quy hoạch sử dụng đất cũng được cộng đồng địa
ai hết họ biết được tầm quan trọng của vấn đề này. Mặc dù trước đó, rừng đất rừng được cộng đồng sử dụng chung, tuy nhiên khi Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng thì hầu hết các hộ đều mong muốn được giao đất để yên tâm sản xuất.
Việc có mặt tại các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng với số lượng khá đông cũng là chỉ tiêu phản ánh rõ nét sự quan tâm của cộng đồng trong việc nâng cao kiến thức về trồng rừng và bảo vệ rừng, điều này thể hiện nhận thức của họ đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những năm trở lại đây số lượng người đến tham gia các lớp tập huấn, các lớp KNKL ngày càng giảm do không còn được hỗ trợ về kinh phí. Thực tế này diễn ra không chỉ đối với dự án 661 mà còn đối với cả các chương trình, dự án khác tại địa phương.
Dù mối quan tâm của cộng đồng ở mức độ và hình thức nào đi chăng nữa thì sự có mặt của họ tương đối cao ở các hoạt động dự án cũng đã thể hiện phần nào sự quan tâm của người dân. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng của dự án đối với đời sống cũng như sản xuất của người dân, đưa công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trở thành một hoạt động chính trong các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương.
4.5.2.2. Tác động của dự án đến việc thu hút lao động, nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương
Qua 11 năm dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được triển khai thực hiện đã góp phần làm thay đổi đời sống của một bộ phận cư dân trên địa bàn xã. Mặc dù thu nhập từ rừng của người dân là chưa nhiều, chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng số thu nhập, nhưng nó cũng đã thúc đẩy họ tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Quá trình thực hiện Dự án đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động/năm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Mặt khác, trong quá trình triển khai dự án đã chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ thuật canh tác sản xuất Nông - Lâm nghiệp cho các hộ nông dân trong xã, đặc biệt là kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác chế biến những cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế như: Măng các loại, Keo lai, khai thác nhựa Thông... Thông
qua dự án người dân các dân tộc trong xã đã hiểu rõ và tin tưởng hơn vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với chương trình phát triển lâm nghiệp. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Thay đổi truyền thống canh tác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, sống du canh du cư chủ yếu đốt nương làm rẫy là chính, chuyển sang bảo vệ và hưởng lợi từ rừng, canh tác lúa nước ổn định có năng suất cao; người dân định cư và sinh sống thành bản làng, điều kiện dân sinh đã thay đổi, văn hóa giáo dục từng bước phát triển ....
Những năm đầu dự án được triển khai đã thu hút rất đông sự tham gia của người dân địa phương bởi những lợi ích mà nó mang lại. Trong hầu hết các hoạt động đều thu hút được khá đông người dân tham gia. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các hoạt động trồng rừng (trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ), không riêng gì Mường Pồn mà hấu hết các xã trong huyện Điện Biên đều không đạt về chỉ tiêu đề ra. Thậm chí có những diện tích trồng rừng sản xuất nay đang được các hộ chuyển sang trồng Cao su, trồng sắn, ngô…Vấn đề này được xác định bởi những nguyên nhân chính sau đây:
- Người dân không quen với khái niệm coi trồng rừng là một việc kinh doanh có hiệu quả. Việc thiếu kiến thức về thị trường cho gỗ và các sản phẩm rừng trong khi không được định hướng khi tham gia dự án đã làm cho người tham gia trồng rừng chịu tổn thất. Trên thực tế có một số hộ đang phá bỏ các diện tích rừng trồng phòng hộ và sản xuất cũng như chuyển đổi đất canh tác nương rẫy sang trồng Cao su. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi về nhu cầu trồng cây gì trên đất lâm nghiệp thì có đến 93% số hộ trả lời rằng họ muốn trồng cây cao su. Có thể minh chứng qua một số mô hình mà người dân đang phá đi để trồng cây Cao su như MH trồng Thông xen Keo, MH Keo thuần loài. Có đến 89% số hộ dân được hỏi trả lời rằng họ không biết sẽ bán nhựa thông cho ai, ở đâu, họ được tuyên truyền rằng nếu khai thác nhựa thông và bán sẽ thu được lợi nhuận rất cao (cao như thế nào không ai trả lời được cụ thể - 100% số hộ được phỏng vấn đều không biết 1kg nhựa Thông hiện tại giá bao nhiêu) nhưng cho đến nay đã 11 năm họ chưa được khai thác nhựa. Đối
tư liệu sản xuất chính của hộ). Tuy nhiên với những hộ nghèo hơn thì họ ít có khả năng chờ đợi hơn (diện tích trồng rừng này là tư liệu sản xuất chính của gia đình).
- Điều kiện sinh lý tự nhiên của cây trồng bất lợi cho người nông dân: Một trong những đặc trưng bất lợi của cây gỗ đối với người nghèo là người trồng rừng phải đợi nhiều năm mới có thu nhập trong khi tiền lãi từ cây gỗ không thể so sánh với nhiều loại cây trồng khác ở địa phương như Lúa nương hay Ngô. Đối với các hộ nghèo còn chưa đảm bảo an toàn lương thực nếu không nhận được một khoản thù lao hợp lý sẽ hầu như không quan tâm đến việc trồng và bảo vệ rừng. Nhưng trên thực tế suất đầu tư cho trồng rừng quá thấp, chỉ đủ mua cây giống và phân bón, người dân thì phải bỏ hoàn toàn sức lao động và phải chờ đợi.
- Bên cạnh đó sự không phù hợp điều kiện đất đai của một số loài cây dẫn đến khả năng sinh trưởng rất kém thậm chí có thể chết hàng loạt (Keo) nếu nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài. Các hộ dân cũng “than phiền” rất nhiều về chất lượng cây giống được cấp cho trồng rừng tuy nhiên họ lại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ phải trả chi phí cho cây giống nếu như không chăm sóc tốt và để chúng bị chết. Và thực tế là hầu như rất ít các hộ nhận được đầy đủ tiền công trồng và chăm sóc rừng.
- Việc thanh quyết toán sẽ được thực hiện vào cuối năm nếu các hộ hoàn thành các hoạt động và đảm bảo về số lượng cây sống theo tỷ lệ quy định. Tuy nhiên trên thực tế rất ít hộ đáp ứng được điều kiện này. Do đó việc thanh toán thường bị hoãn lại, năm này nối tiếp năm khác, người dân cứ mòn mỏi chờ đợi và họ không nhận được khoản thù lao như họ đã được hứa, lòng tin của họ giảm dần.
Có thể thấy rằng, đối với các cộng đồng vùng sâu vùng xa việc thu hút họ tham gia một chương trìn hoạt động nào đó đã khó thì việc duy trì mối quan tâm của họ đối với các hoạt động đó còn khó hơn nhiều lần. Chúng ta không thể đẩy hết lỗi cho người dân. Việc đảm bảo mục tiêu của nhà nước phải xem xét tới mối quan tâm của cộng đồng để cùng đạt mục đích là điều nên làm và phải được duy trì một cách bền vững. Thực hiện đúng quy định nhà nước là điều đương nhiên, nhưng việc tìm phương hướng giải quyết một cách linh hoạt với những vấn đề thực tế ở địa phương để các chương trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả mới là điều cần
thiết. Khi đó các chương trình phát triển của Nhà nước mới thực sự có ý nghĩa, mới thu hút được sự quan tâm của cộng đồng.
4.5.2.3. Tác động dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong sử dụng, chăm sóc và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Trước những năm 90, diện tích đất lâm nghiệp chưa được giao tới HGĐ nên hiện tượng đốt nương làm rẫy xảy ra thường xuyên và là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Đặc biệt là đối với các bản người H’mông với tập tục du canh du cư, người Khơ mú với tập quán đốt nương làm rẫy đã làm cho diện tích rừng của Mường Pồn thu hẹp rất nhanh. Năm 1991, diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch để giao cho HGĐ. Năm 1994, sau khi Nghị định 02/CP ra đời, các HGĐ đã nhận đất rừng mới bắt đầu được cấp sổ xanh hay còn gọi là sổ Lâm bạ. Từ năm 1991- 1992, diện tích này đa số bị suy thoái nên người dân vẫn làm nương nhưng bấp bênh, không đều đặn.
Theo như trao đổi của Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Điện Biên, những năm đầu triển khai dự án tuy diện tích rừng tự nhiên của xã tương đối lớn (4.068,25 ha) với ý nghĩa đặc biệt quan trọng là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho cộng đồng nhưng ý thức quản lý bảo vệ rừng của nhân dân địa phương vẫn không cao. Họ cho rằng đó là nguồn tài nguyên chung, là “của trời cho” và có quyền được thác, sử dụng như một lẽ tất nhiên. Họ cho rằng tài nguyên rừng là vô tận, chặt cây này, chắc chắn sẽ có cây khác mọc, mất động vật này sẽ có động vật khác…và những thứ họ lấy đi từ rừng là ít hoặc có ảnh hưởng rất nhỏ tới vai trò vốn có của nó. Bên cạnh đó thì các nguồn thu của địa phương rất đơn giản và thấp nên rất nhiều thứ họ cần cho cuộc sống vẫn phải lấy từ rừng. Vì vậy, hiện tượng cháy rừng, khai thác gỗ trái phép, chặt củi, kể cả củi tươi vẫn xảy ra thường xuyên.
Năm 2000 dự án bắt đầu được triển khai tại xã. Thông qua các hoạt động phổ cập, tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của dự án, lần đầu tiên người dân địa phương được trực tiếp tham gia vào công tác QHSDĐ, giao đất lâm nghiệp, chủ động thảo luận, thống nhất và xây dựng QƯBVR thôn bản, có quyền tự giải quyết các vấn đề về quản lý bảo vệ rừng địa phương. Việc tuyên truyền cho người dân
cuộc sống của chính họ thông qua việc lấy dẫn chứng về sức tàn phá của những đợt lũ lớn và những hậu quả mà nó gây ra cho người dân. Bên cạnh đó thì việc lấy dẫn chứng về diện tích canh tác lúa 2 vụ bị giảm dần, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã bị thu hẹp lại do thiếu nước là do phá rừng gây nên đã cho người dân cái nhìn cụ thể và sinh động nhất về tác hại của việc phá rừng. Thông qua các đợt truyền thông này, kết hợp cùng với chính quyền đại phương, lãnh đạo các thôn bản và người dân đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng, từ đó rừng của Mường Pồn đã được chính người dân bảo vệ. Cho đến nay xã Mường Pồn hiện có trên 4.000ha rừng tự nhiên với nhiều loài cây gỗ quý và có trữ lượng đang được duy trì rất tốt. Ở các bản đều có khu chăn thả riêng, khu lấy củi riêng được quy định rõ ràng. Nếu hộ nào có nhu cầu lấy gỗ làm nhà đều phải được sự nhất trí của trưởng thôn và kiểm lâm địa bàn… Có thể nói công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng của người dân ở Mường Pồn được thực hiện rất hiệu quả, đó là kết quả của sự phối kết hợp chặt chẽ giữa dự án, chính quyền địa phương và người dân.
Với rừng trồng, trước khi thực hiện dự án ở xã chỉ còn một diện tích nhỏ rừng trồng của dự án 327 (không có thống kê về diện tích, ước chừng toàn xã còn khoảng 15 - 20 ha) còn sót lại (diện tích không tập trung với loài cây trồng chính là Luồng và Keo). Người dân cũng không tự bỏ vốn trồng bất kỳ loại rừng nào trước khi dự án được triển khai cũng như cho đến thời điểm hiện tại. Nếu được đánh giá một cách chủ quan về hoạt động trồng rừng tại địa phương thì có thể nói là “không thành công”. Có thể nói như vậy vì thực tế một mô hình thành công không chỉ đơn thuần ở việc nó đem lại lợi nhuận bao nhiêu mà quan trọng là nó có thuyết phục được người nông dân duy trì nó không, có làm theo như thế không? Nhưng thực tế