Kết quả chủ yếu của Dự án tại xã Mường Pồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại xã mường pồn, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 47 - 58)

4.4.1.1. Thay đổi về độ che phủ rừng

Độ che phủ được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của các hoạt động lâm nghiệp. Sự tăng lên nhanh chóng về độ che phủ của rừng trong những năm qua ở xã Mường Pồn là dấu hiệu tích cực trong hoạt động phát triển rừng tại địa phương. Giai đoạn 2000 – 2003 độ che phủ rừng tăng lên

nhanh chóng là do hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng được đồng loạt triển khai, do đó sau 4 năm thực hiện độ che phủ rừng đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 4.8: Độ che phủ của rừng qua các năm Năm Mức tăng độ che phủ của

rừng (%)

Độ che phủ rừng qua các năm (%) 2000 0,7 33,38 2001 1,23 34,61 2002 1,82 36,43 2003 3,25 39,68 2004 1,2 40,88 2005 1,13 42,01 2006 0,82 42,83 2007 0,8 43,63 2008 1,15 44,78 2009 1,17 45,95 2010 1,19 47,14

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên, 2011)

Hình 4.2 : Mức tăng độ che phủ của rừng qua các năm

được triển khai, phần lớn diện tích đất trồng rừng phòng hộ và sản xuất đều ở gần khu dân cư, việc lựa chọn đất cho trồng rừng không gặp khó khăn, hoạt động bảo vệ rừng cũng được thực hiện rất tốt, rừng ít bị tác động nhất là đối với cây gỗ, do vậy khả năng phục hồi rừng nhanh. Cũng sau 4 năm thực hiện, rừng trồng của dự án đã bắt đầu khép tán do vậy vào năm 2003 mức tăng độ che phủ của rừng đạt cao. Tuy nhiên những năm về sau việc huy động người dân tham gia trồng rừng ngày càng khó, cùng với việc không lựa chọn được đất trồng rừng phù hợp thì dự án cũng vấp phải những vấn đề từ phía người dân. Nguyên nhân này xuất phát từ vấn đề hưởng lợi của các hộ không được giải quyết dứt điểm và rõ ràng (tiền hỗ trợ trồng rừng của người dân không được thanh toán đầy đủ và kịp thời, việc thanh toán không công bằng giữa các đối tượng tham gia dự án), dẫn đến sự mất lòng tin của người dân vào chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó năm 2007, dự án trồng cây cao su được triển khai rộng khắp ở các đị phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên, với những chính sách cởi mở, lợi ích rõ ràng và cao hơn nhiều so với dự án 661 đã thúc đẩy các hộ phá diện tích rừng trồng để trồng cây cao su, những diện tích rừng phục hồi thuộc đất trồng rừng sản xuất cũng đã bị người dân chuyển sang trồng cao su, do đó trong năm 2007 độ che phủ rừng giảm mạnh. Nếu như tỉnh không nhanh chóng có những giải đáp thỏa đáng thì, không có những cải thiện trong cách thức làm dự án thì chắc chắn việc bảo vệ những diện tích rừng trồng, rừng phòng hộ sẽ rất khó khăn.

4.4.1.2. Hoạt động bảo vệ rừng

Dự án 661 đã góp phần làm cho nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng. Cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở các cấp đã tăng cường, quan tâm nhiều đến công tác xã hội hoá lâm nghiệp, góp phần tích cực trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở.

Các diện tích rừng được khoán bảo vệ chủ yếu là rừng phòng hộ ở những nơi rất xung yếu, bảo vệ đầu nguồn nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi. Nhìn chung các khu rừng đã được bảo vệ tốt, hạn chế được tình trạng khai thác rừng trái phép. Bên cạnh đó, việc khoán bảo vệ rừng đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia vào

nghề rừng thông qua các hợp đồng kinh tế, phần nào đã tăng được thu nhập cho người dân trong vùng dự án, góp phần xoá đói giảm nghèo. Kết quả sau 11 năm thực hiện dự án được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9: Diện tích rừng bảo vệ rừng theo kế hoạch và thực hiện

Năm Kế hoạch bảo vệ rừng (ha) Thực hiện bảo vệ rừng (ha) Tỷ lệ thực hiện (%)

2000 455 350 76,92 2001 495 397 80,20 2002 560 380 67,86 2003 570 513 90,00 2004 515 405,3 78,70 2005 550 410,4 74,62 2006 526 401,6 76,35 2007 518 514 99,23 2008 542 527,2 97,27 2009 554 501,2 90,47 2010 500 438 87,60 5785 4.837,70 83,57

Trao đổi với lãnh đạo Ban QLRPH Điện Biên chúng tôi được biết, công tác bảo vệ rừng được người dân địa phương thực hiện rất tốt. Từ khâu tổ chức đội tuần tra bảo vệ đến việc phân chia quyền lợi cũng như xử lý các vi phạm đều được thực hiện khá bài bản và được sự ủng hộ của cộng đồng. Tìm hiểu sâu về vấn đề này chúng tôi được biết: Thực tế, việc sử dụng lâm sản của người dân địa phương chủ yếu chỉ để phục vụ cho đời sống của họ (gỗ làm nhà, chuồng trại, rau rừng cho chăn nuôi gia súc, thuốc nam chữa bệnh, củi đun), mà các sản phẩm này đều có thể lấy được từ rừng tự nhiên. Nếu các hộ tham gia bảo vệ rừng tốt thì việc xin cấp phép khi khai thác các sản phẩm từ rừng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều (chủ yếu là khai thác gỗ làm nhà, chuồng trại). Ngoài những lợi ích kể trên, họ cũng được nhận tiền công từ việc tham gia bảo vệ rừng và không phải bỏ ra bất kỳ khoản chi phí nào khác cho đối tượng rừng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác khoán bảo vệ rừng còn gặp một số hạn chế sau: Một số diện tích rừng nghèo kiệt đưa vào bảo vệ nhưng diễn thế không thay đổi, diện tích rừng trồng chuyển sang bảo vệ do điều kiện đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, cây trồng sinh trưởng phát triển kém tỉ lệ thành rừng thấp.

4.4.1.3. Hoạt động trồng rừng

Phát triển trồng rừng là nhiệm vụ trọng tâm của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đây cũng chính là giải pháp được đưa ra để góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi mà điều kiện tự nhiên khó khăn, trình độ dân trí thấp và tập quán canh tác còn lạc hậu. Kết quả của giai đoạn 2000 – 2010 sau 11 năm triển khai dự án trên địa bàn xã Mường Pồn được thống kê ở bảng 4.10:

Bảng 4.10: Diện tích trồng rừng phòng hộ theo kế hoạch và thực hiện

Năm Kế hoạch trồng rừng (ha) Thực hiện trồng rừng

(ha) Tỷ lệ thực hiện (%) 2000 55 34 61,82 2001 50 38 76,00 2002 50 29,5 59,00 2003 48 31,7 66,04 2004 45 28,4 63,11 2005 60 27,32 45,53 2006 49 27,9 56,94 2007 46 21,72 47,22 2008 38 19,14 50,37 2009 42 21,24 50,57 2010 30 13,36 44,53 513 292,28 56,47

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên, 2011)

Bảng 4.11: Diện tích trồng rừng sản xuất theo kế hoạch và thực hiện Năm Kế hoạch trồng rừng (ha) Thực hiện trồng rừng (ha) Tỷ lệ thực hiện (%) 2000 40 22 55 2001 40 21,5 53,75 2002 32 16 50 2003 35 15,5 44,29 2004 30 18 60,00 2005 30 13,9 46,33 2006 28 14,6 52,14 2007 26 15 57,69 2008 20 10,37 51,85 2009 15 6,19 41,27 2010 10 4,28 42,8 306 157,34 50,47

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên, 2011)

Kết quả trên cho thấy kết quả trồng rừng so với kế hoạch đạt tỷ lệ rất thấp (56,47% đối với trồng rừng phòng hộ và 50,47% đối với trồng rừng sản xuất), đây là tình trạng không chỉ xảy ra riêng đối với xã Mường Pồn mà là thực tế chung trên toàn tỉnh Điện Biên. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu vẫn là do cơ chế hỗ trợ chưa khuyến khích người dân tham gia. Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí cho người trồng rừng từ 2,5triệu đồng/ha năm 1999 lên 4 triệu đồng/ha năm 2002, 6 triệu đồng/ha năm 2006 và năm 2008 đã tăng lên 10 triệu đồng/ha (áp dụng cho rừng phòng hộ), 2 triệu đồng/ha năm 1999 (áp dụng cho rừng sản xuất) nhưng với đặc thù của tỉnh Điện Biên nói chung và xã Mường Pồn nói riêng có phần chưa phù hợp.

Tính theo định mức chung, 1ha rừng phòng hộ cần được đầu tư từ 13 – 15 triệu đồng, song cho đến thời điểm hiện nay Nhà nước mới chỉ hỗ trợ cho người dân là 10 triệu/ha (trọn gói từ công thiết kế, cây giống, công trồng, chăm sóc). Đối với rừng sản xuất, trồng mới 01 hécta cần đầu tư từ 15 – 16 triệu đồng, nhưng người dân chỉ được hỗ trợ 2 – 5 triệu đồng (tùy theo khu vực người dân sinh sống). Như vậy, ngày công lao động của người trồng rừng chỉ đạt 12.000-15.000 đồng/người. Trong khi đó, ngày công lao động phổ thông ở tỉnh hiện nay khoảng từ 70.000 – 100.000 đồng/người/ngày. Đơn giá hỗ trợ thấp hơn so với thị trường cộng với việc sau khi đã nghiệm thu tỷ lệ cây sống mới được thanh toán, làm cho người dân càng không mặn mà trồng rừng. Mặt khác, đời sống của người dân thuộc khu vực cần phát triển rừng đều là dân nghèo, chưa có kinh tế để đáp ứng trồng rừng, mà phải trông đợi vào vốn đầu tư của Nhà nước.

Khi Chính phủ mới triển khai dự án trồng rừng, những năm đầu, bà con nhiệt tình hưởng ứng, vì phần lớn diện tích đất quy hoạch trồng rừng gần bản, cụm dân cư, các quy định thanh toán kinh phí trồng rừng cũng “mềm” hơn bây giờ.

Từ năm 2006 đến nay, Nhà nước quy định: Sau khi trồng, tỷ lệ cây rừng phải sống từ 85% trở lên mới được thanh toán toàn bộ kinh phí. Nếu số lượng cây sống thấp dưới con số trên, bà con phải trồng dặm và đợi đến năm sau mới được thanh toán. Trong khi đó việc thông tin về chính sách của Nhà nước đến cộng đồng

của người dân đối với chính sách của Nhà nước và trực tiếp là đối với các cán bộ triển khai dự án tại hiện trường. Do đó việc vận động người dân tiếp tục tham gia trồng rừng rất khó khăn khi mà vấn đề hưởng lợi của người dân đối với dự án chưa được giải quyết triệt để. Chúng ta đều biết, để cây rừng đạt tỷ lệ sống cao, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Kỹ thuật đào hố, biện pháp trồng, chăm sóc, chất lượng cây giống và nhất là điều kiện thời tiết. Các tỉnh phía Tây Bắc có khí hậu hai mùa rõ rệt, nếu trồng rừng muộn, gặp thời tiết nắng hạn kéo dài cây khó sống, nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ cây sống để áp đạt việc thanh toán như hiện nay sẽ rất thiệt thòi cho người trồng rừng.

Bên cạnh đó, từ khi trồng rừng đến lúc thu hoạch mất 7 – 8 năm, phần lớn các hộ ở địa phương đều có điều kiện kinh tế khó khăn, vì vậy họ đang tính trồng cây gì, nuôi con gì trong thời gian ngắn nhất cho thu hoạch để giải quyết cái ăn trước mắt, sau đó mới tính đến chuyện lâu dài.

Theo phương châm: “Gần và dễ làm trước, xa và khó làm sau”, nhưng vài năm gần đây diện tích thiết kế rừng trồng mới trên địa bàn xã chủ yếu là ở xa nơi dân ở, giao thông đi lại khó khăn. Cán bộ lâm nghiệp phải đi bộ cả buổi, thậm chí quá nửa ngày đường mới mang cây đến trồng được, trong khi tiền thù lao quá thấp, chỉ bằng 8% trong tổng số kinh phí Nhà nước cấp cho công tác trồng rừng hàng năm, do đó không đảm bảo về các điều kiện phục vụ công tác (xăng xe đi lại…) cũng như các điều kiện sinh hoạt khác của họ tại địa phương.

Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng, là do diện tích thiết kế đất trồng rừng đa số nằm trên diện tích đất nương rẫy của người dân đã được giao khoán từ những năm 1999 theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp… Vì vậy, khi người dân đã không hào hứng với việc trồng rừng, thì đương nhiên diện tích đất nương rẫy này cũng không được chuyển cho các đơn vị chức năng để thực hiện trồng rừng. Các hộ cho biết, việc hỗ trợ quá thấp, nếu lấy diện tích nương rẫy để trồng rừng, người dân nơi đây sẽ càng gặp khó khăn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở chế

biến lâm sản trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, chưa tiêu thụ được sản phẩm lâm sản, và nếu vận chuyển sản phẩm lâm sản về xuôi tìm nơi tiêu thụ thì sẽ bị lỗ.

Cho đến thời điểm này, một số diện tích rừng trồng phòng hộ đã được khai thác tỉa thưa, tuy nhiên việc xin cấp phép khai thác rất phức tạp nên người dân không muốn và không dành đất cho loại hình rừng này.

Các ban, ngành, nhất là chính quyền cấp cơ sở chưa có biện pháp chỉ đạo quyết liệt. Lãnh đạo xã, bản chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Ban quán lý trồng rừng để khảo sát, quy hoạch cụ thể, chi tiết nơi nào là diện tích làm nương, đâu là vùng đất để trồng rừng. Trên thực tế, để chuẩn bị kế hoạch trồng rừng năm tới, cán bộ kỹ thuật sẽ dựa trên bản đồ để xem xét những khu vực đất nào chưa trồng rừng thì sẽ đến từng hộ để vận động họ tham gia, sau đó đưa vào kế hoạch trồng rừng. Thông thường các hộ được lựa chọn có diện tích tương đối gần nhau, liền khoảnh, liền khu để dễ quản lý bào vệ. Tuy nhiên trên thực tế việc vận động các hộ dân không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong đợi. Do đó có những năm để đảm bảo kế hoạch về diện tích, rừng được trồng rải rác và như vậy việc quản lý bảo vệ đương nhiên là khó khăn. Việc trồng xen các lô rừng giữa những hộ canh tác nương rẫy thường xảy ra không ít nguy cơ như lửa rừng, gia súc phá hại…

Công tác tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của trồng rừng còn nhiều “khoảng trống”. Được biết, mặc dù thời gian qua, cán bộ các Ban quản lý trồng rừng về tận các xã, bản vận động nhân dân trồng rừng, nhưng kết quả không như mong muốn.

Mường Pồn là một trong những xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các bản trong xã phân bố không tập trung, đặc biệt là những bản người H’mông thường ở trên núi cao, cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn, trên địa bàn xã cũng chưa có cơ sở chế biên lâm sản, không có thị trường ổn định cho các loại lâm sản, trình độ dân trí thấp với nhiều dân tộc thiểu số khác nhau cùng sinh sống; chính vì vậy nhiệm vụ trồng rừng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người dân.

4.4.1.4. Nguồn vốn đã đầu tư cho dự án tại xã

* Về đầu tư NSNN thực hiện dự án

Từ năm 2000 đến năm 2010 ngồn vốn dự án đã đầu tư theo các năm như sau:

Bảng 4.12: Tổng hợp nguồn đầu tư từ năm 2000 đến năm 2010 của dự án 661 cho xã Mường Pồn

Năm Vốn NSTW (đ) Vốn địa phương (đ) Tổng (đ)

2000 135.940.000 10.560.000 146.500.000 2001 152.570.000 5.280.000 157.850.000 2002 158.310.000 10.690.000 169.000.000 2003 183.450.000 0 183.450.000 2004 162.655.000 7.210.000 169.865.000 2005 151.350.000 6.250.000 157.600.000 2006 220.760.000 16.000.000 236.760.000 2007 194.260.000 17.460.000 211.720.000 2008 251.360.000 13.500.000 264.860.000 2009 261.840.000 13.060.000 274.900.000 2010 185.960.000 0 185.960.000 2.058.455.000 100.010.000 2.158.465.000

(Nguồn: Ban QLRPH huyện Điện Biên, 2011)

Như vậy, từ năm 2000 đến 2010 dự án đã đầu tư 2.158.465.000 đồng (trong đó vốn từ NSNN chiếm đến 95,4%, còn vốn của địa phương chỉ chiếm 4,6%). Kết quả đó đã góp phần vào nâng cao thu nhập của HGĐ, tạo sự tin tưởng cho người dân qua việc tiếp nối các hoạt động của dự án, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Tiến độ cấp ngân sách Nhà nước hàng năm cơ bản đều đáp ứng đủ theo kế hoạch đã giao. Tuy nhiên trên thực tế hàng năm kế hoạch trồng rừng bảo vệ rừng của xã Mường Pồn đều không đạt kế hoạch đề ra, do đó nguồn vốn kết dư khá lớn.

Việc sử dụng nguồn NSNN cấp thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đều sử dụng đúng mục đích và đầu tư vào các công trình đã được giao chỉ tiêu kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại xã mường pồn, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)