3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mường Pồn nằm ở phía Tây Bắc huyện Điện Biên, cách trung tâm huyện khoảng 25km. Phía Đông giáp xã Nà Tấu, xã Nà Nhạn, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp xã Thanh Nưa, phía Bắc giáp huyện Mường Chà.
3.1.1.2. Địa hình
- Xã Mường Pồn nằm ở độ cao từ 371.5m đến 1482.5m, là xã có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đi lại của nhân dân.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Mường Pồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21,8oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38,6oC vào tháng 5, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là – 0,4oC vào tháng 1. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 83,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.583,1 mm. Các yếu tố hạn chế như gió Lào, gió mùa đông bắc, sương mù, sương muối.
Nhìn chung khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt độ nóng ẩm nên rất thích hợp có rừng nhiệt đới phát triển.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khí hậu chủ yếu của các tháng trong năm
Tháng Nhiệt độ TB (oC )
Lượng mưa TB (mm)
Số ngày mưa
(ngày) Độ ẩm không khí (%) Lượng bốc hơi (mm)
1 15,7 19,3 3,9 83,0 65,7
2 17,6 32,8 3,6 80,0 83,3
3 20,7 52,4 5,4 78,0 101,9
Tháng Nhiệt độ TB (oC ) Lượng mưa TB (mm) Số ngày mưa (ngày) Độ ẩm không khí (%) Lượng bốc hơi (mm) 6 25,9 275,4 19,4 85,0 73,4 7 25,7 313,5 21,9 86,0 67,2 8 25,4 346,0 21,5 87,0 57,7 9 24,6 147,3 13,1 86,0 58,8 10 22,4 63,8 8,0 85,0 63,8 11 19,1 25,6 4,7 84,0 63,9 12 15,8 18,6 3,0 84,0 60,0 21,8 1583,1 132,1 83,3 889,6 3.1.1.4. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của xã Mường Pồn được hình thành từ đá mẹ gồm các nhóm chính sau: Đá trầm tích, đá biến chất và đá mắc ma a xít.
Các loại đất chính: quá trình hình thành điển hình là quá trình Ferarit phát triển trên ba nhóm đá mẹ:
+ Đất Ferarit phát triển trên nhóm đá mắc ma. + Đất Ferarit phát triển trên nhóm đá trầm tích. + Đất Ferarit phát triển trên nhóm đá biến chất.
+ Đất Ferarit phát triển trên phù sa cổ ven suối, sông, thung lũng.
3.1.1.5. Nguồn nước
- Nước mặt: có hai con sông chảy qua địa bàn xã là sông Nậm Ti và sông Nậm Pồn.
- Nước ngầm: Nhân dân chủ yếu lấy nước từ các khe suối làm nước sinh hoạt hàng ngày.
3.1.1.6. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Mường Pồn là một trong những xã có thế mạnh để phát triển sản xuất lâm nghiệp do có quỹ đất lâm nghiệp tương đối lớn. Xã có đường giao thông liên huyện đi qua nên sẽ rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nói chung và lâm sản nói riêng.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Mường Pồn năm 2010
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I. Đất sản xuất nông nghiệp 3045,64 24,33
1.Đất trồng cây hàng năm 2384,99 19,05
1.1. Đất trồng lúa (lúa nương + nước) 518,79 4,14
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1866,2 14,91
2. Đất trồng cây lâu năm 660,65 5,28
II. Đất lâm, nghiệp 7833,62 62,58
1. Đất rừng sản xuất 1896,01 15,15
2. Đất rừng phòng hộ 5937,61 47,44
3.Đất rừng đặc dụng 0 0,00
III. Đất nuôi trồng thuỷ sản 18,89 0,15
IV. Đất thổ cư 140,51 1,12
V. Đất khác 1478,49 11,81
Tổng 12517,15 100,0
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 – Sở TNMT tỉnh Điện Biên)
Mường Pồn được xem là một trong những xã quản lý tài nguyên rừng cộng đồng rất tốt. Hiện nay Mường Pồn cũng là một trong những xã của huyện Điện Biên đang mạnh dạn chuyển diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su để phát triển kinh tế. Từ năm 2007 đến nay, toàn xã đã trồng được 261 ha cao su.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
3.1.2.1. Dân cư
Xã Mường Pồn có 10 thôn bản (dân tộc thái 5 bản, dân tộc Khơmú 2 bản, dân tộc H’Mông 3 bản). Toàn xã có 786 hộ với 3.739 nhân khẩu (Nguồn: Cục thống
kê tỉnh Điện Biên, tháng 5 năm 2011).
Dân tộc kinh chiếm 0.1%, dân tộc thái 64.7%, dân tộc H’Mông chiếm 24.1%, dân tộc Khơ mú chiếm 11.1%.
3.1.2.2. Đời sống, kinh tế
Mường Pồn là một xã thuần nông, thu nhập chính của nông dân chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi, trồng trọt. Năng suất cây trồng trong những năm gần đây đạt từ 40 - 45tạ/ha. Chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập chính của nông dân sau trồng trọt. Trong những năm qua tình hình chăn nuôi của xã tương đối phát triển, nhờ có hệ thống thú y viên và tủ thuốc thú y thôn bản tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được triệt để hơn đã hạn chế được các dịch bệnh.
Xã hiện còn khoảng 40% số hộ nghèo và khoảng 23,9 % số hộ đói và thiếu ăn vào những ngày giáp hạt. Thu nhập bình quân của người dân trong xã là dưới 400 nghìn một tháng.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng xã Mường Pồn còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đường giao thông liên xã, liên thôn chủ yếu là đường đất, đi lại khó khăn, nhất là về mùa mưa.
3.1.2.4. Y tế, giáo dục
Toàn xã có 1 trường trung học cơ sở tại trung tâm xã và 8 trường tiểu học tại các bản với 50 lớp học, số học sinh 946 học sinh. Nói chung cơ sở vật chất phòng học ở trung tâm và các bản lẻ tương đối tạm ổn, mặc dù còn 1 số bản phòng học chưa được kiên cố hóa. Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình công tác, phong trào dạy và học luôn được đổi mới chất lượng thi chuyển lớp cũng như thi tốt nghiệp đạt từ 85 - 90%.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Những nét chính về dự án
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án đặc biệt với địa bàn trải khắp các địa phương trên phạm vi cả nước với đối tượng hưởng lợi chính là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các dân tộc thiểu số, đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa X bằng Nghị quyết 08 ngày 5 tháng 2 năm 1997 với các mục tiêu:
- Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chú trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, đưa tỷ lệ che phủ lên trên 40 % diện tích của cả nước;
- Tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản;
- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định đời sống, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 661/ QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án với các nhiệm vụ cụ thể, gồm:
- Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rừng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo chương trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.
- Trồng rừng đến năm 2010
+ Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư.
+ Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: Rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm,… khoảng 2 triệu ha, cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triê ̣u ha, đồng thời huy động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trống để trồng cây phân tán.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, đến hết năm 2005, cả nước đã trồng mới được 1.309.380 ha, trong đó rừng phòng hộ 620.567 ha; rừng đặc dụng 24.247 ha; rừng sản xuất 664.557 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 763.582 ha; độ che phủ rừng đạt 37%.
Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, khả năng về đất đai và nguồn vốn, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010, cụ thể như sau:
- Bảo vệ có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng tự nhiên, trong đó khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng mỗi năm 1,5 triệu ha.
- Trồng mới 1.000.000 ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (bình quân mỗi năm trồng 50.000 ha), 750.000 ha rừng sản xuất (bình quân mỗi năm trồng 150.000 ha).
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 803.000ha, trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 403.000ha, khoanh nuôi mới 400.000ha.
- Tổng dự toán vốn đầu tư là 14.653 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 4.515 tỷ đồng, vốn vay và các nguồn vốn khác phục vụ trồng rừng sản xuất là 9.000 tỷ đồng, vốn dự phòng 1.138 tỷ đồng.
- Sau khi hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 đã được điều chỉnh, Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn và điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia để đạt mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng.
4.2. Khái quát dự án tại tỉnh Điện Biên và kết quả dự án
4.2.1. Khái quát dự án tại Điện Biên
Điện Biên là tỉnh có tiềm năng về đất lâm nghiệp và đất có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp rất lớn. Toàn tỉnh có 602.566,42 ha đất lâm nghiệp, chiếm 63,01 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tích đất có rừng của Điện Biên hiện nay là 400.776,1 ha, chiếm 66,04% đất lâm nghiệp và đạt tỷ lệ che phủ 42%, trong đó rừng tự nhiên là 387.051,1 ha, chiếm 96.58% đất có rừng; rừng trồng là 13.725 ha chiếm 3,42% [35 - 36]. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Để có được những kết quả khả quan về tỷ lệ che phủ cũng như diện tích rừng phòng hộ lớn như vậy là do Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã luôn thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm đối với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong những năm qua, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được xem là dự án lâm nghiệp lớn nhất trên địa bàn tỉnh kể cả về quy mô diện tích, nguồn vốn đầu tư cũng như sự thu hút lực lượng lao động. Dự án được đánh giá là có sức ảnh hưởng cũng như tác động to lớn đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp của địa phương và được các cấp lãnh đạo của địa phương đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, đất chưa sử dụng của Điện Biên còn rất lớn, tới 175.269,74 ha, chiếm 18,33% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp. Đây được xác định là nguồn tài nguyên quí giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
4.2.2. Kết quả đạt được của dự án
4.2.2.1. Mức tăng độ che phủ rừng
Sau 12 năm thực hiện dự án, độ che phủ rừng của toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể, tốc độ tăng độ che phủ rừng nhanh nhất là giai đoạn từ năm 1999 - 2004, đây là giai đoạn mà tỉnh đã tập trung vào khoanh nuôi phục hồi rừng và bảo vệ rừng. Vì vậy, đến năm 2003 sau 4 – 5 năm diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng bảo vệ phát triển nhanh làm cho độ che phủ tăng cao.
Bảng 4.1: Thống kê độ che phủ rừng của tỉnh Điện Biên qua các năm
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Điện Biên 28,72 28,80 31,00 33,40 33,35 38,45 38,48 38,94 39,31 39,74 41,52 42,95 43,15
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 661 vùng Tây Bắc – [36])
Hình 4.1 : Thay đổi độ che phủ rừng tỉnh Điện Biên qua các năm từ 1998 đến 2010 4.2.2.2. Bảo vệ rừng
Hoạt động bảo vệ rừng được các địa phương trong tỉnh thực hiện khá tốt. Hầu hết diện tích rừng thuộc diện khoanh nuôi bảo vệ đã được giao đến hộ gia đình. Tuy nhiên bằng nhiều hình thức quản lý linh động và phù hợp với từng địa phương như thông qua nhóm hộ hoặc quản lý rừng cộng đồng nên rất nhiều địa phương trên toàn tỉnh đã quản lý sử dụng tốt đối tượng rừng này.
Bảng 4.2: Diện tích bảo vệ rừng của dự án 661 tại Điện Biên
Kế hoạch bảo vệ rừng (ha) Thực hiện bảo vệ rừng (ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Bảo vệ rừng bình quân (ha/năm) Bảo vệ rừng sau kiểm chứng (ha) Tỷ lệ sau kiểm chứng (%) 183.880,50 150.432,60 81,81 12.536,05 150.432,60 81,81
4.2.2.3. Trồng rừng
Điện Biên là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của nước ta; địa hình bị chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, giao thông đi lại khó khăn, hệ thống nhà máy chế biến lâm sản còn chưa phát triển, trình độ dân trí thấp với nhiều dân tộc thiểu số khác nhau cư trú và sinh sống trên địa bàn; chính vì vậy nhiệm vụ trồng rừng thực sự chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Kết quả của giai đoạn 1999 – 2010 sau 12 năm triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thống kê ở bảng sau:
Bảng 4.3: Diện tích trồng rừng của dự án 661 tỉnh Điện Biên
Kế hoạch trồng rừng (ha) Thực hiện trồng rừng (ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Trồng rừng bình quân (ha/năm) Trồng rừng sau kiểm chứng (ha) Tỷ lệ sau kiểm chứng (%) 23.254 13.112 56,38 1.093 12.915 55,54
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 661 vùng Tây Bắc – [36])
Như vậy có thể thấy rằng, hoạt động trồng rừng đạt kế hoạch rất thấp. Trên thực tế để huy động được người dân tham gia trồng rừng tại địa phương là công việc hết sức khó khăn bởi với mức hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động trồng rừng rất thấp, trong khi nhu cầu lương thực chưa đủ đáp ứng cho cuộc sống của người dân địa phương, bên cạnh đó đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, trong tương lai để hoạt động này thu hút được sự tham gia tích cực của cộng đồng thì chính quyền địa phương các cấp của tỉnh cần có những nghiên cứu cụ thể ở nhiều góc độ đảm bảo phát triển một cách hài hòa, vừa đáp ứng về mục tiêu phát triển rừng nhưng cũng đảm bảo về lương thực cho người dân.
4.2.2.4. Khoanh nuôi phục hồi rừng
Khoanh nuôi phục hồi rừng là một trong ba chương trình trọng tâm của dự án 661, với đặc thù điều kiện địa hình phức tạp và địa bàn rộng thì đây được coi là một chương trình khả thi nhất cho tỉnh Điện Biên, vì nó lợi dụng được tối đa các quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên, bên cạnh đó yêu cầu lượng kinh phí đầu tư là không quá lớn so với các chương trình trồng rừng.
Bảng 4.4: Diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng tỉnh Điện Biên Kế hoạch khoanh nuôi PH rừng (ha) Thực hiện khoanh nuôi PH rừng (ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Khoanh nuôi PH rừng bình quân (ha/năm) Khoanh nuôi PH rừng sau kiểm chứng (ha) Tỷ lệ sau kiểm chứng (%) 476.995 343.093 71,93 28.591 343.092 71,93
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 661 vùng Tây Bắc – [36])
Bảng 4.5: Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên tỉnh Điện Biên Kết quả thực hiện Thành rừng Không thành rừng
Kế hoạch (ha) (1) Thực hiện