b. Gió tây khô và nóng
4.8.3. Những loài cây thuốc quí hiế mở Vườn quốc gia Ba Vì được quy định trong CITES và IUCN
định trong CITES và IUCN
Trong những loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở khu hệ, chúng tôi thấy có một số loài không những được bảo vệ trong nước mà còn được các tổ chức quốc tế quan tâm. Một số loài có tên trong danh lục của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới và Công ước bảo vệ đa dạng sinh học.
Đối chiếu với danh lục của IUCN và CITES [93] chúng tôi thống kê những loài thực vật được quy định ở bảng sau:
Bảng 4.16. Những loài cây thuốc ở khu vực được quy định trong danh lục của CITES và IUCN
Số
tt Tên loài cây Quy định
Tên khoa học Thường dùng Địa phương IUCN CITES
1 Cibotium barometz Lông cu li Cẩu tích App.II
2 Aglaia odorata Ngâu Ngâu LR/nt
3 Calocedrus
macrolepis
Bách xanh Đièng đang VU B1+2b 4 Cinnamomum balansae Gù hương Cù chăng điẻng A1cd,EN B1+2c 5 Dalbergia tonkinensis Sưa Sưa trắng VU A1cd
6 Helicia grandifolia Chẹo thui lá to Mạ xưa lá to VU D2
7 Knema pierrei Máu chó lá to Máu chó VU D2
8 Knema tonkinensis Máu chó bắc Máu chó VU D2
9 Madhuca
pasquieri
Sến mật Sến VU
A1cd
10 Mangifera indica Xoài Xoài DD
Phân tích bảng nói trên chúng ta thấy những loài được quy định trong CITES và IUCN phần lớn đều là những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Có 1 loài được quy định trong CITES là Lông cu li (Cibotium barometz) cấp II, trong SĐVN quy định cấp K. Chúng ta thấy có loài Gù hương (Cinnamomum balansae) được IUCN qui định cấp EN – là đối tượng rất nguy cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới, ở nước ta cũng là đối tượng hiếm gặp (trong SĐVN quy định cấp R). Nhóm cấp VU trong quy định của IUCN gồm Chẹo
thui lá to (Helicia grandifolia) – SĐVN cấp K, Máu chó lá to (Knema pierrei), Máu chó bắc bộ (Knema tonkinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri) – SĐVN cấp K. Đặc biệt có loài Sưa (Dalbergia tonkinensis) cấp quy định VU, trong SĐVN được quy định cấp V là đối tượng có nguy cơ bị tuyệt chủng, là loài thuộc nhóm IA Nghị định 32/2006/NĐ-CP nghiêm cấm khai thác và sử dụng.
Như vậy những loài ở khu hệ được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng bảo vệ phần lớn là những loài có giá trị bảo tồn nguồn gen, giá trị kinh tế ở nước ta. Đây là những đối tượng cần ưu tiên trong công tác bảo tồn ở VQGBV.
Tổng hợp các Bảng 4.14, Bảng 4.15, Bảng 4.16 chúng ta thấy khu hệ có 35 loài được quy định trong các danh lục quý hiếm cần bảo vệ chiếm 5,2% so với tổng số loài cây thuốc ở khu hệ. Trong Sách đỏ Việt Nam có 26 loài, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 13 loài, trong IUCN và CITES có 10 loài. Trong đó có một số loài rất quý hiếm là Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Bát giác liên (Podophyllum tonkinenseGagnep.) ...
Kết luận và kiến nghị
I – Kết luận
Từ những kết quả thu được trong quá trình điều tra nghiên cứu và bàn luận, chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:
1. Đã điều tra được ở khu vực VQGBV có 668 loài thực vật bậc cao có mạch được người dân địa phương (Kinh, Mường, Dao) sử dụng làm thuốc, thuộc 441 chi, 158 họ của 5 ngành thực vật Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae), Hạt kín (Angiospermae). Số loài ở khu hệ khá phong phú chiếm 17,36% tổng số loài thực vật làm thuốc của cả nước. Sự đa dạng về số lượng các taxon trong hệ thực vật làm thuốc ở đây là rất cao, tỷ lệ taxon thực vật làm thuốc so với cả nước là 22,12%.
2. Số lượng các taxon bậc họ, chi, loài là phong phú về số lượng và phân bố không đều trong các ngành thực vật bậc cao có mạch ở khu hệ. Các taxon thực vật thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất có 140 họ, 421 chi và 644 loài; Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 11 họ, 12 chi, 14 loài; Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ, 2 chi, 2 loài; Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 4 họ, 5 chi, 7 loài; Và cuối cùng là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 1 họ, 1 chi, 1 loài.
Số họ thực vật làm thuốc của khu hệ là rất phong phú, có 158 họ chiếm 51,47% tổng số họ của cả nước. Các họ có nhiều loài phần lớn nằm trong lớp hai lá mầm (Dicolyledoneae). Trong 19 họ có số lượng loài lớn hơn 10, chỉ có 3 họ thuộc lớp 1 lá mầm (Monocolyledoneae). Có 10 họ lớn nhất với số loài lớn hơn 15 là: Thầu dầu (Euphorbiaceae) 38 loài, Cúc (Asteraceae) 35 loài, Cà phê (Rubiaceae) 26 loài, Dâu tằm (Moraceae) 24 loài, Đậu (Fabaceae) 23 loài, Trúc đào (Apocynaceae) 19 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 17 loài, Cam (Rutaceae) 17 loài, Gừng (Zingiberaceae) 16 loài và Đơn nem (Myrsinaceae)
16 loài. Chúng ta cũng có thể dự đoán có nhiều khả năng phát hiện thêm những loài cây thuốc mới trong những họ lớn này.
Khu hệ thực vật làm thuốc có tới 441 chi chiếm 28,05% so với cả nước. ChiFicuscó 16 loài là lớn nhất, tiếp đó là chi Ardisiacó 9 loài,Cinnamomum
có 7 loài vàPiper có 6 loài. Các chi có số lượng loài lớn chiếm 5,22% tổng số chi của hệ với 118 loài chiếm 17,66 % tổng số loài của cả hệ.
3. Thực vật làm thuốc ở khu hệ núi Ba Vì rất đa dạng về dạng sống. Dạng được dùng nhiều nhất để làm thuốc là cây thân thảo có 196 loài tiếp đến là cây thân gỗ có 169 loài, cây bụi có số lượng 164 loài, dây leo có 120 loài và dạng sống phụ sinh có 18 loài.
4. Nơi sống của thực vật làm thuốc chủ yếu là ở núi có 375 loài chiếm 56,14% tổng số loài. Dạng sinh cảnh đồi trọc, trảng cây bụi có 157 loài chiếm 23,50% tổng số loài. Dạng môi trường sống ở vườn nhà, bản làng, nương rẫy có 244 loài chiếm tỉ lệ 36,53%. Sinh cảnh sống ở gần nước có số lượng loài ít nhất có 49 loài chiếm tỉ lệ 7,34% tổng số loài của khu hệ. Như vậy nguồn dược liệu của người dân địa phương chủ yếu lấy ở trong rừng.
5. Quá trình sử dụng thực vật làm thuốc của người dân địa phương rất đa dạng và phong phú. Thường sử dụng 1 bộ phận của thực vật để làm thuốc nhất (có 298 loài chiếm tỉ lệ 44,61%) hoặc sử dụng 2 bộ phận làm thuốc (có 213 loài chiếm 31,74%) và ít khi sử dụng 3 bộ phận trở lên (26 loài chiếm 3,44%).
Người dân thường dùng lá, thân và rễ cây làm thuốc. Sử dụng nhiều nhất là lá với 358 loài chiếm 53,59%, tiếp đến là thân cây 356 loài chiếm 53,29%, rễ và củ 286 loài chiếm 42,81% và ít nhất là dùng nhựa cây làm thuốc chỉ có 9 loài chiếm 1,35 % tổng số loài. Đối tượng thân và rễ bị sử dụng nhiều ảnh hưởng đến đời sống của thực vật, cách thu hái này còn bất cập và không bền vững.
Dùng khô là cách hay người dân hay dùng nhất. Có 512 loài có thể phơi khô hoặc sao để làm thuốc chiếm 76,65 % tổng số loài, dùng tươi có 87 loài chiếm 13,02%, giã nát để làm thuốc có 138 loài chiếm 20,66%, dùng làm thuốc bằng cách khác như nấu cao, nấu canh, vò nát, đun tắm ... có 91 loài chiếm 13,62%, sử dụng ngâm hoặc chế với rượu là ít nhất có 40 loài chiếm 5,99% tổng số loài.
Phương thức chung của người dân là thường thu hái lá, thân, rễ của cây rồi phơi khô để làm thuốc.
6. Có 20 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc ở địa phương. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây có thể chữa trị nhất 177 loài chiếm 26,5% tổng số loài, nhóm cây chữa bệnh ngoài da có 159 chiếm 23,8%, bệnh về thận có 117 loài chiếm 17,51%, nhóm bệnh về thấp khớp có 112 loài chiếm 16,77% và bệnh phụ nữ 106 loài chiếm 15,87% tổng số loài, đây cũng là những bệnh hay gặp ở người dân địa phương. Nhóm ít nhất là nhóm bệnh chữa ung thư chỉ có 3 loài chiếm 0,45% tổng số loài, đây là một trong những bệnh mà người dân ít gặp.
7. Qua quá trình điều tra thu thập và chọn lọc ở khu vực VQGBV và các xã vùng đệm, chúng tôi đã thu thập được 45 bài thuốc có tính thực tiễn cao để chữa trị 20 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó bài thuốc chữa bệnh ngoài da là nhiều nhất 7 bài, các bệnh đường tiêu hóa, phụ nữ, khớp có 3 bài là các bệnh thường gặp.
8. Khu hệ có 35 loài cây thuốc quý hiếm (chiếm 5,2% tổng số loài) đòi hỏi phải được ưu tiên trong công tác bảo tồn, trong đó:
Có 26 loài cây thuốc ở khu vực được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Những loài rất nguy cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng (cấp E) gồm có: Tế tân (Asarum balansae Franch.), Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Bách xanh
(Calocedrus macrolepis Kurz), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense
Gagnep.).
Có 13 loài được quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó có 2 loài được quy định trong nhóm IA – Nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại đó là Giải thùy vàng (Anoectochilus lanceolatusLindl.) và Sưa (Dalbergia tonkinensisPrain).
Có 10 loài được ghi trong danh lục của IUCN và CITES. Trong đó có Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) được IUCN quy định cấp EN là loài hiếm gặp ở trong nước và có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
II – Kiến nghị
Từ những kết quả thu được qua đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu hệ, chúng tôi có kiến nghị:
1. Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái một số loài thực vật làm thuốc có giá trị ở khu vực: Hoa tiên, Sưa, Gù hương ... làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu tính hiệu quả của các loài cây thuốc và những bài thuốc của người dân địa phương đã sử dụng.
3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì:
- Xây dựng kế hoạch bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu hệ.
ưu tiên lập kế hoạch cho các hoạt động bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và cây thuốc nói riêng. Nên có kế hoạch đầu tư từng giai đoạn cho công tác này. Xây dựng bản đồ vùng về thực vật cây thuốc. Đánh dấu những điểm, vùng xung yếu có tính đa dạng cao làm căn cứ để xây dựng các
phương án quản lý bảo vệ. Kiểm kê hiện trạng về thành phần loài cũng như số chất lượng để có kế hoạch bảo tồn cụ thể cho các loài quý hiếm.
Quy hoạch tổng thể cho các vùng tài nguyên cây thuốc. Xây dựng vùng quản lý nghiêm ngặt gồm khu vực có các nguồn gen đặc biệt quý hiếm (khu vực cốt 800m, cốt 1100m). Vùng phục hồi nơi có các nguồn gen quý hiếm bị khai thác quá mạnh (sườn phía tây xã Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì ở độ cao 400 m trở lên). Vùng có thể thu hái ở vùng này có thể cho phép người dân vào thu hái có sự hướng dẫn và kiểm soát những bộ phận mang tính bền vững như lá, hoa, quả ... để nâng cao đời sống người dân từ các sản phẩm đa dạng sinh học (xã Vân Hòa, Yên Bài, Khánh Thượng độ cao 100 -200m). Vùng trồng nguyên liệu cho người dân địa phương (xã Ba Vì, Minh Quang). Xây dựng các khu bảo tồn cây thuốc ở khu vực.
- Xây dựng các khu bảo tồn nội vi và ngoại vi cho nguồn tài nguyên này. Nên xây dựng vườn bảo tồn nội vi cây thuốc ở khu vực từ Nhà thờ (cốt 800 m) đến độ cao Bãi đỗ xe (độ cao 1100 m) là nơi có mật độ loài cây làm thuốc cao và có rất nhiều loài cây quý hiếm tập trung ở đây như Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense
Gagnep.), Hoa tiên (Asarum gabrum Merr.), Giải thùy vàng (Anoectochilus lanceolatusLindl.), Lá khôi (Ardisia silvestrisPitard).
Tiếp tục hoàn thiện Vườn thuốc cốt 400 với quy mô và chất lượng tốt hơn. ở đây chúng ta có thể bảo tồn chuyển vị một số loài như quý hiếm như Sưa (Dalbergia tonkinensisPrain), Tế tân (Asarum balansae Franch.), Mạ xưa lá to (Helicia grandifoliaLecomte).
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và thực thi pháp luật.
Hạt kiểm lâm Vườn phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm tăng cường quản lý theo tinh thần Nghị định 139/2004/NĐ-CP đối với các hoạt động thu hái bất hợp pháp, không bền vững (như các bộ phận thân
cành, đào rễ củ). Đặc biệt xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm những loài cây thuốc thuộc nhóm IA, IIA – Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc nghiêm cấm và hạn chế khai thác và sử dụng.
- Đẩy mạnh bảo tồn và sử dụng bền vững ở bên ngoài khu vực quản lý của VQGBV (Đối với 7 xã miền núi thuộc khu vực vùng đệm).
Xây dựng mô hình vườn cây thuốc với quy mô về thành phần và số lượng loài ở các xã vùng đệm, khuyến khích phát triển các vườn cây thuốc tại gia đình. UBND chính quyền địa phương các cấp nên có quyết định lập các làng nghề chính thức về trồng và chữa bệnh bằng cây thuốc nam. Các làng nghề này với quy mô đủ lớn để có thể là nơi cung cấp dược liệu cho thị trường (như ở các xã Ba Vì, Ba Trại Minh Quang, Khánh thượng).
Có các dự án đầu tư phát triển vùng đệm và bảo tồn cây thuốc nói riêng cho nhân dân địa phương. Chuyển giao kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc quý hiếm, cách thu hái và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
- Giáo dục nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học cho người dân địa phương. Tuyên truyền giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên rừng nói chung, tài nguyên cây thuốc nói riêng trong cộng đồng người dân địa phương, trong trường học, ở các cơ sở y tế. Đào tạo nguồn nhân lực về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học cho các cán bộ chuyên trách của 7 xã vùng đệm.