Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc ở VQGBV 1 Đa dạng về bậc phân loại ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 34 - 39)

b. Gió tây khô và nóng

4.2. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc ở VQGBV 1 Đa dạng về bậc phân loại ngành

4.2.1. Đa dạng về bậc phân loại ngành

Sự đa dạng của hệ thực vật làm thuốc ở đây trước hết được thể hiện qua số lượng các họ, chi, và loài. Để đánh giá chỉ tiêu này, ta so sánh với hệ thực vật làm thuốc của cả nước Việt Nam.

Bảng 4.1. So sánh hệ cây thuốc của VQGBV với hệ cây thuốc Việt Nam

Chỉ tiêu so sánh VQG Ba Vì Việt Nam* Tỉ lệ so sánh (%)

Diện tích (km2) 6.786 329.600.000 0,0021 Số họ 158 307 51,47 Số chi 441 1572 28,05 Số loài 668 3849 17,36 Tổng cộng các bậc phân loại 1267 5728 22,12

(* Nguồn: Kết quả điều tra được ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005, Viện dược liệu, Nhà xuất bản KHKT)

Theo bảng 3.4 cho chúng ta thấy, diện tích của khu vực VQGBV so với cả nước chỉ đạt 0,0021%, nhưng số họ thực vật làm thuốc có tới 158 họ chiếm 51,47%, số chi có 441 chi chiếm 28,05% và có 668 loài chiếm 17,36% số loài trong tổng số họ, chi, loài trong cả nước.

Chúng ta thấy rằng tuy với diện tích rất nhỏ nhưng tỉ lệ so sánh (%) các taxon trong hệ cây thuốc ở VQGBV so với cả nước là khá cao (chiếm tỉ lệ 22,12% so với cả nước). Điều đó nói lên sự đa dạng về số lượng các taxon trong hệ thực vật làm thuốc ở đây là rất cao.

Như vậy ở VQGBV là rất đa dạng về mặt số lượng các taxon thực vật làm thuốc.

Tính đa dạng của thành phần loài không chỉ thể hiện ở số lượng các taxon của hệ mà còn thể hiện ở sự phân bố của các taxon trong các ngành.

Để xem xét chỉ tiêu này chúng ta xem xét Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1. Phân tích Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 cho ta thấy phần lớn các taxon tập trung trong ngành Hạt kín (Angiospermae) với 140 họ, 421 chi và 644 loài. Số loài của ngành hạt kín chiếm nhiều nhất tới 96,40% tổng số loài thực vật làm thuốc ở khu vực. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) xếp thứ 2 với số lượng là 11 họ, 12 chi, 14 loài chiếm 2,10% tổng số loài trong toàn hệ. Các ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng số loài của toàn hệ là 0,30% và 1,05%. Đặc biệt ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 họ và 1 loài chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,15%.

Bảng 4.2. Thống kê số lượng họ, chi, loài trong các ngành ở VQGBV

Số tt Ngành Họ Chi Loài Tỉ lệ loài từng ngành/tổng số loài (%) 1 Lycopodiophyta 2 2 2 0,30 2 Equisetophyta 1 1 1 0,15 3 Polypodiophyta 11 12 14 2,10 4 Gymnospermae 4 5 7 1,05 5 Angiospermae 140 421 644 96,40 Tổng cộng 158 441 668 100,00 96,40% 0,30% 0,15% 1,05% 2,10% Lyco. Equi. Poly. Angi. Gymn.

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ số lượng loài của các ngành so với hệ

Như vậy, tất cả các ngành thực vật nói trên đều chiếm một vai trò nhất định trong hệ thực vật cây thuốc ở khu hệ. Tuy nhiên các ngành chiếm giữ các vai trò khác nhau và không đồng đều. Ngành Thông đất

(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, tổng cộng chỉ có 3,60%, trong khi đó riêng ngành hạt Hạt kín (Angiospermae) chiếm tỉ lệ rất lớn tới 96,40% tổng số loài thực vật làm thuốc của khu vực. Ngành Hạt kín có số lượng loài lớn gấp hơn 25 lần so với tổng số các ngành còn lại trong khu hệ cây thuốc Ba Vì.

Với sự phân bố rất không đều về số họ, chi, loài thể hiện trong các ngành thực vật, điều đó thể hiện tính đa dạng trong việc phân bố các taxon bậc thấp của hệ.

Để thấy rõ hơn vai trò của các taxon thực vật có trong các ngành chúng ta so sánh tỉ lệ của các taxon trong các ngành với toàn hệ.

Bảng 4.3. Đánh giá vị trí taxon của từng ngành so với toàn hệ

Ngành Họ Chi Loài SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Lycopodiophyta 2 1,27 2 0,45 2 0,30 Equisetophyta 1 0,63 1 0,23 1 0,15 Polypodiophyta 11 6,96 12 2,95 14 2,25 Gymnospermae 4 2,53 5 1,13 7 1,05 Angiospermae 140 88,61 421 96,83 644 96,26 Tổng cộng 158 100,00 441 100,00 668 100,00

0 100 200 300 400 500 600 700 Họ Chi Loài Lyco. Equi. Poly. Gymn. Angi.

Biểu đồ 4.2. Số lượng các taxon thực vật làm thuốc ở VQGBV

Nhìn vào Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.2 ta thấy rõ hơn vị trí các taxon họ, chi, loài trong các ngành thực vật làm thuốc ở khu vực VQGBV. Vị trí đứng đầu thuộc về số lượng các họ, chi, loài của ngành thực vật Hạt kín chiếm 88,61% tổng số họ, 96,83% tổng số chi và 96,26% tổng số loài của cả hệ. Ngành Dương xỉ xếp thứ 2 chiếm 6,96% tổng số họ, 2,95% tổng số chi và 2,25% tổng số loài. Ngành Cỏ tháp bút có tỷ lệ thấp nhất chiếm chỉ có 0,63% tổng số họ, 0,23% tổng số chi và 0,15% tổng số loài của cả hệ. Sự phân bố không đều số họ, chi và loài trong các ngành thực vật đã thể hiện rõ tính đa dạng trong việc phân bố các taxon bậc thấp của khu hệ.

Để thấy rõ hơn sự đa dạng của các taxon thực vật trong ngành, chúng tôi chọn ngành Hạt kín (Angiospermae) – là ngành có số lượng taxon thực vật nhiều nhất của khu hệ để khảo sát.

Trong ngành này chúng ta khảo sát cả hai lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) và một lá mầm (Monocotyledoneae).

Bảng 4.4. Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành hạt kín Ngành và lớp Họ Chi Loài SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Angiospermae 140 100,00 421 100,00 644 100,00 Dicolyledoneae 112 80,00 357 84,80 551 85,56 Monocolyledoneae 28 20,00 64 15,20 93 14,44

Bảng 4.4 cho chúng ta thấy lớp 2 lá mầm chiếm phần lớn số lượng lớn số lượng các họ, chi, loài của ngành hạt kín.

Phần lớn số lượng cây thuốc tập trung trong các họ thuộc lớp 2 lá mầm: Có 112 họ chiếm 80,00%, 357 chi chiếm 84,80% và 551 loài chiếm 85,56% tổng số họ, chi, loài thuộc ngành hạt kín thực vật làm thuốc ở khu vực VQGBV. Chúng ta thấy có một số loài thuốc quí như: Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wils.),Củdòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu) ...

Lớp một lá mầm chỉ có 28 họ chiếm 20,00%, 64 chi chiếm 15,20%, 93 loài chiếm 14,44% tổng số họ, chi, loài thuộc ngành hạt kín thực vật làm thuốc ở khu vực Ba Vì. Tuy số lượng họ, chi, loài có ít hơn nhưng thực vật thuộc lớp một lá mầm lại tập trung rất nhiều loài thực vật làm thuốc có giá trị, được người dân coi là thuốc quí: Thạch xương bồ (Acorus gramineusSoland.), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib), Giải thùy vàng – Kim tuyến (Anoectochilus lanceolatus Lindl.), Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb.), Râu hùm (Tacca chantrieri Andre), Bảy lá một hoa (Paris chinensisFranch.) ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)