b. Gió tây khô và nóng
4.3. Sự đa dạng về các dạng cây làm thuốc ở khu vực VQGB
Các loại cây được sử dụng làm thuốc có dạng sống rất đa dạng và phong phú. Phân tích tính đa dạng về dạng sống của các cây thuốc cho ta định hướng khai thác và sử dụng bền vững. Chúng tôi tạm thời chia các dạng sống thân cây thành các loại như sau:
Dạng cây thân gỗ : Cây gỗ lớn, gỗ nhỏ Dạng cây bụi : Cây bụi, bụi thân bò Dạng cây thảo : Cây thân thảo, cỏ
Dạng thân leo : Cây bụi leo, thảo leo, dây leo gỗ Dạng cây phụ sinh : Cây sống ký sinh, phụ sinh
Kết quả thống kê các dạng cây được sử dụng làm thuốc ở khu hệ núi Ba Vì được thể hiện ở bảng sau đây :
Bảng 4.8. Sự đa dạng về dạng sống của các cây thuốc ở khu hệ Ba Vì
Dạng sống Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Dây leo Phụ sinh
Số lượng loài 169 164 196 120 19
25,30%24,55% 24,55% 29,34% 17,96% 2,84% Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Dây leo Phụ sinh
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của cây thuốc ở VQGBV
Phân tích Bảng 4.8 và Biểu đồ 4.3 cho ta thấy loại cây được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất ở đây là dạng cây thân thảo có 196 loài chiếm 29,34% tổng số loài, nhóm này có mặt ở mọi nơi, sống ở dưới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ hoặc vườn nhà đều có. Các loài cây thảo tập trung chủ yếu ở họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), Hoa tán (Apiaceae), họ Ráy (Araceae), họ Lúa (Poaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) ...
Kế tiếp là dạng cây thân gỗ có số lượng là 169 loài chiếm 25,30% tổng số loài, nhóm này chủ yếu sống ở trong rừng già, rừng thứ sinh chủ tập trung ở họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), Cam (Rutaceae), Bồ hòn (Sapindaceae) ...
Dạng cây bụi có số lượng 164 loài chiếm tỉ lệ 24,55 % tổng số loài, nhóm này sống chủ yếu ở đồi hoang, ven nhà, rừng tái sinh tập trung chủ yếu ở họ ô rô (Acanthaceae), Mua (Melastomataceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) ...
Dạng dây leo có 120 loài chiếm 20 % tổng số loài, chủ yếu sống ở rừng, đồi, khe suối tập trung ở họ Bầu bí (Cucurbitaceae), Đậu (Fabaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Nho (Vitaceae) ...
Nhóm có ít loài nhất là nhóm phụ sinh có 18 loài chỉ chiếm 2,71 % tổng số loài. Nhóm này sống chủ yếu trong rừng già, rừng thứ sinh, tập trung ở họ Dương xỉ (Polypodiaceae), Gió đất (Balanophoraceae), Tầm gửi (Loranthaceae), Lan (Orchidaceae) ...
Như vậy, dạng sống của thực vật làm thuốc ở khu hệ núi Ba Vì là rất đa dạng và phong phú. Nhóm cây thân thảo chiếm tỉ lệ cao nhất (29,34%), nhóm cây thân gỗ thứ 2 (25,30%), nhóm cây bụi thứ 3 (24,55 %), nhóm dây leo thứ 4 (17,96 %), có tỉ lệ thấp nhất (2,71%) là nhóm phụ sinh.