Những loài cây thuốc quí hiế mở Vườn quốc gia Ba Vì có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 77 - 80)

b. Gió tây khô và nóng

4.8.1. Những loài cây thuốc quí hiế mở Vườn quốc gia Ba Vì có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ Việt Nam

Những loài cây được người dân địa phương sử dụng làm thuốc có rất nhiều loài quí hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng ta bắt gặp ở đây rất nhiều loài cây có giá trị thương mại và giá trị bảo tồn nguồn gen. Một số loài cây thuốc mà người dân đã và đang sử dụng là đối tượng cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Đối chiếu danh lục các loài cây làm thuốc ở địa phương với Sách đỏ Việt Nam – Phần thực vật [6], chúng tôi thống kê những loài ở địa phương có tên trong sách đỏ theo Bảng 4.14.

Mức độ quí hiếm được quy định trong sách đỏ như sau:

Cấp E(Endangered) : Rất nguy cấp (đang bị đe dọa tuyệt chủng)

Cấp V(Vulnerable) : Sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng)

Cấp R(Rare) : Hiếm gặp (có thể sẽ nguy cấp)

Cấp T(Threatened) : Bị đe dọa

Cấp K(Insufficiently known) : Chưa rõ

Bảng 4.14. Những loài thực vật làm thuốc ở địa phương có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Số

tt Tên loài cây Cấp quiđịnh

Tên khoa học Thường dùng Địa phương

1 Ardisia mamillataHance Lưỡi cọp đỏ Cơm nguội T

2 Ardisia silvestrisPit. Lá khôi Dìadhàn

phản;Khôi tía

V

3 Asarum balansaeFranch. Tế tân Piền pvả ton E

4 Asarum glabrumMerr. =

Asarum maximumHemsl. Hoa tiên lá to Piền phả E

5 Balanlophora laxiflora

Hemsl. in F. Forbes & Hemsl.

Gió đất hoa thưa

Gió đất V

6 Calocedrus macrolepisKurz Bách xanh Đièng đang E

7 Cinnamomum balansae

Lecomte

Gù hương Cù chăng điẻng

R

8 Cibotium barometz(L.) J. Sm. Lông cu ly Cẩu tích K

9 Codonopsis javanica(Blume)

Hook.

Đảng sâm Cù nhỏ pẹ; Sâm leo

10 Dalbergia tonkinensis Prain Sưa Sưa trắng V

11 Disporopsis longifoliaCraib Hoàng tinh hoa

trắng

Đièng tòn đòi

V

12 Drynaria fortunei(Kunze et

Mett.) J. Sm.

Tắc kè đá

foóctun Dịn pà; Bổcốt toái T

13 Fallopia multiflora(Thunb.)

Haraldson

Hà thủ ô đỏ Hà thủ ô V

14 Helicia grandifoliaLecomte Chẹo thui lá to Đìa chụt R

15 Madhuca pasquieri (Dubard)

H. J. Lam.

Sến mật Sến K

16 Morinda officinalisHow Ba kích Ruột gà K

17 Paris chinensis Franch. Bảy lá một hoa Sìa pheng R

18 Podophyllum tonkinense

Gagnep.

Bát giác liên Bát giác liên E

19 Rauvolfia verticillata(Lour.) Baill.

Ba Gạc Ba Gạc V

20 Reynoutia japonicaHoutt. Cốt khí củ Vièng lìn R

21 Rhamnoneuron balansae

(Drake) Gilg in Engl. & Prantl

Gió giấy Độ sêu chây' V

22 Sargentodoxa cuneata(Oliv.)

Rehd. & Wils.

Huyết đằng Dây máu R

23 Smilax glabra Wall. ex Roxb. Thổ phục linh Phục linh V

24 Stephania dielsiana Y. C. Wu Củ dòm Củ dòm R

25 Strophanthus divaricatus

Hook. & Arn.

Sừng dê Sừng dê T

26 Tinospora sinensis(Lour.)

Merr.

Như vậy khu hệ Ba Vì có 26 loài cây thuốc đang có nguy cơ bị tiêu diệt (chiếm 5,4% tổng số loài) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Những loài đang nguy cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng cấp quy định E, có 4 loài là: Tế tân (Asarum balansae Franch.), Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense

Gagnep.). Những loài sẽ nguy cấp, được quy định cấp V đó là: Khôi tía (Ardisia silvestris Pit.), Gió đất hoa thưa (Balanlophora laxiflora Hemsl. in F. Forbes & Hemsl.), Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.), Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia

Craib), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson), Ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.), Gió giấy (Rhamnoneuron balansae

(Drake) Gilg in Engl. & Prantl), Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), đây là những loài sẽ nguy cấp, có thể bị đe dọa tuyệt chủng, chúng ta cần có ngay biện pháp bảo vệ và bảo tồn hợp lý, tránh diễn thế đi xuống của các taxon thực vật này.

Những loài này đang được người dân địa phương sử dụng làm thuốc và trở nên hiếm gặp. Đây là những loài có giá trị khoa học bảo tồn nguồn gen rất cao mà VQGBV cần ưu tiên trong tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)