Sự đa dạng ở bậc họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 39 - 43)

b. Gió tây khô và nóng

4.2.2. Sự đa dạng ở bậc họ

Các ngành thực vật làm thuốc ở khu hệ có số lượng các taxon rất đa dạng và phong phú. Để thấy rõ hơn tính đa dạng của khu hệ, chúng ta tìm hiểu sự phân bố số lượng loài cây thuốc ở trong các họ.

Bảng 4.5. Sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ

Số họ Ngành Trên 15 loài 10 -15 loài 5 - 9 loài 4 loài 3 loài 2 loài 1 loài Lycopodiophyta 2 Equisetophyta 1 Polypodiophyta 4 7 Gymnospermae 3 1 Angiospermae 10 9 18 9 20 27 47 - Dicotyledoneae 9 7 15 8 18 19 36 - Monocotyledoneae 1 2 3 1 2 8 11 Số loài 231 105 110 36 60 68 58 Tổng số họ 10 9 18 9 20 34 58 Tỷ lệ (%) 34,58 15,72 16,47 5,39 8,98 10,18 8,68

Phân tích Bảng 4.5 cho ta thấy số họ có ít loài tuy có số lượng lớn, nhưng số loài của các họ này lại chiếm tỉ lệ không cao. Những họ có số lượng loài lớn tuy ít nhưng lại chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số loài. Số họ trên 15 loài chỉ có 10 họ nhưng có tới 231 loài chiếm tỉ lệ tới 34,58% tổng số loài. Số họ có 1 loài có tới 58 họ nhưng chỉ chiếm 8,68% tổng số loài. Các họ có nhiều loài phần lớn nằm trong lớp hai lá mầm. Trong tổng số 19 họ có số

lượng loài lớn nhất (từ 10 loài/họ trở lên) chỉ có 3 họ thuộc lớp 1 lá mầm. Trong 10 họ lớn nhất có số lượng loài lớn hơn 15 thì họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) dẫn đầu với số lượng là 38 loài. Xếp thứ 2 trong bảng dẫn đầu đó là các họ Cúc (Asteraceae) – 35 loài, thứ 3 là Càphê (Rubiaceae) – 26 loài, Dâu tằm (Moraceae) – 24 loài, Đậu (Fabaceae) – 23 loài, Trúc đào (Apocynaceae) – 19 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và Cam (Rutaceae) – 17 loài, Gừng (Zingiberaceae) và Đơn nem (Myrsinaceae) – 16 loài. Ngoài các họ lớn nêu trên còn có một số họ có số lượng loài tương đối lớn, nhóm họ có từ 10 – 15 loài có 9 họ số lượng 105 loài chiếm tỉ lệ 15,72%, nhóm họ có từ 5 – 9 loài có 18 họ số lượng 110 loài chiếm tỉ lệ 16,47%.

Nhóm các họ có nhiều loài nhất được được xếp trong bảng 4.6

Bảng 4.6. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực VQGBV (1) với số loài của hệ thực vật Việt Nam (2)

Stt Họ có nhiều loài Khu vực

VQGBV Hệ thực vậtViệt Nam Tỉ lệ giữa(1) và (2)

1 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 38 424 8,96

2 Họ Cúc (Asteraceae) 35 325 10,77

3 Họ Cà phê (Rubiaceae) 26 400 6,50

4 Họ Dâu tằm (Moraceae) 24 118 20,34

5 Họ Đậu (Fabaceae) 23 470 4,89

6 Họ Trúc đào (Apocynaceae) 19 170 11,18

7 Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 17 131 12,98

9 Họ Gừng (Zingiberaceae) 16 100 16,00

10 Họ Đơn nem (Myrsinaceae) 16 139 11,51

11 Họ Ráy (Araceae) 15 135 11,11

12 Họ Long não (Lauraceae) 14 246 5,69

13 Họ Hoa môi (Lamiaceae) 13 145 8,97

14 Họ Ô rô (Acanthaceae) 12 207 5,80

15 Họ Lúa (Poaceae) 11 500 2,20

16 Họ Tiết dê (Menispermaceae) 10 45 22,22

17 Họ Vang (Caesalpinioidae) 10 120 8,33

18 Họ Hoa hồng (Rosaceae) 10 130 7,69

19 Họ Cà (Solanaceae) 10 50 20,00

(2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” [54] Phân tích Bảng 4.1 và Bảng 4.6 chúng ta thấy các họ ở hệ thực vật làm thuốc ở khu vực VQGBV là phong phú so với hệ thực vật Việt Nam. Tuy diện tích chỉ chiếm rất nhỏ nhưng số họ thực vật làm thuốc có 158 họ, trong đó có một số họ chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với cả nước. Có 10 họ lớn nhất, có số loài lớn hơn 15 là: Thầu dầu (Euphorbiaceae) 38 loài, Cúc (Asteraceae) 35 loài, Cà phê (Rubiaceae) 26 loài, Dâu tằm (Moraceae) 24 loài, Đậu (Fabaceae) 23 loài, Trúc đào (Apocynaceae) 19 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 17 loài, Cam (Rutaceae) 17 loài, Gừng (Zingiberaceae) 16 loài và Đơn nem (Myrsinaceae) 16 loài. Các họ này có số lượng loài và tỉ lệ khá lớn so với hệ

cây thuốc Việt Nam. Chúng ta cũng có thể dự đoán có nhiều khả năng phát hiện thêm những loài cây thuốc mới trong những họ lớn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)