Sự đa dạng về các cách chế biến thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 53 - 55)

b. Gió tây khô và nóng

4.5.3. Sự đa dạng về các cách chế biến thuốc

Việc sử dụng các bộ phận và tần số sử dụng là rất đa dạng, cách dùng các bộ phận này để làm thuốc của người dân địa phương cũng rất phong phú. Người Dao, người Mường cũng như người Kinh có những cách làm thuốc không giống nhau. Chúng tôi tạm thời chia ra các cách sử dụng chính như sau:

Khô : Cây được đem về thái nhỏ, phơi khô (có khi sao) rồi đun uống hoặc sắc kết hợp với các vị khác.

Tươi : Cây đem về được thái nhỏ rồi đun uống hoặc sắc. Ngâm : Ngâm rượu hoặc chế với rượu.

Giã : Đem giã nát rồi đắp hoặc lấy nước để uống, bôi

Khác : Nấu canh, ăn sống, vò nát, nấu cao, đun rồi tằm gội ...

Bảng 4.12. Sự đa dạng về cách chế biến

Số tt Cách dùng Số loài

Số lượng Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Khô 512 76,65 2 Tươi 87 13,02 3 Giã 138 20,66 4 Ngâm 40 5,99 5 Khác 91 13,62 512 87 138 40 91 0 100 200 300 400 500 600

Khô sắc Tươi sắc Giã Ngâm Khác

Nhìn vào Bảng 4.12 và Biểu đồ 4.6 cho ta thấy cách dùng thuốc làm thuốc của các loài là rất đa dạng. Có 512 loài chiếm 76,65% tổng số loài có thể dùng các bộ phận lá, thân, cành ... phơi khô rồi sắc hoặc sao để dùng làm thuốc. Có 87 loài chiếm 13,02% tổng số loài có thể dùng các bộ phận tươi để dùng làm thuốc. Có 138 loài chiếm 20,66% tổng số loài có thể dùng các bộ phận giã nát để làm thuốc. Dùng ngâm rượu hoặc chế với rượu để làm thuốc chỉ có 40 loài chiếm 5,99% tổng số loài. Số loài có thể làm thuốc bằng cách như nấu cao, nấu canh, vò nát, đun tắm ... là 91 loài chiếm 13,62% tổng số loài.

Như vậy cách dùng thông thường là phơi khô (có thể sao) rồi đun hoặc sắc uống là phổ thông nhất, điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi đây là cách dùng thông dụng của các bài thuốc Nam.

Kết hợp Bảng 4.11 và Bảng 4.12 cho chúng ta thấy đại đa số các thực vật làm thuốc ở khu hệ người dân thường thu hái lá, thân cành, rễ (củ) thái mỏng rồi phơi khô hoặc sao tẩm dùng làm thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia ba vì hà tây làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)