b. Gió tây khô và nóng
3.4. Điều kiện kinh tế xã hộ
VQGBV nằm trên địa bàn 16 xã, thuộc 3 huyện của 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình (các xã Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Vân Hoà, Minh Quang, Khánh Thượng thuộc huyện Ba Vì - Hà Tây; các xã Dân Hoà, Phúc Tiến, Phú Minh thuộc huyện Kỳ Sơn; các xã Yên Bình, Yên Quang, Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Trung và Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình) [65].
Tổng diện tích tự nhiên 16 xã khoảng 35.000 ha. Trong đó có 17.018 hộ với dân số 77.600 người, 32.980 lao động. Các dân tộc chủ yếu là: Dân tộc
Kinh 33%, dân tộc Mường 66% và dân tộc Dao và dân tộc khác 1%. Tốc độ tăng dân số trung bình là 2,4%/năm (*).
Cộng đồng người Dao có dân số gần 2.000 người, phân bố ở 3 thôn là Hợp Nhất, Sổ, và Yên Sơn của xã Ba Vì. Người Dao trong khu vực có truyền thống thu hái và bán thuốc từ lâu đời. Với hơn 90% số hộ có khả năng dùng cây thuốc để chữa bệnh và để bán. Khoảng 40% dân số trong xã sống bằng nghề làm thuốc với nguồn dược liệu chính được thu hái từ VQGBV.
Cộng đồng người Mường có dân số khoảng 25.600 người, các xã thuộc vùng đệm đều có (phần diện tích cũ). Người Mường đã sinh sống ở khu vực này từ lâu đời. Tuy nhiên những hộ có khả năng dùng cây thuốc chữa bệnh không nhiều, chủ yếu dùng trong gia đình và chữa bệnh cho người quen. Những gia đình sống chuyên bằng nghề làm thuốc không nhiều bằng người Dao.
Nhìn chung, kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, nghề nông là chính. Trình độ dân trí ở khu vực còn thấp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân 500 m2/người. Lương thực bình quân đạt 130 kg quy thóc/người/năm. Tập quán canh tác lạc hậu, tình trạng làm nương rẫy để sinh sống vẫn còn. Cuộc sống người dân địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo vệ ở VQGBV nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Thống kế các loài cây làm thuốc ở khu vực VQGBV
Sau khi thu thập và kế thừa số liệu có chọn lọc từ những công trình khoa học đã có trước đây, chúng tôi tiến hành điều tra những kinh nghiệm và hiểu biết của các ông lang bà mế thuộc 7 xã miền núi Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây (phần diện tích cũ chưa mở rộng gồm xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng). Công tác thu mẫu tiến hành thu mẫu tiêu bản trên thực địa theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn năm 1997. Các mẫu thực vật làm thuốc được xử lý, giám định tên khoa học và tổng hợp. Mẫu thu hái được đối chiếu với mẫu lưu trữ tại bảo tàng VQGBV, bảo tàng Đại học quốc gia Hà Nội (HNU). Đối chiếu với các tài liệu tra cứu của Nguyễn Tiến Bân [3], Phạm Hoàng Hộ [29], [30] và Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật tập I, II, III [62] để xác định tên khoa học của loài một cách chính xác.
Bảng danh mục các loài thực vật làm thuốc được sắp xếp theo từng chi, từng họ trong các nghành, dựa theo phương pháp của Brummit (1992) [71]. Thứ tự các loài trong từng chi, các chi trong từng họ, các họ trong từng nghành được xắp sếp theo thứ tự A, B, C.
Mỗi loài cây được thể hiện ở các chỉ tiêu trong các cột: Số thứ tự : Cột 1
Tên khoa học : Cột 2 Tên phổ thông : Cột 3 Tên địa phương : Cột 4 Dạng sống : Cột 5
Môi trường sống : Cột 6 Bộ phận sử dụng : Cột 7 Cách sử dụng : Cột 8 Công dụng : Cột 9
Từ kết quả điều tra (Phụ lục 01) cho ta thấy có 668 loài thuộc 441 chi, 158 họ ở 5 ngành thực vật bậc cao có khả năng làm thuốc ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì.
Những loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc ở khu vực VQGBV được xếp trong 5 ngành thực vật đó là: - Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) : 2 họ - Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) : 1 họ - Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) : 11 họ - Ngành Hạt trần (Gymnospermae) : 4 họ - Ngành Hạt kín (Angiospermae) : 140 họ