b. Gió tây khô và nóng
4.5.2. Đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau
Để thấy rõ tính đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc, chúng ta xem bảng 4.11
Bảng 4.11. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc của các loài cây
Số tt Bộ phận sử dụng Số loài
Số lượng Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Lá 358 53,59
3 Rễ (củ) 286 42,81 4 Vỏ 69 10,33 5 Quả 51 7,63 6 Hạt 32 4,79 7 Hoa 24 3,59 8 Nhựa 9 1,35 358 356 286 69 51 32 24 9 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Lá Thân Rễ củ Vỏ Quả Hạt Hoa Nhựa
Biểu đồ 4.5. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc của các loài
Phân tích Bảng 4.11 và Biểu đồ 4.5 cho ta thấy tính đa dạng và phong phú của tần số sử dụng các bộ phận khác nhau của cây làm thuốc. Trong đó các bộ phận thường dùng nhất là:
Dùng lá cây làm thuốc có 358 loài chiếm 53,59% tổng số loài. Lá cây dùng khô thường được băm nhỏ (khoảng 1 – 2 cm) rồi đem phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc được sao trước khi sử dụng và bảo quản. Lá cây cũng còn
được dùng tươi, ngâm rượu, hoặc giã nhỏ để dùng ngoài đắp các vết thương, trị các bệnh thời tiết.
Thân cây chiếm 356 loài chiếm 53,29% tổng số loài. Thân cây thường được dùng tươi, khô (xử lý như dùng lá). Thân thường được dùng chữa các bệnh như gan, thận, dạ dày, tiêu hóa, nội tiết.
Tiếp theo là rễ và củ có 286 loài chiếm tỉ lệ 42,81% tổng số loài. Rễ củ thường được thái vát mỏng (dày khoảng 2mm) rồi phơi khô hoặc sao vàng. Rễ củ cho nhiều vị thuốc mang tính chất bổ, hay dùng ngâm hoặc chế với rượu.
Bộ phận vỏ được sử dụng với 69 loài chiếm 10,33% tổng số loài. Các bộ phận khác như hoa, quả, hạt, chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là nhóm dùng nhựa cây làm thuốc chỉ có 9 loài chiếm 1,35 %.
Qua thống kê cho thấy các thành phần trúc chính của cơ thể thực vật là thân, lá, rễ bị tác động mạnh nhất. Các thành phần chính của cây có ảnh hưởng sinh tồn tới đời sống của thực vật đang bị sử dụng với tần số lớn. Thành phần ảnh hưởng không mạnh đến đời sống thực vật là hoa, quả, hạt, nhựa được sử dụng với tần số nhỏ, bị tác động ít. Đây cũng là điều bất cập trong việc sử dụng thực vật làm thuốc của người dân địa phương.
Như vậy việc sử dụng các bộ phận thực vật làm thuốc của người dân địa phương rất đa dạng về bộ phận và tần số sử dụng nhưng không bền vững ảnh hưởng đến đời sống của thực vật. Trong công tác bảo tồn chúng ta cần có những biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.