b. Gió tây khô và nóng
4.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng thuốc dân tộc ở địa phương
Theo kinh nghiệm của nền Y học cổ truyền thì một cây có tác dụng dược tính đối với nhiều loại bệnh. Nhưng khi chữa bệnh người ta thường dùng nhiều loài cây để chữa một bệnh để hiệu quả cao và nhanh hơn. Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi [41], Võ Văn Chi [14] và Đỗ Huy Bích [4, 5] và thực tế cách loại bệnh được người dân địa phương chữa trị, chúng tôi tạm thời chia các nhóm bệnh được người dân dùng thực vật để chữa trị như sau:
Bảng 4.13. Sự đa dạng về bệnh chữa trị của người dân địa phương
Stt Nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ % 1 Tiêu hóa (Đau bụng, lỵ, ngộ độc, chướng bụng) 177 26,5
3 Thận (Thận, tiết niệu) 117 17,51
4 Khớp (Phong tê thấp, thấp khớp) 112 16,77
5 Phụ nữ (Sinh sản, kinh nguyệt, bộ phận sinh dục) 106 15,87
6 Hô hấp (Ho hen, viêm họng, phổi) 76 11,38
7 Bổ (Bổ khí huyết, sinh lực, sức khỏe, thuốc mát) 74 11,08
8 Thời tiết (Cảm cúm, sốt) 50 7,49
9 Gan (Viêm gan B, đau gan, xơ gan) 42 6,29
10 Trẻ em (Sài chàm, chậm đi, sởi) 40 5,99
11 Động vật cắn (Rắn, rết côn trùng cắn) 30 4,49
12 Thần kinh (Bại liệt, thần kinh, mất ngủ) 29 4,34
13 Dạ dày (Đau viêm dạ dày) 25 3,74
14 Xương (Đau, gãy xơng, bong gân, sai khớp) 20 2,99
15 Răng (Đau răng, sưng răng, bộng răng) 17 2,54
16 Tim mạch (Tim mạch, huyết áp) 16 2,4
17 Giun sán (Tẩy giun, sán) 12 1,8
18 Mắt (Đau mắt, mờ mắt) 9 1,35
19 Vật nuôi (Các bệnh của vật nuôi) 8 1,2
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Biểu đồ 4.7. Phân bố số lượng các loài cây thuốc theo nhóm bệnh
Bảng 4.13 và Biểu đồ 4.7 cho ta thấy sự đa dạng về khả năng chữa trị các nhóm bệnh của cây thuốc thuộc khu vực núi Ba Vì. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây rất đa dạng về mặt công dụng, có thể chữa được khoảng 20 nhóm bệnh khác nhau. Số loài cây có thể chữa bệnh đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu thực, lỵ, chướng bụng, ngộ độc thức ăn ... chiếm nhiều nhất 177 loài chiếm tỉ lệ 26,50% tổng số loài. Kế tiếp là nhóm cây chữa bệnh ngoài da như vết thương, nhiễm trùng da, ghẻ lở, mụn nhọt, nấm ... có 159 loài chiếm 23,80%. Bệnh về thận như viêm thận, sỏi thận, tiểu vàng, tiểu đục, đái rắt ... có 117 loài chiếm 17,51% xếp thứ 3. Xếp thứ 4 là nhóm bệnh về tê thấp khớp, phong tê thấp ... có 112 loài chiếm tỉ lệ 16,77%. Các nhóm bệnh về chữa bệnh phụ nữ, ho hen, thuốc bổ, thuốc mát tương đối nhiều, tổng cộng chiếm hơn 30% tổng số loài. Nhóm ít nhất là nhóm bệnh chữa ung thư chỉ có 3 loài chiếm 0,45 % tổng số loài, đó là các loài Dứa dại xanh (Pandanus tonkinensis
Martelli ex B. Stone), Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. ex Mor.), Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte) đây là chứng bệnh nan y khó chữa người dân địa phương cũng ít gặp, cần nghiên cứu thêm.
Như vậy các kết quả điều tra mới ở mức điều tra tổng hợp nhưng đã cho chúng ta thấy người dân địa phương đã sử dụng rất nhiều cây thuốc để chữa trị cho nhiều nhóm bệnh khác nhau. Những tri thức bản địa sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của người dân địa phương rất có giá trị. Đây là nguồn tài nguyên quí giá cần có biện pháp bảo tồn và lưu truyền cho thế hệ sau. Do điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài chỉ hạn chế ở mức độ thống kê mà chưa đánh giá được tính hiệu quả và tính xác thực của các loài thực vật, các bài thuốc được người dân địa phương giới thiệu và sử dụng . Đây cũng là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.