A ND B, OR B, NOR B, NOT B
1.10.1. Thiết kế HTTĐL
Ngay từ những năm 1960, vấn đề thiết kế HTTĐL đã đ−ợc đặt ra cùng với sự phát triển của các phần mềm xử lý vector và raster, một số hệ thống đ−ợc xây dựng trong các tr−ờng đại học hoặc viện nghiên cứu để phục vụ cho mục tiêu đào tạo.
Trong quá trình hoạt động, một số hệ thống dần dần không đáp ứng đ−ợc các yêu cầu đặt ra của thực tiễn, mà lý do chính là sự thiết kế hệ thống dần dần trở nên không đ−ợc t−ơng thích với yêu cầu. Trong đố nổi lên hàng đầu là các phần mềm ch−a đủ mạnh, ngoài ra cấu trúc phần cứng cũng trở nên lạc hậu, thao tác phức tạp và cho ra những sản phẩm chất l−ợng thấp.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tin học và điện tử, nhiều thiết bị mới hoàn thiện hơn đ−ợc ra đời cùng với rất nhiều phần mềm khác nhau. Tr−ớc thực tế đó, việc thiết kế một hệ thống thích hợp với từng mục tiêu sử dụng là một công việc hết sức quan trọng.
• Lựa chọn các phần mềm thích hợp: hiện nay, các phần mềm mạnh th−ờng là các phần mềm th−ơng mại. Việc lựa chọn một phần mềm phải căn cứ vào các mục tiêu sau:
- Loại t− liệu cần xử lý: đó là t− liệu vector, raster hay tổng hợp.
- Các nội dung cần xử lý: Xử lý hình học cho từng lớp riêng biệt hay xử lý tổng hợp nhiều lớp thông tin, xử lý theo mô hình không gian khối l−ợng thông tin cần xử lý.
- Mục tiêu xử lý: để phục vụ cho nhu cầu đào tạo hay phục vụ cho các đề án triển khai.
- Chất l−ợng của các sản phẩm kết quả: đó là các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm khi in ra cả về nội dung và hình thức. Để phục vụ đào tạo thì yêu cầu không khắt khe nhiều, song để phục vụ yêu cầu của các đối t−ợng khác thì yêu cầu này trở nên rất quan trọng.
- Phần mềm hoạt động với các loại thiết bị của HTTĐL: khả năng nhập dữ liệu bằng bàn số hay nhập từ màn hình, máy quét, … yêu cầu về máy tính, màn hình, máy in, … khả năng nối mạng, chế độ bản quyền của phần mềm.
- Giá cả của phần mềm: hiện nay có rất nhiều phần mềm với nhiều giá khác nhau, vì vậy phải lựa chọn phần mềm có giá thích hợp với nguồn kinh phí đ−ợc đầu t− và dự kiến khả năng hoàn vốn.
Có thể tham khảo số liệu thống kê của Mỹ (tính đến năm 1993) về việc sử dụng các phần mềm ở các cơ quan hành chính theo bảng theo Lynal Wiggins:
Bảng 3. Bảng thống kê sử dụng phần mềm ở Mỹ Phần mềm Các cơ sở liên quốc gia Tổ chức thuộc quốc gia Từng khu vực Từng bang Hành chính liên bang Tổng ARC/INF O 95 90 36 65 28 314 INTERGR APH 45 11 3 11 5 75 GEO/SQL 13 1 8 7 29 MAPINFO 10 4 11 2 2 29 ATLAS GIS 9 6 7 3 25 GDS 7 9 3 1 20 ERDAS 1 4 7 6 18 SPANS 1 3 3 2 9 18 TRANS CAD 7 2 4 13 AUTOCA D 4 1 3 1 2 11 GEOVISI ON 3 3 2 1 1 10
• Xây dựng lực l−ợng cán bộ chuyên môn để vận hành HTTĐL: Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất về phần cứng và phần mềm, phải có lực l−ợng cán bộ chuyên môn đủ trình độ để vận hành một cách có hiệu quả hệ thống. Những yêu cầu về trình độ chuyên môn cụ thể nh− sau:
- Thu thập, tổng hợp và mã hoá các dạng tài liệu để l−u trữ.
- Vận hành thiết bị phần cứng và phần mềm để l−u trữ dữ liệu, chỉnh lý để hoàn thiện dữ liệu dạng số.
- Có trình độ hiểu biết về chuyên môn để phân tích xử lý hệ thống, tách chiết đ−ợc các thông tin cần thiết phục vụ cho các mục tiêu đặt ra.
- Thiết kế và trình bày thông tin kết quả theo các tiêu chuẩn quy định cho các chuyên môn.
- Vận hành thiết bị để in ấn và l−u giữ kết quả.
- Muốn đảm bảo đ−ợc các yêu cầu trên, nhân viên của HTTĐL phải đ−ợc đào tạo một cách hệ thống và kỹ l−ỡng cả về lý thuyết và thao tác thực hiện.
Để HTTĐL có thể hoạt động hiệu quả, một nhân tố quan trọng là hệ thống quản lý, trong đó vai trò của ng−ời tổ chức là có vị trí hàng đầu. Một số yêu cầu về một ng−ời quản lý hệ thống là:
- Có hiểu biết tổng hợp và cơ bản về HTTĐL.
- Có hiểu biết rộng về các lĩnh vực mà HTTĐL sẽ phục vụ, đặc biệt là hiểu về cơ sở dữ liệu của từng chuyên ngành và những yêu cầu của từng chuyên ngành.
- Có kế hoạch hợp lý khi triển khai các đề án.
- Có khả năng đ−a ra các mô hình xử lý và đánh giá đ−ợc chất l−ợng của kết quả.
- Có sự đầu t− hợp lý cho từng công đoạn của quá trình xử lý.
• Trang thiết bị (phần cứng)
Để một HTTĐL vận hành có hiệu quả, phải có hệ thống phần cứng (hardware) hay trang thiết bị phù hợp. Một số căn cứ để lựa chọn sự đầu t− là:
- Mục tiêu hoạt động của hệ thống: để đào tạo hay để giải quyết những nhiệm vụ chuyên môn theo các đề án. Các kết quả hay các sản phẩm cần đạt đ−ợc của hệ thống (xử lý, xuất dữ liệu, l−u dữ liệu).
- Các đối t−ợng phục vụ của hệ thống: phục vụ cho từng chuyên ngành hay có thể phục vụ cho nhiều chuyên ngành.
- Nguồn kinh phí đầu t−: Kinh phí có thể đ−ợc cung cấp từ nhiều nguồn, kể ca nguồn vốn huy động để có thể hoàn trả từ kết quả hoạt động của hệ thống. Có rất nhiều hệ thống máy tính và thiết bị ngoại vi song tiêu chuẩn kỹ thuật đ−ợc phân thành các nhóm sau:
- Servers: là thiết bị giúp quản lý tài liệu và các thiết bị theo mạng của các trạm và các thiết bị đầu cuối (terminal). Có rất nhiều loại Server khác nhau, song nhìn chung Server là trang bị của mạng lớn.
- Workstation (trạm): có nhiều loại trạm: trạm máy tính cá nhân (nh− IBM, UNIX, NT…).
- Thiết bị ngoại vi: bàn số, máy plotter, printer, máy ghi vào phim ảnh, máy ghi đĩa từ, …
- Thiết bị mạng: Các chi tiết để nối các máy tính hoặc giữa trạm và các máy tính cá nhân.
Hệ thông tin địa lý với đa ph−ơng tiện (multimedia)
Ph−ơng tiện (multimedia) là khái niệm đ−ợc hình thành trong quá trình phát triển của các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tin học, viễn thông, hình ảnh và mạng, với mọi quy mô khác nhau. Đa ph−ơng tiện là yêu cầu phát triển ở mức độ cao hơn của hệ thông tin địa lý.
Một số đòi hỏi của HTTĐL trong môi tr−ờng đa ph−ơng tiện là:
- Nhiều thông tin đ−ợc trình bày cho cùng một vị trí, cùng một thời điểm.
- Nhiều thong tin của nhiều nơi đ−ợc trình bày trong cùng một thời gian.
- Thông tin cho nhiều nơi với nhiều thời gian khác nhau.
Hiện nay, ph−ơng tiện đ−ợc sử dụng hỗ trợ cho HTTĐL gồm nhiề loại khác nhau nh−: hình ảnh, phim video, mạng internet và th− điện tử, điện thoại các loại … Đặc biệt, vấn đề giao diện thông tin 2 chiều luôn đ−ợc quan tâm để cho hoạt động của HTTĐL có thể kịp thời điều chỉnh và nâng cao chất l−ợng xử lý dữ liệu.
Tóm lại, thiết kế hệ thống là một vấn đề tổng hợp đ−ợc đặt ra khi xây dựng một HTTĐL. Những nội dung cần phải đ−ợc xem xét, đ−ợc hệ thống hoá theo các công đoạn sau:
- Các mục tiêu cần đạt đ−ơc của việc xây dựng HTTĐL.
- Đ−a khái niệm hiệu quả vào trong quá trình xây dựng.
- Xác định những đối t−ợng phục vụ.
- Xác định những dạng t− liệu cần xử lý và t− liệu sản phẩm.
- Xây dựng một kế hoạch chiến thuật có tính chiến l−ợc.
- Lựa chọn các phần cứng và phần mềm thích hợp.
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên điều hành.
- Xây dựng ph−ơng pháp quản lý hệ thống.
- Vận hành và bảo d−ỡng hệ thống.
- Dự báo những biến động về công nghệ để điều chỉnh một cách thích hợp trang thiết bị phần cứng và phần mềm.
Những vấn đề về hệ thống
Đánh giá nh− thế nào về lợi ích của HTTĐL.
Những sự thay đổi nào đ−ợc coi là một sự phát triển tốt của một HTTĐL. HTTĐL có giúp ích đ−ợc nhiều cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra đối với một cơ quan.
HTTĐL liệu có làm giảm đ−ợc những công việc bàn giấy thuần tuý? HTTĐL có những hạn chế gì?
HTTĐL có những lợi ích gì?
Tính chất pháp lý của những sản phẩm tạo nên từ HTTĐL. Yếu tố cơ bản nhất xác định giá trị của sản phẩm HTTĐL.
Liệu lợi ích của HTTĐL đem lại có v−ợt quá nguồn kinh phí đầu t−. Để có một HTTĐL cỡ nhỏ và vừa thì đầu t− nh− thế nào?
Làm thế nào để có đ−ợc sự ủng hộ cho sự phát triển của một HTTĐL. Nguồn kinh phí tối thiểu cần đầu t− để xây dựng một HTTĐL.
Liệu có thể bán những sản phẩm hoặc t− liệu mà do HTTĐL quản lý? Giá của thông tin trong một HTTĐL.
Làm thế nào để có thể phối hợp trong một đề án HTTĐL. Những ai liệu có thể tham gia vào xây dựng một HTTĐL.
Những ai sẽ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm đề án, chuẩn bị t− liệu vận hành hệ thống thiết bị.
Yếu tố cơ bản nào quyết định đến thời gian thực hiện của một đề án HTTĐL.
Liệu có một sự quản lý riêng về HTTĐL trong quá trình thực hiện đề án đã ký kết.
Đầu t− một hệ thống phần mềm, phần cứng thì sẽ hoạt động đ−ợc bao lâu. Liệu có thể nâng cấp đơn giản cho hệ thống thiết bị hay nó sẽ bị hỏng hẳn và phải trang bị hoàn toàn mới?
Liệu có thể cài đặt HTTĐL nh− một hệ thống chìa khoá trao tay đơn giản hay phải luôn lệ thuộc vào nơi cung cấp.
Vấn đề đào tạo và huấn luyện
1. Làm thế nào để nhân viên trong cơ quan có thể tiếp thu đ−ợc kỹ thuật mới?
2. Có thể khẳng định với nhân viên là HTTĐL sẽ không loại trừ những công việc hiện tại của họ.
3. Những đào tạo cần thiết cho đội ngũ nhân viên và quản lý. 4. Những mức đào tạo cần thiết cho việc phát triển một HTTĐL. 5. Thời gian cần thiết cho việc đào tạo.
6. Có những yêu cầu nhân viên đ−ợc đào tạo phải trình bày kết quả? 7. Những yêu cầu về vật chất trợ giúp cho việc đào tạo.
8. Sử dụng những thuật ngữ mới song ch−a đ−ợc nhất quán nh− thế nào.
9. Trang thiết bị phần cứng và phần mềm:
10. Làm thế nào để hiểu rõ về một phần mềm và phần cứng mà có ý định mua.
11. Liệu có thể cài đặt phần mềm và chạy trên hệ thiết bị hiện có 12. Làm thế nào để lắp ráp thiết bị, liệu có thể nâng cấp nh− một thay đổi bình th−ờng về kỹ thuật.
13. Liệu có thể sử dụng máy tính cá nhân nhỏ cho một đề án HTTĐL nhỏ.
14. Các phần mềm mạnh và đắt hiện nay th−ờng đ−ợc chia làm nhiều modul, liệu có thể xác định đ−ợc những modul nào cần thiết nhất cho đề án.
15. Hiện nay giá của phần cứng và phần mềm liên tục giảm, tại sao không đợi đến năm tới khi giá hạ xuống rồi mới mua.
Thiết kế cơ sở dữ liệu
1. CSDL của HTTĐL bao gồm những gì? 2. Cấu trúc mạng của CSDL nh− thế nào? 3. Làm thế nào tạo CSDL?
4. Tiêu chuẩn của CSDL là nh− thế nào?
5. Có những cách nào để tự động hoá tạo bản đồ.
6. Làm thế nào để đánh giá chất l−ợng của bản đồ cơ sở? 7. HTTĐL có giải quyết đ−ợc một số việc hiện nay của cơ quan không.
8. Làm thế nào để giải quyết một cách hoàn hảo những sự không thống nhất về đ−ờng ranh giới khi tạo bản đồ tự động?
9. Độ chính xác cần thiết của các bản đồ đ−ợc lập bằng HTTĐL. 10. Chi phí cho việc lập bản đồ ở các mức độ chính xác khác nhau?
11. Làm thế nào để chuyển các tài liệu hiện có sang dạng số và có những khó khăn gì?
12. làm thế nào để liên kết những tài liệu hiện có với HTTĐL.
13. Những khó khăn gì sẽ gặp phải khi nối kết các phần mềm hiện có với HTTĐL.
14. HTTĐL có liên kết gì với hệ thống máy tính hiện có. 15. Liệu 2 hệ thống có phải là quá thừa so với nhu cầu?
16. Liệu có thể giao diện dữ liệu giữa hai hệ thống hay không và thực hiện nh− thế nào?
17. Liệu có thể sử dụng HTTĐL để lập bản đồ và xử lý tài liệu tổng hợp.
Sử dụng và lựa chọn ng−ời t− vấn
1. Liệu có cần thiết ng−ời t− vấn?
2. Liệu có thể sử dụng chính ng−ời t− vấn để lựa chọn và cài đặt HTTĐL.
3. Những kỹ thuật gì có thể học đ−ợc ở ng−ời t− vấn. 4. Làm thế nào để khẳng định rõ là mình cần t− vấn.
5. Làm thế nào để xác định một t− vấn tốt nhất cho riêng mình. 6. Ng−ời hoặc cơ quan t− vấn có đang làm t− vấn cho nhiều nơi một lúc hay không.
7. Làm thế nào để xác định những ng−ời t− vấn là có danh tiếng.
Lựa chọn và giao việc
1. Ai có thể nhập số liệu bản đồ một cách hoàn hảo.
2. Liệu các công việc có thể làm ở phòng hoặc ở bên ngoài? 3. Có −u điểm và hạn chế gì về việc ký hợp đồng lập bản đò và nhập số liệu với bên ngoài.
Bảo d−ỡng hệ thống
1. Những công việc gì phải làm để bảo d−ỡng sau khi đã mua và cài đặt HTTĐL.
2. Ai sẽ trợ giúp cho các công nghệ về xử lý HTTĐL, liệu do chính các nhân viên sẽ làm hay ng−ời bán hệ thống hay các t− vấn?
3. Giá cả của việc bảo hành hệ thống CSDL.
Những nỗ lực cộng tác
1. Liệu giá của HTTĐL có thể bàn để cùng chia sẻ với các cơ quan khác.
2. Làm thế nào để biết đ−ợc các cơ quan khác có quan tâm để cùng tham gia vào HTTĐL mà mình sẽ đầu t−.
3. Những lợi ích của mỗi bên khi cùng đầu t− vào một HTTĐL. 4. Nếu nhiều ng−ời cùng làm việc trong HTTĐL thì làm thế nào để phân chia việc l−u giữ t− liệu trong hệ thống.
5. Liệu có thể nhân l−ợng tài liệu để l−u giữ và cho nhiều ng−ời sử dụng.
6. Khi nhiều ng−ời sử dụng thì làm thế nào phát hiện đ−ợc những bộ phận bị hỏng cần sửa chữa, bảo d−ỡng.
7. Những dạng dữ liệu nào có ở các cơ quan khác.
8. Liệu có thể sử dụng các t− liệu số có ở các cơ quan khác. 9. Sẽ là thực tế khi thấy rằng không thể sử dụng mãi những t− liệu của các cơ quan khác vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến lý do chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và sự t−ơng thích về mức độ chính xác.
Các thông tin dạng bản đồ chuyên đề và ảnh
1. Các bản đồ tài nguyên rừng. 2. Các bản đồ về phòng cháy rừng.
3. Các bản đồ về tai biến tự nhiên (gió, khô hạn, ngập lụt)
4. Bản đồ bệnh tật của rừng và phân bố các loại côn trùng có hại. 5. Bản đồ quản lý rừng nói chung.
6. Bản đồ quản lý khai thác gỗ. 7. Bản đồ đất.
8. Các bản đồ sử dụng đất và tài nguyên. 9. Các bản đồ quy hoạch rừng.
10. Bản đồ tiềm năng rừng.
11. ảnh máy bay và ảnh vệ tinh của rừng.
Các tài liệu cơ bản
1. Các bản đồ và file dữ liệu bản đồ số
- Mô tả các vị trí
- Toạ độ trong bản đồ UTM (hoặc Gauss)
- Toàn bộ các thông số của bản đồ: độ cao, đ−ờng đồng mức.