Hiện trạng của khu vực trồng rừng xã Quảng Khê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 37 - 47)

Hiện trạng Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 7.893,8

1. Diện tích đất có rừng 6.150,4

- Rừng trung bình 542,3

- Rừng hổn giao gỗ, lồ ô, tre nứa 2.113,1

- Rừng le, lồ ô 1.696,8

2. Diện tích đất không có rừng 353,5

- Đất trống, trảng cỏ 44,9

- Đất trống, trảng cỏ, cây bụi 110,0

- Đất trống, cây bụi, gỗ rải rác 198,6

3.Đất nông nghiệp, nương rẫy, đất khác 1.389,9

- Đất nương rẫy 26,1

- Đất khác 1.363,8

Với hiện trạng rừng le, lồ ô và đất không có rừng chiếm: 3.848,5ha cần quy hoạch cải tạo đất, trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu sẽ nhanh chóng cải thiện được đất, tăng tỷ lệ che phủ, hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy và cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

3.2 Khí hậu - Thủy văn 3.2.1 Khí hậu

* Huyện M’Đrăk

Khu vực trồng rừng nằm trên Cao nguyên Trung bộ có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.

* Nhiệt độ: + Nhiệt độ tối cao trung bình là 370C + Nhiệt độ tối thấp trung bình 120C + Nhiệt độ bình quân 250C

+ Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8000 – 85000C * Độ ẩm: + Độ ẩm trung bình năm 85 – 90%

+ Độ bốc hơi bình quân 1250mm/năm

+ Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2000 – 2,500mm * Gió: Có hai hướng gió chính sau:

+ Gió Đông Bắc thổi vào mùa mưa mang theo hơi ẩm, mưa phùn lạnh

+ Gió Tây Nam thổi vào mùa khô thường vào buổi chiều

* Huyện KRông Nô và Huyện Đăk Glong

Cả hai huyện KRông Nô và huyện Đăk Glong đều nằm trên Cao nguyên Nam Trung Bộ, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau.

+ Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ tối cao trung bình: 360C - Nhiệt độ tối thấp trung bình:120C - Nhiệt độ trung bình: 230C

+ Chế độ ẩm:

Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 – 2.220mm, lượng mưa tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, độ ẩm tương đối hàng năm là: 80%.

+ Gió:

Khu vực rừng trồng có hai hướng gió chính sau:

- Gió Đông Bắc thổi và xuất hiện vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau.

- Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 04 đến tháng 10.

3.2.2 Thủy văn

* Huyện M’Đrăk

Khu vực trồng rừng có nhiều sông, suối lớn có nước quanh năm như suối KRông H’Ding, suối KRông Hin, suối Ea Hun Lay, suối Ea M’Đoal. Mùa mưa dễ gây lũ lụt, tốc độ dòng chảy lớn làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi….

Nhìn chung khu vực này có nguồn nước dồi dào, rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

*Huyện KRông Nô và Huyện Đăk Glong

Cả hai xã có nhiều sông, suối lớn có nước quanh năm.

- Huyện KRông Nô: Có suối Đăk Mâm, Đăk Rồ, Đăk Sắc có lượng nước dồi dào quanh năm, đảm bảo đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt.

- Huyện Đăk Glong: Đây là khu vực đầu nguồn của sông Đồng Nai có hệ thống suối dày đặc có nước quanh năm bảo đảm đáp ứng đủ nước cho nhu cầu sản xuất. Mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn làm hư hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi.

Nhìn chung cả hai khu vực có nguồn nước dồi dào, và có nước quanh năm rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhưng rất khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa.

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 3.3.1 Dân số

* Huyện M’Đrăk

Khu vực rừng trồng thuộc địa bàn xã Cư K’Róa là xã kinh tế mới, mới thành lập có 310 hộ gia đình với 1230 nhân khẩu trong đó có 620 lao động, phần lớn là đồng bào dân tộc người Ê Đê và dân kinh tế mới, chủ yếu là canh tác cây lúa nước và trồng cà phê để sinh sống.

Nhìn chung mức sống của đồng bào rất thấp, mức sản xuất lương thực thấp, tình trạng thiếu ăn còn xảy ra 2 - 3 tháng/năm. Số hộ đói nghèo chiếm 30% tổng số hộ trong khu vực rừng trồng. Do đó việc trồng rừng và phát triển vùng nguyên liệu giấy tại đây sẽ giúp đồng bào dân tộc cải thiện đời sống.

*Huyện KRông Nô

Dân cư trên địa bàn xã Đăk Rồ khoảng 200 hộ, gần 600 nhân khẩu trong đó có hơn 50 hộ, gần 100 nhân khẩu là dân di cư tự do sống rải rác chưa ổn định.

* Huyện Đăk Glong

Trên địa bàn xã có khoảng 270 hộ gia đình, khoảng 1.487 nhân khẩu, đa số là dân tộc thiểu số Tây Nguyên và một số dân di cư tự do sống rải rác chưa ổn định.

3.3.2 Văn hóa – Giáo dục – Y tế

* Huyện M’Đrăk

+ Văn hóa: Xã Cư K’Roá đã có trạm tiếp sóng truyền hình phục vụ nhân dân. Tuy nhiên phương tiện sử dụng của người dân còn hạn chế và do địa hình đã cản trở việc truyền đạt các thông tin đại chúng đến trực tiếp với người dân.

+ Giáo dục: Trình độ văn hóa của nhân dân trong vùng còn thấp do đường sá xa xôi, nhiều em nhỏ không theo học được, một số còn chưa được xóa mù

chữ. Huyện đã có trường học cấp I và cấp II nhưng phòng học còn thiếu không đáp ứng đủ yêu cầu của việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

+ Y tế: Xã đã có trạm y tế nhưng phương tiện khám chữa bệnh còn thiếu thốn.

*Huyện KRông Nô

+ Văn hóa: Xã chưa có trạm tiếp sóng truyền hình phục vụ nhân dân. Phương tiện sử dụng của người dân còn hạn chế và do địa hình đã cản trở việc truyền đạt các thông tin đại chúng đến trực tiếp với người dân.

+ Giáo dục: Trình độ văn hóa của nhân dân trong vùng còn thấp, do đường sá xa xôi nhiều em nhỏ không theo học được, một số còn chưa được xóa mù chữ. Xã đã có trường học cấp I và cấp II nhưng phòng học và các phương tiện dạy dỗ còn thiếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu của việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

+ Y tế: Xã đã có trạm y tế nhưng phương tiện khám chữa bệnh còn thiếu thốn. Trạm y tế chưa có Bác sỹ, đội ngũ cán bộ trạm y tế chỉ có 01 Y sỹ và một số Y tá chuyên môn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

* Huyện Đăk Glong

+ Văn hóa: Xã Quảng Khê có trạm tiếp sóng truyền hình phục vụ nhân dân. Nhưng phương tiện sử dụng của người dân còn hạn chế.

+ Giáo dục: Xã đã có đầy đủ hệ thống trường học từ trung học phổ thông, trung học cơ sở và trường tiểu học tại trung tâm. Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản. Trình độ văn hóa của nhân dân khu vực trung tâm xã cao hơn khu vực Đăk Rồ và Cư K’Roá. Bên cạnh đó cũng có một số thôn buôn cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn. Nên nhiều em nhỏ chỉ học hết trung học cơ sở rồi nghỉ học ở nhà theo cha mẹ làm nương rẫy.

+ Y tế: Xã có trạm y tế liên xã, do đó đã có 04 Y sỹ và 01 Bác sỹ làm việc ở đây nhưng phương tiện khám chữa bệnh còn thiếu thốn.

3.3.3 Tình hình giao thông

* Huyện M’Đrăk

Khu vực rừng trồng có quốc lộ 26 đi qua, hệ thống đường cấp phối vào xã và mạng lưới đường giao thông vào các thôn buôn tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống đường chỉ phân bố ở khu vực trung tâm xã. Khu vực rừng trồng bị nhiều khe suối chia cắt nên việc vận chuyển vật tư, lương thực vào mùa mưa rất khó khăn.

*Huyện KRông Nô

Phía bắc khu vực rừng trồng có đường liên huyện đi từ KRông Nô sang huyện Đăk Mil là đường giao thông chính. Hệ thống đường sá xấu không thuận lợi. Việc đi lại trong khu vực dự án trồng rừng chủ yếu là lợi dụng đường lâm nghiệp là chính.

* Huyện Đăk Glong

Có quốc lộ 28 chạy qua gần khu vực rừng trồng, trong khu vực rừng trồng có hệ thống đường lâm nghiệp nhưng bị hư hỏng nặng, rất khó khăn cho việc lưu thông đi lại vào mùa mưa, cần phải có kế hoạch đầu tư, sữa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông.

3.4 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp tại các khu vực nghiên cứu:

* Huyện M’Đrăk

Vùng đất trồng rừng nguyên liệu giấy trước đây là rừng tự nhiên trong chiến tranh bị rải thuốc khai hoang, đồng thời bị chặt phá khai hoang làm nương rẫy nên hình thành vùng đất trống, đồi núi trọc rất lớn.

Tại địa phương có Lâm Trường M’ĐRăk và Ban Quản lý dự án trồng rừng 661 đã trồng được gần 2000ha rừng.

Lâm Trường M’ĐRăk ngoài việc quản lý bảo vệ, khai thác rừng tự nhiên còn có dự án trồng rừng theo chương trình 05 triệu ha rừng tại các xã KRông Jing, KRông Á mỗi năm trồng được 200 – 300ha.

Ban quản lý dự án trồng rừng 661 mỗi năm trồng được 100 – 200ha. Vốn đầu tư cho các dự án trồng rừng chậm, nên diện tích trồng rừng hàng năm ít, hiệu quả chưa cao. Hiện nay đất còn bỏ hoang nhiều, đất sử dụng chưa có hiệu quả vẫn còn tồn tại.

Tổng diện tích đất trống, đồi núi trọc khu vực trồng rừng là: 3,936,3ha Trong đó: - Đất trống, đồi núi trọc đã giao sử dụng là: 1,015,6ha

- Đất trống đồi núi trọc chưa giao sử dụng là: 2,920,7ha

*Huyện KRông Nô

Khu vực này trước đây là rừng tự nhiên do Lâm trường Đức Lập quản lý, bị chặt phá làm nương rẫy 1-2 năm rồi bị bỏ hoang nên hình thành những khu vực đất trống, trảng cỏ và các cụm cây bụi có diện tích lớn.

Trên địa bàn huyện có Lâm trường Đức Lập ngoài việc quản lý bảo vệ rừng, khai thác rừng tự nhiên còn trồng rừng theo các chương trình dự án của nhà nước như chương trình 5 triệu ha rừng, nhưng diện tích trồng hàng năm còn rất ít từ 100 – 150ha. Hiện tại diện tích đất trống chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả còn nhiều.

* Huyện Đăk Glong

Trước đây, khu vực này là rừng tự nhiên do Lâm trường Quảng Khê quản lý, do tập quán du canh của đồng bào M’Nông ở địa phương nên bị chặt phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang, dẫn đến hình thành những khu rừng lồ ô, tre nứa, trảng cỏ, cây bụi rất lớn.

Trên địa bàn xã có Lâm trường Quảng Khê và một số đơn vị trồng rừng như Công ty TNHH Tân Phát, Công ty TNHH Hào Quang, Công ty TNHH Mai Khôi, Công ty cổ phần giấy Tân Mai đã trồng được gần 2000ha rừng.

Lâm trường Quảng Khê ngoài việc quản lý bảo vệ, khai thác rừng tự nhiên còn trồng rừng theo các dự án của nhà nước, nhưng diện tích rất ít hàng năm trồng được từ 50 - 70ha.

Công ty TNHH Hào Quang mỗi năm trồng từ 30 - 40ha, Công ty TNHH Tân Phát mỗi năm trồng được từ 50 - 100ha, Công ty TNHH Mai Khôi mỗi năm trồng được 30 - 50ha, Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai mỗi năm trồng trên địa bàn huyện từ 150 - 200ha ở xã Đăk RMăng.

3.5 Đánh giá chung về tiềm năng sản xuất nguyên liệu giấy + Thuận lợi chung

- Điều tra các khu vực cho thấy quỹ đất vẫn còn dồi dào, nhưng đồng bào dân tộc tại chỗ vẫn chưa khai thác được tiềm năng quý giá này, đây là khu vực chính để phát triển và trồng rừng nguyên liệu giấy.

Các điều kiện về đất đai, khí hậu, thuỷ văn của 03 khu vực cho thấy đây là các vùng đất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây làm nguyên liệu giấy sinh trưởng và phát triển tốt như: Keo lai, Keo Tai tượng, Keo lá tràm… Các khu vực có nguồn nước phong phú bảo đảm đủ cho sản xuất và sinh hoạt.

- Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy từ rừng tự nhiên rất thấp do rừng nghèo kiệt, sinh khối thấp. Để có thể xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy ổn định, lâu dài trên những diện tích đất trống, rừng le, lồ ô nghèo kiệt và các trảng cỏ bằng cách trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy sẽ cho giá trị cao hơn.

- Lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy.

Mục tiêu xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu giấy là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hợp với lòng dân.

Trên cả 03 khu vực địa hình phức tạp, độ dốc lớn sẽ gây khó khăn cho việc canh tác, bảo vệ đất, chống xói mòn, đầu tư làm cầu cống, đường ủi lớn.

- Những diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn cần đầu tư tu sửa và mở thêm đường vào trung tâm của các khu vực trồng rừng.

- Trình độ dân trí còn thấp, nên ý thức quản lý bảo vệ rừng chưa cao, sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ - phòng chống cháy rừng vào mùa khô.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Một số đặc điểm lý hoá tính của đất và kỹ thuật trồng rừng Keo lai BV10.

4.1.1 Một số đặc điểm lý hoá tính của đất

Kết quả tìm hiểu đặc điểm đất của các khu vực nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng của dòng Keo lai BV10 rất thích hợp với điều kiện đất đai của các khu vực nghiên cứu ở xã Cư K’Roá (Đăk Lăk), Đăk Rồ, Quảng Khê (Đăk Nông), sau 06 năm rừng Keo lai sinh trưởng rất nhanh trên điều kiện đất đai, khí hậu của các khu vực này, kết quả mô tả phẫu diện và phân tích đất các phương pháp nghiên cứu như sau:

+ Huyện M’ĐRăk

Khu vực trồng rừng là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, độ sâu tầng đất mặt mỏng A+B < 80cm, đất có màu nâu vàng nhạt, tỷ lệ đá lẫn 10 - 15%, chất xâm nhập chỉ có kiến mối và rễ cây, tầng đất mặt hơi chặt. Thực bì dưới tán rừng chủ yếu là cỏ tranh, cây bụi.

+ Huyện KRông Nô

Khu vực trồng rừng là đất Feralit nâu đỏ (đất đỏ Bazan) phát triển trên đá mẹ Bazan, tầng đất mặt dày A+B >100cm, tỷ lệ đá lẫn ít < 10%, tầng đất mặt tơi xốp, đất có màu nâu đỏ, chất xâm nhập chủ yếu là kiến và rễ cây. Thực bì dưới tán rừng chủ yếu là cỏ tranh và cây bụi.

+ Huyện Đăk Glong

Khu vực rừng trồng là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tầng đất mặt mỏng A+B < 80cm, đất có màu nâu vàng, tỷ lệ đá lẫn từ 10 – 20%, tầng đất mặt chặt, chất xâm nhập chủ yếu là kiến, mối, rễ cây. Thực bì dưới tán rừng chủ yếu là le, lồ ô, lau lách và cỏ tranh.

Kết quả phân tích hoá lý tính đất của các khu vực nghiên cứu được trình bày ở các bảng 4.1; 4.2; 4.3; 4.4.

* Hàm lượng mùn

Hàm lượng mùn tổng số trung bình của 3 khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 37 - 47)