TT Nội dung đầu tư
Giá tạo rừng (đồng/ha) Tổng lãi vay dài hạn (đồng) Tổng đầu tư (đồng/ha) Lãi suất (%/ năm) Thành tiền (đồng ) I Trồng rừng 6.401.152 5,4 345.662 6.746.814 II Chăm sóc 8.442.929 455.918 8.898.847 1 - Chăm sóc năm thứ 1 2.900.342 5,4 156.618 3.056.961 2 - Chăm sóc năm thứ 2 2.900.342 5,4 156.618 3.056.961 3 - Chăm sóc năm thứ 3 2.642.245 5,4 142.681 2.784.926 III QLBV - PCCR năm 4 - 6 1.560.000 84.240 1.644.240 1 - QLBV - PCCR năm 4 520.000 5,4 28.080 548.080 2 - QLBV - PCCR năm 5 520.000 5,4 28.080 548.080 3 - QLBV - PCCR năm 6 520.000 5,4 28.080 548.080 Tổng cộng: 16.404.082 17.289.902
Từ bảng 4.12, chúng tôi nhận thấy chi phí đầu tư cho 01 ha rừng Keo lai tính cả lãi vay quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất 5,4%/năm, thì chi phí đầu tư cho khâu trồng rừng khu vực Quảng Khê là 6.746.814 đồng; chăm sóc năm thứ nhất là 3.056.961 đồng; chăm sóc năm thứ hai 2.136.560 đồng; chăm sóc năm thứ ba 2.784.926 đồng. Chi phí cho công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng từ năm thứ 4 – 6 là 1.644.240đồng.
Tổng cộng tính cả lãi vay thì đầu tư cho 01 ha rừng Keo lai khu vực Quảng Khê chu kỳ kinh doanh 06 năm là 17.289.902đồng.
4.4.1.2 Thu nhập từ 01 ha rừng
Theo dự án khả thi trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty cổ phần giấy Tân Mai, rừng trồng đến hết năm 6 tuổi thì tiến hành khai thác trắng. Mục tiêu ban đầu là trồng rừng làm nguyên liệu giấy nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không phân loại các sản phẩm sau khai thác.
Căn cứ hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng năm 2006 của Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk sản lượng gỗ làm nguyên liệu được tính bằng 75% trữ lượng.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 khu vực nghiên cứu chúng tôi căn cứ giá thị trường thời điểm nghiên cứu và giá bán rừng của Công ty cổ phần giấy Tân Mai.
Ở xã Cư K’Roá huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk gần quốc lộ 26 nên việc vận chuyển gỗ sau khai thác về thành phố Nha Trang rất thuận lợi. Rừng Keo lai của Công ty cổ phần giấy Tân Mai bán giá cây đứng là 339.674 đồng/m3 sản lượng.
Khu vực xã Đăk Rồ huyện KRông Nô gần quốc lộ 14 và vận chuyển về Nha Trang cũng gần, ô tô lớn có thể vào được tận rừng, thời điểm nghiên cứu Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai chưa khai thác, chưa bán rừng nên giá bán gỗ được tìm hiểu thông qua giá thị trường tại địa phương và giá bán rừng của Lâm trường Đức Lập đóng chân trên địa bàn huyện. Do có những thuận lợi nhất định nên chúng tôi tạm tính giá bán của rừng trồng của ở xã Đăk Rồ bằng giá bán của huyện M’Đrăk là 339.674 đồng/m3 sản lượng.
Tại xã Quảng Khê huyện Đăk Glong Công ty đã thiết kế khai thác nhưng chưa bán rừng, tìm hiểu một số đơn vị đã khai thác rừng trồng và tham khảo giá bán rừng trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy trên địa bàn huyện như Công ty TNHH Tân Phát, Công ty TNHH Mai Khôi thì rừng Keo lai 6 năm tuổi sản lượng gỗ từ 90 – 115 m3/ha được bán với giá từ 30 – 35 triệu/ha.
Căn cứ kết quả tính toán sản lượng và tham khảo giá thị trường chúng tôi tạm tính giá bán cây đứng 01 ha rừng trồng là 32.500.000 đồng (337.592 đồng/m3 gỗ). Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13 Bảng tổng thu nhập cho 1 ha rừng (chu kỳ kinh doanh 6 năm)
Khu vực Sản lượng gỗ (m3/ha) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Cư K’Roá 125,12 339.674 42.500.000 Đăk Rồ 138,5 339.674 47.044.849 Quảng Khê 96,27 337.592 32.500.000
Kết quả từ bảng 4.13 cho thấy, tổng thu nhập của 01 ha rừng Keo lai trồng làm nguyên liệu giấy chu kỳ 06 năm thì khu vực Cư K’Roá có tổng thu nhập là 42.500.000 đồng; Đăk Rồ 47.044.849 đồng, Quảng Khê 32.500.000 đồng. Từ kết qủa này kết luận: Việc trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy trên các khu vực nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt nếu trồng rừng trên các khu vực có điều kiện tương tự như Đăk Rồ, Cư K’Roá thì hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao và việc đầu tư bảo đảm an toàn.
Kết quả từ bảng 4.13 chúng tôi tiến hành cân đối thu nhập và chi phí cho từng khu vực nghiên cứu và trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14 Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng
(Chu kỳ kinh doanh 6 năm)
Khu vực Tổng thu nhập (đồng) Tổng chi phí (đồng) Cân đối ( +, - ) Khâu tạo rừng Tiền thuê đất Tổng Cư K'Roá 42.500.000 15.306.612 378.000 15.684.612 26.815.388 Đăk Rồ 47.044.849 14.542.786 378.000 14.920.786 32.124.063 Quảng Khê 32.500.000 17.289.902 378.000 17.667.902 14.832.098
Tổng thu nhập được tính bằng tổng số tiền bán cây đứng trên 01 ha rừng ở tuổi khai thác.
Tổng chi phí gồm toàn bộ các chi phí từ khâu tạo rừng đến khi khai thác. Chi phí tạo rừng bao gồm chi phí gieo ươm, trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng cho đến khi khai thác, lãi vay quỹ hỗ trợ phát triển và tiền thuê đất.
Công ty cổ phần giấy Tân Mai bán rừng bằng hình thức bán đấu giá cây đứng nên chúng tôi không tính chi phí khai thác.
Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy bằng phương pháp hạch toán trực tiếp thì cả 3 khu vực trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy đều có lãi nhưng mức độ lãi khác nhau: Khu vực Cư K’Roá lãi 26.815.388 đồng, Đăk Rồ lãi 32.124.063 đồng, Quảng Khê lãi 14.832.098 đồng. Từ kết quả này kết luận: trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy trên các khu vực nghiên cứu thì ở Đăk Rồ có lãi cao nhất, tiếp đến là Cư K’Roá, thấp nhất là Quảng Khê.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tính hiệu quả kinh doanh theo phương pháp động là phương pháp tính quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian. Kết quả tính toán các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR ở các phụ biểu 8, 9, 10 được tổng hợp ở bảng 4.15.
Bảng 4.15 Bảng hiệu quả kinh tế tính cho 1 ha rừng trồng.
Khu vực NPV(đồng) BCR(đồng/đồng) IRR(%)
Cư K’Roá 17.758.706 2,34 27,87
Đăk Rồ 21.768.342 2,74 32,58
Quảng Khê 8.8123 1,59 17,50
Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV của 3 khu vực nghiên cứu >0, cụ thể khu vực Cư KRoá là 17.758.706 đồng; Đăk Rồ 21.768.342 đồng, Quảng Khê 8.8123 đồng. Từ kết quả này cho thấy phương án trồng rừng Keo lai
dòng BV10 làm nguyên liệu giấy trên 3 khu vực được chấp nhận. Rừng Keo lai trồng ở khu vực Đăk Rồ có giá trị lợi nhuận ròng cao nhất.
Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR của 3 khu vực nghiên cứu như sau: Cư K’Roá 2,34; Đăk Rồ 2,74; Quảng Khê 1,59. Nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận thu về ở Cư K’Roá là 2,34 đồng; Đăk Rồ là 2,74 đồng; Quảng Khê 1,59 đồng.
Mặc dù tỷ lệ BCR cả 3 khu vực nghiên cứu chưa cao nhưng phương án trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy được chấp nhận do điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội như thu nhập, mức sống của người dân các khu vực này còn thấp.
Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy, mặc dù tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ chưa cao nhưng bảo đảm an toàn cho việc đầu tư. Tỷ lệ IRR ở Cư K’Roá 27,87%; Đăk Rồ 32,58%; Quảng Khê 17,50%. Tỷ lệ IRR tuy chưa cao nhưng tỷ lệ này cao hơn mức lãi suất vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển nên việc đầu tư trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy của các khu vực Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê là có lãi.
4.4.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của một phương án kinh doanh hiện nay rất được quan tâm, phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ thu hút được nhiều người dân tham gia.
Hiện nay, trong kinh doanh trồng rừng hiệu quả xã hội được đặc biệt chú trọng vì khi người dân có thêm việc làm, thu nhập được tăng lên, đời sống ổn định sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tình trạng du canh của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, góp phần ổn định đời sống của người dân. Từ đó nguồn tài nguyên rừng quý giá của đất nước được bảo vệ.
Hiệu quả xã hội là một lĩnh vực rộng lớn trong khuôn khổ giới hạn của đề tài thạc sỹ với quỹ thời gian có hạn, hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua việc tạo ra việc làm cho người dân.
Dựa vào các định mức lao động từ khâu phát dọn thực bì, đào hố, bón phân, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng chúng tôi tổng hợp số công lao động tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp khi phương án kinh doanh được triển khai. Các số liệu được trình bày ở bảng 4.16.
Bảng 4.16 Số lao động tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 6 năm
Đơn vị tính:Công/ ha Năm Khu vực 1 2 3 4 5 6 Tổng Trung bình Cư K’Roá 158 63 43 13 13 13 303 50,5 Đăk Rồ 142 48 46 13 13 13 275 45,8 Quảng Khê 171 75 68 14 14 14 356 59,3
Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy số công lao động tạo ra trên 01ha rừng trồng trong 1chu kỳ kinh doanh khu vực Cư K’Roá là 303công/ha, trung bình là 50,5 công; Đăk Rồ là 275công/ha; Quảng Khê là 356 công/ha, trung bình 59,3công. Như vậy, việc trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy trên các khu vực nghiên cứu sẽ tận dụng được hết nguồn lao động dôi dư của địa phương và một số lao động các vùng lân cận.
Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân: Khi Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai tiến hành khai thác hết một chu kỳ và một số hộ dân tiến hành khai thác những diện tích rừng trồng rải rác nhỏ lẻ do người dân tự trồng, thấy có hiệu quả kinh tế thì người dân các khu vực trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy đã chuyển đổi cây trồng. Một số diện tích đất dốc sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đã được người dân trồng Keo lai.
Kết quả điều tra 50 hộ gia đình tại xã Cư K’Roá, năm 2004, 2005 trong 50 hộ chỉ có 3 hộ trồng rừng Keo lai nhưng diện tích rừng trồng nhỏ lẻ từ 1 – 2 ha, đến năm 2006 đã có 27 hộ trồng rừng Keo lai trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc, diện tích trồng mỗi hộ từ 3 – 5ha. Có những hộ gia đình trồng từ 15 – 20ha.
Kết quả điều tra 30 hộ gia đình tại 03 khu vực nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình này thuộc diện đói (thiếu ăn từ 2 – 3 tháng/năm) trước khi có phương án trồng rừng nguyên liệu giấy. Sau 6 năm tham gia hoạt động trồng rừng thì trong 30 hộ điều tra trên không còn hộ đói, trong số 10 hộ điều tra tại xã Cư K’Roá có một hộ đã thoát nghèo.
Tại xã Cư K’Roá sau 6 năm trồng rừng hệ thống đường giao thông từ khu trung tâm xã đến các thôn buôn nơi có rừng trồng đã được cải thiện đáng kể, kết thúc chu kỳ kinh doanh lần thứ nhất đã ủi mới được 6 km đường giao thông vào các thôn buôn, sửa chữa và làm mới được 14 cây cầu, trong đó có 4 cầu bán kiên cố và 10 cây cầu tạm, bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu giao thông đi lại của người dân.
Tại xã Quảng Khê đã làm mới được 04km đường vào các khu rừng trồng sửa chữa và làm mới được 6 cây cầu tạm. Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai đã ủng hộ xây 01 phòng học mẫu giáo tại xã Cư K’Roá.
Nhờ có hệ thống cầu, đường giao thông đi lại an toàn nên số lượng học sinh đến trường học đầy đủ trong mùa mưa lũ.
Kết quả điều tra này cho thấy mức độ chấp nhận của người dân rất cao trong phương án trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy nói riêng và trồng rừng sản xuất nói chung.
Khi người dân biết tự trồng rừng cho mình và tham gia hoạt động trồng rừng của Công ty đây chính là ý thức bảo vệ rừng của người dân các khu vực nghiên cứu được tăng lên rõ rệt.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1.1 Về sinh trưởng
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của dòng Keo lai BV10 trên đất đỏ Feralit nâu đỏ (đất đỏ Bazan) phát triển trên đá mẹ Bazan ở Đăk Rồ - KRông Nô mạnh hơn trên đất Feralit nâu vàng ở Cư K’Roá – M’ĐRăk và Quảng Khê – Đăk Glong cụ thể như sau: Hvn trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan là 17,9 m,H vn trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở CưK’Roá là 17,15m, Quảng Khê là 16,74m.
- Sinh trưởng đường kính ngang ngực trung bìnhD1.3 của 3 khu vực nghiên cứu có sự khác nhau nhưng không đáng kể, D1.3 trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan ở Đăk Rồ đạt 12,92cm, D1.3 trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá là 11,98cm, ở Quảng Khê là 12,09cm.
- Sinh trưởng trữ lượng trên các khu vực nghiên cứu có sự chênh lệch nhau, Keo lai dòng BV10 đạt trữ lượng lớn nhất trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Đăk Rồ), trữ lượng trung bình Keo lai dòng BV10 6 năm tuổi đạt 184,66m3/ha, cao hơn trữ lượng của Keo lai 6 năm tuổi trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá 166,82m3/ha và Quảng Khê đạt 128,36m3/ha.
- Chất lượng rừng trồng: Khu vực Cư K’ Roá tỷ lệ cây tốt là 33,46%; trung bình là 33,08%; cây xấu là 33,46%. Khu vực Đăk Rồ tỷ lệ cây tốt là 34,39%; trung bình là 32,48%; cây xấu là 33,12%. Khu vực Quảng Khê tỷ lệ cây tốt là 31,33%; trung bình là 36,34%; cây xấu là 32,33%. Trên các khu vực rừng trồng mật độ hiện còn của các khu vực khác nhau. Ở Cư K’Roá độ mật độ hiện còn cao nhất 78,33% so với mật độ trồng ban đầu, ở Đăk Rồ mật độ hiện còn là 71,36%, thấp nhất là ở Quảng Khê mật độ hiện còn 60,45%.
Ngoài sự chênh lệch về mật độ, kết quả kiểm tra chất lượng rừng trồng ở 3 khu vực không có sai khác.
5.1.2 Hiệu quả kinh tế
Trên cả 3 khu vực nghiên cứu trồng Keo lai dòng BV10 làm nguyên liệu giấy đều có lãi nhưng mức độ lãi khác nhau. Khu vực xã Đăk Rồ cho lãi cao nhất 32.124.063 đồng, tiếp đến là Cư K’Roá lãi 26.815.388 đồng, thấp nhất là Quảng Khê lãi 14.832.098 đồng. Mặt khác, thực hiện phương án trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực lâm nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất đai qua đó làm tăng thu nhập của địa phương.
5.1.3 Hiệu quả xã hội
Phương án trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, tận dụng được nguồn lao động nông nhàn của địa phương, đặc biệt là mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần ổn định tình hình kinh tế của địa phương. Cụ thể là cứ một lao động tham gia hoạt động trồng rừng nguyên liệu giấy tại các khu vực nghiên cứu thì thu nhập bình quân là 600.000ngàn đồng/người/tháng. Nên phương án này được chấp nhận, hơn nữa việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy đơn giản, dễ làm, chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh thu hồi vốn đầu tư, sản phẩm khai thác dễ tiêu thụ nên được người dân rất ưa chuộng.
Việc trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy đã thu hút được đông đảo người dân tham gia, cụ thể là một chu kỳ trồng rừng 6 năm ở Cư K’Roá tạo ra 303công/ha/chu kỳ; Đăk Rồ là 275công/ha/chu kỳ; Quảng Khê là 356 công/ha/chu kỳ.
Việc trồng rừng làm nguyên liệu giấy sẽ tận dụng được quỹ đất hoang một cách hợp lý, khoa học, giảm thế độc canh cây cà phê, cây lúa và sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng như hiện nay, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao
thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân. Từ đó, hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế được tình trạng du canh