Thành phần cơ giới trung bình 03 khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 51 - 56)

Khu vực Độ sâu (cm) Thành Phần Cơ Giới (%) 2 – 0,02mm 0,02 – 0,002mm < 0,002mm Cư K'Roá M'Đrăk 0 - 30 62,36 22,05 15,59 30 - 60 50,35 27,05 22,60 60 - 90 43,97 30,04 25,99 Đăk Rồ KRông Nô 0 - 30 14,47 40,60 44,93 30 - 60 11,87 28,85 59,28 60 - 90 10,93 26,36 62,71 Quảng Khê Đăk Glong 0 - 30 27,01 36,70 36,29 30 - 60 19,68 47,09 33,23 60 - 90 14,55 54,28 31,17

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy ở độ sâu 0 – 30cm, dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá hàm lượng cát vật lý chiếm 62,36%, thịt 22,05%, sét là 15,59%; dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ xã Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ rất ít 14,47%, thịt 40,60%, sét 44,93%; dưới tán rừng Keo lai ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm 27,01%, thịt 36,70%, sét 36,29%. Ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng dưới tán rừng keo lai ở Cư K’Roá 50,35%, thịt 27,05%, sét 22,60%, dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ ở Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 11,87%, thịt 28,85%, sét 59,28%; dưới tán rừng Keo lai ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 19,68%, thịt 47,09%, sét 33,23%.Ở độ sâu 60 –90cm, tỷ lệ cát trên đất Feralit nâu vàng ở khu vực Cư K’Roá chiếm tỷ lệ

43,97%, thịt 30,04%, sét 25,99%; trên đất Feralit nâu đỏ ở Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 10,93%, thịt 26,36%, sét 62,71%; đất Feralit nâu vàng ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 14,55%, thịt 54,28%, sét 31,17%.

Từ các kết quả phân tích trên có thể kết luận như sau: Đất dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu vàng ở Cư K’Roá hàm lượng đất cát chiếm tỷ lệ cao hơn hàm lượng đất thịt, hàm lượng đất thịt chiếm tỷ lệ cao hơn đất sét, đất này là đất cát pha thịt nhẹ.

Đất dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ rất thấp ở tất cả các độ sâu từ 10,93 – 14,47%, hàm lượng thịt chiếm tỷ lệ cao hơn cát nhưng thấp hơn tỷ lệ sét. Như vậy đất ở Đăk Rồ là đất sét pha thịt nặng.

Đất dưới tán rừng Keo lai khu vực Quảng Khê hàm lượng cát chiếm tỷ lệ thấp hơn hàm lượng thịt và sét, hàm lượng thịt có xu hướng tăng theo độ sâu từ 36,70 – 54,28%, hàm lượng sét ở các độ sâu có xu hướng giảm nhưng không đáng kể từ 36,29 – 31,17 %. Như vậy đất ở Quảng Khê là đất thịt pha sét nặng.

Mặc dù Keo lai được trồng các vùng đất đồi nhưng đất ở các khu vực nghiên cứu giàu dinh dưỡng hơn khu vực trồng Keo lai khảo nghiệm tại Cẩm Quỳ (Hà Tây), trồng trên đất lateritic vàng phát triển trên phiến thạch sét, bị kết von nặng, nghèo dinh dưỡng, độ sâu không quá 50cm, đất thiếu nước nghiêm trọng trong mùa đông xuân và giá lạnh vào mùa đông [9]. Đất dưới tán rừng các khu vực nghiên cứu có tỷ lệ cát, thịt, sét khác nhau: Cát pha thịt nhẹ (Cư K’Roá), sét pha thịt nặng (Đăk Rồ), thịt pha sét nặng (Quảng Khê) và độ sâu sâu hơn đất trồng rừng khảo nghiệm tại Cẩm Quỳ. Như vậy, điều kiện đất đai ở Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê thuận lợi cho Keo lai sinh trưởng và phát triển hơn ở Cẩm Quỳ (Hà Tây).

4.1.2 Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai 4.1.2.1 Kỹ thuật trồng Keo lai

* Tiêu chuẩn cây giống

Keo lai trước khi đem trồng phải đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiều cao cây từ 25 -35cm, đường kính cổ rễ từ 3 - 4mm, tuổi cây tính từ khi cấy hom vào túi bầu từ 3,5 tháng tuổi trở lên. Cây con phải khoẻ mạnh không sâu bệnh, lá có màu xanh đậm không gãy ngọn, túi bầu không được vỡ, thân cây bắt đầu hoá gỗ, bộ rễ phát triển đầy đủ và có nốt sần.

* Mật độ trồng: Mật độ trồng ban đầu là 2.220 cây/ha, cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m.

* Thời vụ trồng: Ở Đăk Rồ và Quảng Khê trồng vào mùa mưa, tốt nhất là trồng từ tháng 8 đến tháng 10. Riêng xã Cư K’Roá – M’ĐRăk do mùa mưa đến muộn nên bắt đầu trồng từ tháng 9 và kết thúc trồng tháng 11.

* Xử lý thực bì và làm đất: Trước khi trồng phải phát toàn bộ thực bì trên lô, gom đốt sạch thực bì trên lô, gốc phát phải thấp < 15cm. Sau khi phát đốt thực bì xong tiến hành đào hố trước khi trồng từ 15 - 20 ngày, cự ly hố 30x30x30cm, hố được đào theo đường đồng mức.

* Lấp hố và bón lót: Dùng cuốc xới nhỏ đất, nhặt cỏ và rễ cây thật kỹ rồi lấp ½ hố bằng lớp đất mặt, ½ lớp đất mặt còn lại được trộn đều với 0,5g phân N- P-K 16 - 16 - 8 rồi tiếp tục lấp đất cho đầy hố.

* Trồng cây: Cây con được vận chuyển đến bãi tập kết tại hiện trường trồng rừng, cây phải được xếp sát nhau gọn gàng và làm dàn che nắng, nếu cần phải tưới nước trước khi trồng, dùng cuốc nhỏ móc đất ở tâm hố nhúng bầu vào hóa chất chống mối, rồi dùng dao nhỏ rạch túi bầu theo chiều thẳng đứng bóc túi bầu, đặt cây theo chiều thẳng đứng giữa hố, lấp đất đến đâu dùng tay nén chặt tới đó, vun gốc hình mu rùa đến cổ rễ tránh làm cho cây khỏi bị úng nước.

Cây trồng chính được 10 - 15 ngày phải kiểm tra và trồng dặm những cây chết hoặc cây bị gãy ngang thân bảo đảm đủ mật độ.

4.1.2.2Kỹ thuật chăm sóc Keo lai

* Chăm sóc năm thứ nhất: Được tiến hành 03 lần/năm; chăm sóc lần một được tiến hành sau khi trồng chính và trồng dặm xong từ 10 -15 ngày, gồm các nội dung sau: Xới cỏ, vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 1m và phát toàn diện thực bì còn lại giữa hai hàng cây; chăm sóc lần hai được tiến hành vào tháng 11 tháng 12 chỉ phát toàn diện thực bì trên lô; chăm sóc lần ba được tiến hành vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau gồm các nội dung sau: Xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8m; phát thực bì còn lại giữa hai hàng cây; gom xử lý vật liệu cháy trên lô và làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng [4].

* Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba: Được tiến hành 02 lần/năm; lần một được tiến hành vào tháng 7 đến tháng 9 gồm các nội dung sau: Phát toàn diện thực bì trên lô; xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rông 0,8- 1,0m; lần 2 được tiến hành từ tháng 10 đến hết tháng 12 gồm các nội dung sau: Phát toàn diện thực bì trên lô; xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8-1,0m; gom xử lý vật liệu cháy trên lô và làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng.

* Bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm thứ 4 đến năm thứ 6: Rừng trồng từ năm thứ 4 trở đi tiến hành bảo vệ xuyên suốt cả năm; mùa khô làm đường băng cản lửa và gom xử lý vật liệu cháy trong lô. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Các khu vực nghiên cứu có quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, riêng xã Cư K’Roá huyện M’Đrăk do mùa mưa đến muộn nên thời gian trồng và chăm sóc kết thúc chậm hơn so với Đăk Rồ và Quảng Khê là 01 tháng.

Các khu vực nghiên cứu khác nhau áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng giống nhau. Trong điều kiện trồng rừng làm nguyên liệu giấy, trồng trên diện tích rộng, thì các biện pháp kỹ thuật trồng rừng này bảo đảm tiêu chuẩn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, thời vụ trồng, phân bón, chất lượng cây giống, quy trình chăm sóc rừng các năm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rừng trồng.

Rừng Keo lai trồng đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời vụ, các biện pháp xử lý mối tốt và bón phân đầy đủ thì tỷ lệ cây sống rất cao. Chăm sóc kịp thời, đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp bảo vệ phòng chống cháy rừng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2 Sinh trưởng của dòng Keo lai BV 10

Rừng trồng Keo lai ở khu vực nghiên cứu mật độ ban đầu là 2.220cây/ha, (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m), chu kỳ kinh doanh là 06 năm, sau 06 năm tuổi mật độ hiện tại của các khu vực nghiên cứu cũng như mật độ của các cây trong ô tiêu chuẩn không giống nhau. Do đó số cây dùng để đo đếm tính toán trữ lượng là số cây còn tồn tại đến thời điểm thu thập số liệu. Đây cũng chính là thời điểm thiết kế khai thác, kết thúc chu kỳ kinh doanh, thu hồi vốn đầu tư và tính toán hiệu quả kinh tế.

4.2.1 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)

Số liệu đo đếm tính toán sinh trưởng chiều cao vút ngọn trung bình của dòng keo lai BV10 trên 03 khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.5 và minh hoạ ở hình 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 51 - 56)