Chất lượng Khu vực Tốt Trung bình Xấu
Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ %
Cư K' Roá 173 33,46 171 33,08 173 33,46
Đăk Rồ 162 34,39 153 32,48 156 33,12
Quảng Khê 125 31,33 145 36,34 129 32,33
Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy: tỷ lệ cây tốt trên 03 khu vực nghiên cứu thấp, tỷ lệ cây tốt ở xã Cư K’Roá là 33,46%, Đăk Rồ là 34,39%, Quảng Khê 31,33%; tỷ lệ cây trung bình ở Cư K’Roá là 33,08%, Đăk Rồ là 32,48%, Quảng Khê là 36,34%; tỷ lệ cây xấu ở Cư K’Roá là 33,46%, Đăk Rồ là 33,12%, Quảng Khê 32,33%.
Để kiểm tra chất lượng rừng trồng trên các khu vực nghiên cứu chúng tôi dùng tiêu chuẩn khi bình phương (2
) kết quả tính toán ở phụ biểu 4 cho thấy: 2 t = 1,087 < 2 4 , 05 . 0 = 9,49
Như vậy: Chất lượng rừng trồng 03 khu vực là thuần nhất không có sự sai khác.
Số liệu ở bảng 4.8 và kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ cây tốt trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá phiến thạch sét và tỷ lệ cây tốt trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan có sự chênh lệch không đáng kể hay nói cách khác là chất lượng rừng trồng trên các khu vực nghiên cứu chưa có sai khác.
Số liệu từ bảng 4.7 trang 56 cho thấy: Mật độ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ban đầu của 3 khu vực nghiên cứu là như nhau; trồng trên các khu vực có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau thì tỷ lệ cây sống của các khu
vực khác nhau. Khu vực Cư K’Róa mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, muộn hơn khu vực Đăk Rồ và Quảng Khê mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; lượng mưa bình quân năm khu vực Cư K’Róa từ 2000 – 2.500mm; độ ẩm trung bình năm từ 85 – 90%, cao hơn khu vực Đăk Rồ và Quảng Khê lượng mưa từ 1800 – 2.220mm; độ ẩm trung bình 80%, thì tỷ lệ cây sống ở Cư K’Róa cao hơn khu vực Đăk Rồ và Quảng khê. Mật độ hiện còn trung bình của rừng Keo lai 6 năm tuổi ở Cư K’Róa là 1723 cây/ha; tỷ lệ sống trung bình là 77,63%, cao hơn mật độ hiện còn trung bình của khu vực Đăk Rồ là 1570 cây/ha; tỷ lệ sống trung bình là 70,72% và Quảng khê là 1330 cây/ha; tỷ lệ sống trung bình là 59,91%. Tỷ lệ cây sống các khu vực khác nhau, nhưng tỷ lệ cây xấu trên các loại đất Feralit nâu vàng (Cư K'Róa) và trên đất đỏ Bazan (Đăk Rồ) còn chiếm tỷ lệ cao 33,46% ở Cư K'Róa; Đăk Rồ 33,12% .
Từ những phân tích và số liệu ở bảng 4.8 cho thấy: Tỷ lệ cây xấu của các khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, cần tác động bằng các biện pháp kỹ thuật như tăng cường hóa chất chống mối, bón thúc phân, tăng cường thêm số lần chăm sóc, tỉa thưa các cây cong queo sâu bệnh, để nâng cao tỷ lệ cây tốt và cây trung bình ở các khu vực nghiên cứu.
4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội 4.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
4.4.1.1 Chi phí cho 01 ha tạo rừng
Công ty cổ phần giấy Tân Mai đã xây dựng tổng chi phí cho 01 ha rừng trồng từ phát dọn thực bì trồng rừng cho đến hết chu kỳ kinh doanh (chu kỳ kinh doanh 6 năm) bao gồm cả lãi vay chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển Đăk Lăk. Các định mức xây dựng dựa trên quyết định số: 532/NKT (Về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng) ngày 15/07/1988 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
Căn cứ vào định mức và tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty. Rừng trồng đến hết năm thứ 6 thì tiến hành khai thác trắng thu hồi vốn đầu tư, trả vốn gốc, lãi vay, nộp các khoản thuế theo quy định của nhà nước và trồng lại rừng chu kỳ tiếp theo. Căn cứ thực tế chi phí ở các khu vực như sau:
Các khu vực khác nhau có cấp thực bì và phụ cấp khu vực khác nhau nên dự toán có các định mức khác nhau. Dự toán chi phí cho các khu vực được trình bày ở bảng 4.9.