Hàm lượng chất dễ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 48 - 50)

Khu vực Độ sâu (cm) Hàm lượng chất dễ tiêu Đạm TS (%) P2O5 (mg/100gam đất) K2O (mg/100gam đất) Cư K'Roá M'Đrăk 0 – 30 0,24 6,13 6,3 30 – 60 0,12 3,93 4,6 60 – 90 0,06 2,53 3,9 Đăk Rồ KRông Nô 0 – 30 0,24 6,07 7,1 30 – 60 0,12 4,60 5,6 60 – 90 0,08 3,27 4,1 Quảng Khê Đăk Glong 0 – 30 0,16 4,23 7,5 30 – 60 0,10 2,33 5,1 60 – 90 0,05 1,67 2,7

Theo số liệu ở bảng 4.2 thì hàm lượng Đạm tổng số của các khu vực nghiên cứu như sau: Ở độ sâu 0 - 30cm hàm lượng Đạm tổng số xã Cư K’Roá ở mức giàu 0,24%, Đăk Rồ ở mức giàu 0,24%, Quảng Khê ở mức khá 0,16%; ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng Đạm tổng số trung bình của 03 khu vực ở đều ở mức trung bình Cư K’Roá 0,12%, Đăk Rồ 0,12%, Quảng Khê 0,10%; ở độ sâu 60 – 90cm hàm lượng Đạm 3 khu vực ở mức nghèo Cư K’Roá 0,06%, Đăk Rồ 0,08%, Quảng Khê 0,05%.

Nhìn chung, hàm lượng Đạm của các khu vực nghiên cứu có xu hướng giảm theo độ sâu. Hàm lượng Đạm của các khu vực nghiên cứu cho thấy Keo lai có khả năng cải tạo đất rất tốt, sau chu kỳ kinh doanh thứ nhất hàm lượng đạm dưới tán rừng Keo lai của các khu vực nghiên cứu rất cao, hàm lượng Đạm dưới tán rừng Keo lai ở mức giàu và mức trung bình rất tốt cho Keo lai sinh trưởng và phát triển.

Ở độ sâu 0 – 30cm hàm lượng Lân dưới tán rừng của các khu vực nghiên cứu ở mức trung bình. Cụ thể ở Cư K’Roá 6,13(mg/100gam đất), Đăk Rồ 6,07(mg/100gam đất), Quảng Khê ở mức trung bình yếu 4,23(mg/100gam đất); ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng Lân ở Cư K’Roá ở mức nghèo 3,93(mg/100gam đất), Đăk Rồ ở mức trung bình yếu 4,60(mg/100gam đất), Quảng Khê ở mức nghèo 2,33(mg/100gam đất); ở độ sâu 60 – 90cm hàm lượng Lân dưới tán rừng khu vực xã CưK’Roá ở mức nghèo 2,53(mg/100gam đất), xã Đăk Rồ ở mức trung bình 3,27(mg/100gam đất), Quảng Khê ở mức nghèo 1,67(mg/100gam đất), từ số liệu cho thấy, khu vực Đăk Rồ có hàm lượng Lân ổn định nhất ở các độ sâu và duy trì ở mức trung bình, ở Cư K’Roá và Quảng Khê hàm lượng Lân từ trung bình đến nghèo và giảm theo độ sâu.

Hàm lượng Kali trung bình dưới tán rừng ở độ sâu 0 – 30cm của 03 khu vực nghiên cứu đều ở mức nghèo. Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy hàm lượng Kali dưới tán rừng ở khu vực xã Cư K’Roá 6,3(mg/100gam đất), Đăk Rồ 7,1(mg/100gam đất), Quảng Khê 7,5(mg/100gam đất); ở độ sâu 30 - 60cm hàm lượng Kali càng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức nghèo ở Cư K’Roá 4,6(mg/100gam đất), Đăk Rồ 5,6(mg/100gam đất), Quảng Khê 5,1(mg/100gam đất); hàm lượng Kali giảm mạnh ở độ sâu 60 - 90cm khu vực Cư K’Roá ở mức rất nghèo 3,9(mg/100gam đất), Đăk Rồ 4,1(mg/100gam đất), Quảng Khê 2,7(mg/100gam đất).

Từ kết quả phân tích số liệu cho thấy dưới tán rừng keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ hàm lượng Kali ổn định ở các độ sâu (Đăk Rồ), trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét hàm lượng Kali giảm theo độ sâu (Cư K’Roá và Quảng Khê).

Ở các độ sâu khác nhau hàm lượng Lân, Kali trong đất Feralit nâu vàng ở mức nghèo và rất nghèo nhưng Keo lai vẫn sinh trưởng tốt, điều này cho

thấy điều kiện đất đai của 03 khu vực nghiên cứu thích hợp với sinh trưởng của Keo lai.

* Độ chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 48 - 50)