Khu vực NPV(đồng) BCR(đồng/đồng) IRR(%)
Cư K’Roá 17.758.706 2,34 27,87
Đăk Rồ 21.768.342 2,74 32,58
Quảng Khê 8.8123 1,59 17,50
Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV của 3 khu vực nghiên cứu >0, cụ thể khu vực Cư KRoá là 17.758.706 đồng; Đăk Rồ 21.768.342 đồng, Quảng Khê 8.8123 đồng. Từ kết quả này cho thấy phương án trồng rừng Keo lai
dòng BV10 làm nguyên liệu giấy trên 3 khu vực được chấp nhận. Rừng Keo lai trồng ở khu vực Đăk Rồ có giá trị lợi nhuận ròng cao nhất.
Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR của 3 khu vực nghiên cứu như sau: Cư K’Roá 2,34; Đăk Rồ 2,74; Quảng Khê 1,59. Nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận thu về ở Cư K’Roá là 2,34 đồng; Đăk Rồ là 2,74 đồng; Quảng Khê 1,59 đồng.
Mặc dù tỷ lệ BCR cả 3 khu vực nghiên cứu chưa cao nhưng phương án trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy được chấp nhận do điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội như thu nhập, mức sống của người dân các khu vực này còn thấp.
Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy, mặc dù tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ chưa cao nhưng bảo đảm an toàn cho việc đầu tư. Tỷ lệ IRR ở Cư K’Roá 27,87%; Đăk Rồ 32,58%; Quảng Khê 17,50%. Tỷ lệ IRR tuy chưa cao nhưng tỷ lệ này cao hơn mức lãi suất vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển nên việc đầu tư trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy của các khu vực Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê là có lãi.
4.4.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của một phương án kinh doanh hiện nay rất được quan tâm, phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ thu hút được nhiều người dân tham gia.
Hiện nay, trong kinh doanh trồng rừng hiệu quả xã hội được đặc biệt chú trọng vì khi người dân có thêm việc làm, thu nhập được tăng lên, đời sống ổn định sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tình trạng du canh của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, góp phần ổn định đời sống của người dân. Từ đó nguồn tài nguyên rừng quý giá của đất nước được bảo vệ.
Hiệu quả xã hội là một lĩnh vực rộng lớn trong khuôn khổ giới hạn của đề tài thạc sỹ với quỹ thời gian có hạn, hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua việc tạo ra việc làm cho người dân.
Dựa vào các định mức lao động từ khâu phát dọn thực bì, đào hố, bón phân, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng chúng tôi tổng hợp số công lao động tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp khi phương án kinh doanh được triển khai. Các số liệu được trình bày ở bảng 4.16.