Đường kính D1.3 trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (cm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 59 - 62)

Khu vực

OTC Cư K'Roá Đăk Rồ

Quảng Khê

1 12,13 13,46 12,93

2 12,27 12,68 11,21

3 11,56 12,63 12,14

13.46 12.93 12.68 11.56 12.13 11.21 12.27 12.63 12.14 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Cư Roá Đăk Rồ Quảng Khê

Đư n g k ín h ( cm ) OTC 1 OTC 2 OTC 3

Hình 4.2 BIỂU ĐỒ SINH TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH D1.3 CỦA KEO LAI

Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy sinh trưởng đường kính D1.3 của các khu vực nghiên cứu sự khác nhau: Cư K’Roá từ 11,56 – 12,27cm, trung bình là 11,98cm; Đăk Rồ từ 12,63 – 13,46cm, trung bình là 12,92cm; Quảng Khê từ 11,21 – 12,93cm, trung bình là 12,09cm. Tuy nhiên, để xem xét sự sai khác đó có thực sự có ý nghĩa hay không chúng tôi dùng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố để kiểm tra.

+ Kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai.

Dùng tiêu chuẩn Cochran để kiểm tra điều kiện bằng nhau của các phương sai

S1 = 0,4483; S2 = 0,5754; S3 = 0,2869 Gmax tính = 0,53815 < Gmax (0.05,3,2) = 0,8709

Chấp nhận sự bằng nhau của các phương sai.

Kết quả phân tích phương sai từ bảng ANOVA phụ biểu 2 cho thấy:

Như vậy: Các khối khác nhau chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính D1.3. Nói cách khác là việc đặt các ô tiêu chuẩn ở các khu vực nghiên cứu là bảo đảm yêu cầu đồng nhất.

+ Đối với các khu vực: Ftính = 3,0232 < F0.05 = 6,9442

Như vậy: Các khu vực khác nhau chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính D1.3.

Từ kết quả tính toán này với thực tế quan sát theo dõi rừng trồng Keo lai trong suốt chu kỳ kinh doanh 06 năm. Nhận thấy, sinh trưởng đường kính trung bình D1.3 của loài Keo lai dòng BV10 không những phụ thuộc khí hậu, thành phần dinh dưỡng có trong đất như mùn, Đạm, Lân, Kali và thành cơ giới của đất ở các khu vực nghiên cứu mà nó còn phụ thuộc vào mật độ hiện tại của rừng trồng. Trên đất giàu mùn, Đạm, Lân, Kali, Feralit nâu đỏ (Đăk Rồ) trồng với mật độ 2.220cây/ha mà tỷ lệ sống cao thì sinh trưởng đường kính D1.3 chưa có sự sai khác hoặc sai khác chưa rõ so với sinh trưởng đường kính D1.3 của dòng keo lai BV10 trồng trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá và Quảng Khê.

Trên cùng một loại đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét khu vực Cư K’Roá hàm lượng mùn, Đạm, Lân (đất cát pha thịt nhẹ) giàu hơn đất hơn đất khu vực Quảng Khê (đất sét pha thịt nặng), sinh trưởng chiều cao vút ngọn Keo lai ở Cư K’Roá cao hơn sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở Quảng Khê nhưng đường kính trung bình D1.3 11,98cm thấp hơn đường kính trung bình D1.3 ở Quảng Khê 12,09cm do mật độ cây còn lại sau chu kỳ kinh doanh 06 năm của Keo lai ở Cư K’Roá còn nhiều hơn mật độ cây còn lại của Quảng Khê. So sánh với khảo nghiệm tại BaVì (Hà Tây) Keo lai 6,5 tuổi, công thức trồng thâm canh đường kính trung bình D1.3 là 14,3cm, công thức quảng canh D1.3 trung bình là 13cm; Đại Lải (Vĩnh Phúc) Keo lai 6 năm tuổi trồng thâm canh đường kính D1.3 trung bình là 11,7cm, công thức trồng

quảng canh D1.3 trung bình là 10,7cm, Đoàn Ngọc Dao (2003)[9]. Như vậy, sinh trưởng đường kính của Keo lai ở Cư K’Roá; Đăk Rồ; Quảng Khê cao hơn sinh trưởng đường kính của Keo lai khảo nghiệm tại BaVì và Đại Lải, thấp hơn đường kính trung bình của Keo lai khảo nghiệm tại Hàm Yên (16,9cm) và Bình Thanh 20,7cm (công thức thâm canh); công thức quảng canh (19,3cm).

4.2.3 Đánh giá trữ lượng

Kết quả đo đếm, tính toán trữ lượng gỗ của 03 khu vực nghiên cứu được tổng hợp trình bày ở bảng 4.7 và minh hoạ bằng hình 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)