Chiều cao trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (m)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 56 - 59)

Khu vực

OTC Cư K'Roá Đăk Rồ Quảng khê

1 17,03 18,19 17,24 2 17,31 17,82 16,41 3 17,12 17,71 16,59 Trung bình (m) 17,15 17,90 16,74 18.19 17.24 17.31 16.41 17.12 17.03 17.82 16.59 17.71 15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5

Cư K'Roá Đăk Rồ Quảng Khê

C h iề u c ao ( m ) OTC 1 OTC 2 OTC 3

Hình 4.1 BIỂU ĐỒ SINH TRƯỞNG CHIỀU CAO Hvn CỦA KEO LAI

Kết quả trình bày bảng 4.5 và minh họa ở hình 4.1 cho thấy sự chênh lệch chiều cao giữa các ô tiêu chuẩn ở từng khu vực không đáng kể. Nhưng chiều cao giữa các khu vực nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt. Chiều cao vút ngọn của dòng Keo lai BV10 ở xã Cư K’Roá huyện M’ĐRăk từ 17,03 – 17,31m, trung bình là 17,15m; xã Đăk Rồ huyện KRông Nô từ 17,71 –

18,19m, trung bình là 17,9m; xã Quảng Khê huyện Đăk Glong từ 16,41 – 17,24m, trung bình là 16,74m. Như vậy sinh trưởng chiều cao vút ngọn của dòng Keo lai BV10 ở Cư K’Roá - M’ĐRăk và Đăk Rồ - KRông Nô cao hơn ở Quảng Khê - Đăk Glong.

Để đánh giá sự khác nhau về sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Keo lai ở các khu vực nghiên cứu có thực sự khác nhau có ý nghĩa hay không, chúng tôi dùng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố để kiểm tra. + Kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai.

Số liệu đo đếm về Hvn của các ô tiêu chuẩn được kiểm tra bằng tiêu chuẩn Cochran: S1 = 0,3820; S2 = 0,5097; S3 = 0,3193 (0,5097)2 Gmax = = 0,5152 (0,3820)2 + (0,3139)2 + (0,5097)2 Gmax tính = 0,5152 < Gmax (0.05,3,2) = 0,8709

Như vậy: Chấp nhận sự bằng nhau của các phương sai.

Kết quả phân tích phương sai từ bảng ANOVA phụ biểu 1 cho thấy: + Đối với lần lặp lại: Ftính = 1,297  F0.05 = 6,944

Như vậy: Các khối khác nhau chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn. Nói cách khác là việc đặt các ô tiêu chuẩn ở các khu vực nghiên cứu bảo đảm yêu cầu đồng nhất.

+ Đối với các khu vực: F tính = 12,49 > F (0.05) = 6,944

Như vậy: Các khu vực khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn. Nói cách khác các khu vực khác nhau có sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn.

Để đánh giá khu vực rừng Keo lai có sinh trưởng chiều cao lớn nhất, chúng tôi dùng tiêu chuẩn t của student để so sánh các trị số trung bình chiều cao lớn nhất và lớn thứ hai.

Từ bảng 4.5 xác định được:

X max1 trị số trung bình lớn thứ nhất X max1 = 17,90m (Đăk Rồ)

X max2 trị số trung bình lớn thứ hai X max2 = 17,15 m (Cư K’Roá) Từ phụ biểu 1 xác định được VN = 0,332 từ đó tính được S” = 0,235 Kết quả tính toán: t tính = 3,912 > t(0.05,6) = 2,45

Như vậy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của hai khu vực Cư K’Roá - M’Đrăk và Đăk Rồ - KRông Nô khác nhau rõ rệt. Ở Đăk Rồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn mạnh hơn ở Cư K’Roá. Từ kết quả tính toán trên cho thấy, sinh trưởng chiều cao vút ngọn của dòng Keo lai BV10 trên đất Feralit nâu đỏ (Đăk Rồ) là cao nhất 17,9m, tiếp đến là trên đất Feralit nâu vàng (cát pha thịt) ở CưK’Roá 17,15m, thấp nhất là đất Feralit nâu vàng (thịt pha sét nặng) ở Quảng Khê 16,74m. Như vậy, điều kiện đất đai của các khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn của dòng Keo lai BV10, trên địa bàn xã Đăk Rồ đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan có hàm lượng mùn, Đạm, Lân, chiếm tỷ lệ cao hơn trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá và ở Quảng Khê.

So sánh với nghiên cứu của Đoàn Ngọc Dao [9] khảo nghiệm tại BaVì (Hà Tây) ở khu trồng thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi (6,5 tuổi) chiều cao vút ngọn trung bình là 15m; tại Bình Thanh (Hoà Bình) khu trồng quảng canh trên đất đồi Feralit phát triển trên đá Riolit Keo lai 7 tuổi chiều cao trung bình là 22,9m; tại Hàm Yên (Tuyên Quang) sau 7 năm tuổi Keo lai trồng trên đất Feralit đỏ - vàng phát triển trên Diệp thạch tương đối giàu dinh dưỡng, độ sâu tương đối lớn (>1,5m) trồng với công thức phân bón 1,5 kg phân chuồng + 200g NPK + 100g phân vi sinh Thiên Nông Keo lai có chiều cao trung bình là 21,7m; tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) khảo nghiệm trồng trên đất đồi lateritic phát triển trên Sa thạch, tương đối nghèo dinh dưỡng, khí hậu rất khô và lạnh Keo lai 6 năm tuổi ở công thức trồng thâm canh chiều cao trung bình là 15,5m,

công thức quảng canh là 14,5m. Như vậy, các khu vực nghiên cứu ở Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê cho thấy Keo lai 6 năm tuổi trồng quảng canh chỉ bón 50g NPK thì sinh trưởng chiều cao trung bình của các khu vực này cao hơn sinh trưởng chiều cao của Keo lai ở BaVì (Hà Tây), Đại Lải (Vĩnh Phúc). Qua số liệu trên chúng tôi nhận thấy các khu vực nghiên cứu ở Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê thích hợp với sinh trưởng chiều của dòng Keo lai BV10.

4.2.2 Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3

Kết quả đo đếm tính toán sinh trưởng đường kính D1.3 trung bình của dòng Keo lai BV10 trên 03 khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.6 và minh hoạ ở hình 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculi formis) làm nguyên liệu giấy tại đăk lăk và đăk nông​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)