Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 25 - 34)

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để phân tích và đánh giá tiềm năng và phát triển LSNG trên địa bàn các xã trong vùng Vườn quốc gia Xuân Sơn.

- Các số liệu thu thập về sinh trưởng, tỷ lệ sống của các mô hình đưa ra

đánh giá được xử lý bằng các hàm thống kê toán học trên phầm mềm excel 5.0.

24

Chương 3:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyên Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, có phạm vi ranh giới như sau :

- Phía Đông giáp xã Long Cốc, Vĩnh Tiến huyện Tân Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình.

- Phía Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Phú và Tân Sơn huyện Tân Sơn.

- Phía Nam giáp xã Kim Thượng huyện Tân Sơn và một phần huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình.

- Tọa độ địa lý: Từ 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc và từ 104051’ đến 105001’ kinh Đông.

Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, diện tích vùng lõi là 15.048 ha, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha, phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng nhất của Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.

Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện.

25

3.1.2. Địa hình

Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi cao độ dốc trung bình 30 - 350, điểm cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m so với mực nước biển, nhiều sông suối nhỏ xen kẽ, có nhiều hang động núi đá vôi đẹp và nguyên sơ rất phù hợp để phát triển du lịch.

Giữa các núi đá vôi cao là dãy đồi đất thấp, đất đai màu mỡ, có thể phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, phía dưới là các thung lũng hình thành nên những thửa ruộng bằng phẳng, bậc thang màu mỡ. Tuy nhiên, địa hình Karster của vùng núi đá vôi đã gây nên những khó khăn cho trồng trọt cây nông nghiệp ngắn ngày, đặc biệt vào mùa khô hạn.

Vùng đồi núi thấp toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà bao gồm 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Sông Bứa và các chi lưu của nó toả nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh núi Voi 1386 m, tiếp đến là núi Ten 1.244 m, núi Cẩn 1.144 m.

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia cắt theo chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 200.

Nhìn chung, địa hình trong khu vực có những kiểu chính như sau:

* Kiểu núi trung bình (N2): Hình thành trên đá phiến biến chất có độ cao từ 700 - 1368 m. Kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam Vườn quố c gia bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn trung bình 300, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu nguồn của hệ sông suối của sông Bứa. Kiểu đi ̣a hình này chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích.

* Kiểu địa hình núi thấp (N3): Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bóc mòn, thuộc địa hình này là các

26

núi có độ cao từ 300 - 700 m phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực. Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 200, có những thung lũng mở rộng hơn ở vùng núi phía Tây Bắc.

* Kiểu đồi (Đ): Có độ cao < 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực. Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã được trồng chè Xanh, chè Shan.

* Thung lũng và bồn địa (T): Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi phân bố chủ yếu ở các xã vùng đệm, trong đó có Xuân đài. Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

3.1.3. Khí hậu

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22 - 230C, tương đương với tổng nhiệt năng từ 8.300 - 8.5000C (nằm trong vành đai nhiệt đới).

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 200C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1.

- Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 250C, nóng nhất là vào tháng 6 và 7 (280C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,70C vào tháng 6.

b) Chế độ mưa ẩm:

- Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Thanh Sơn đến 1.826mm ở Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm.

- Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ còn chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô.

27

- Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn lượng nước rơi.

- Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất.

- Lượng bốc hơi không cao (653 mm/n) điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực.

3.1.4. Thủy văn

Hệ thống Sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng. Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1500 - 2000 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm nhưng có năm ít mưa chỉ đo được 1.414 mm tạo ra tiềm năng to lớn cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm (Vịt Suối).

Trong vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2. Dòng chảy cực tiểu khoảng 6 - 7 l/s/cm2. Lưu vực Sông Bứa khá rộng. Địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Bứa có hai chi lưu lớn là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và Sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hoà Bình. Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng. Tổng chiều dài của sông 120 km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển lâm sản từ thượng nguồng về Sông Hồng thuận lợi.

3.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng

a) Địa chất

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam cho biết: khu vực Vườn quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp, các nhà địa chất gọi đây là

28

vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các giải nhỏ hẹp. Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá Trầm Tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura-creta.

Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi khá cao, cao nhất có đỉnh 1200 m. Đá vôi có mầu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung Làng Lạng, Làng Dù và Làng Lấp,... Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.

b) Thổ Nhưỡng

Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú,... nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này:

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dầy, tỷ lệ mùn cao (8 - 10%). Phân bố từ 700 - 1.386 m, tập trung ở phía tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trình Feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Phân bố dưới 700 m thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây rừng phát triển.

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi) - R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.

29

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL):

Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của các xã, tổng số hộ của 3 xã nghiên cứu là 2.779 hộ, 12.164 nhân khẩu. Xuân Sơn có số hộ và nhân khẩu ít nhất (228 hộ và 1.115 khẩu). Theo chuẩn nghèo VN 2006 - 2010 (Bộ LĐTBXH - QĐ 170/2005/TTg), ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng thì hộ nghèo của các xã chiếm tỷ lệ 48,76%. Xuân Sơn là xã có tỷ lệ nghèo cao nhất (54,82%).

Thành phần dân tộc tương đối đa dạng là người Tày, Dao, Mường và người Kinh, trong đó người Tày chiếm tỷ lệ ít nhất, sống tập trung ở xã Minh Đài. Người Mường chiếm tỷ lệ cao nhất (62,28%) có ở tất cả các xã nghiên cứ u, tiếp sau là người Kinh (21,93%) và người Dao (11,14%). Các dân tộc thiểu số sống ở đây từ rất lâu đời và gắn bó với rừng. Người kinh đến sau và phần lớn trong số họ là công nhân của các nông - lâm trường..

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của các xã cho thấy, bình quân nhân khẩu trong mỗi hộ dao động từ 4 - 5 người/hộ và số lao động bình quân 2 lao động/hộ là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù quy mô lực lượng lao động của mỗi hô ̣ không quá chênh lệch nhưng mức thu nhập bình quân đầu người rất khác nhau, cao nhất là Minh Đài (4,5 triệu đồng/người), tiếp theo là Xuân Đài (2,4 triệu đồng/người) và thấp nhất là Xuân Sơn (1,88 triệu đồng/người) là do quy mô nhân khẩu, cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu nguồn thu nhập của các hô ̣.

30

3.2.2. Cơ sở hạ tầng và thị trường

3 xã nghiên cứu đều nằm trên trục đường giao thông khá thuận tiện. Tuy nhiên, Xuân Sơn là xã khó khăn hơn, khoảng cách từ Xuân Sơn đến thị trường trung tâm cụm xã Xuân Đài và Minh Đài là 12 km và có hệ thống đường liên thôn chưa phát triển, đường đất, mới làm, dốc và khó khăn đi lại khi trời mưa.

Thị trường ở Xuân Đài và Minh Đài sôi động hơn Xuân Sơn là nơi thu gom gỗ rừng trồng cho công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các sản phẩm nông sản và chăn nuôi cho các thị trường lớn hơn như: Thị trấn Thanh Sơn, thành phố Việt Trì và Hà nội.

Hệ thống dịch vụ cho sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt khá phát triển ở Xuân Đài và Minh Đài, đã hình thành kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu và chè. Trong khi đó, hệ thống thị trường của Xuân Sơn kém phát triển, không có kênh tiêu thụ và hệ thống thu gom hàng hóa nông - lâm sản. Mặt khác, người dân ở Xuân Sơn thường bị ép giá khi bán hàng hóa nông, lâm sản ở chợ Xuân Đài và Minh Đài.

3.2.3. Y tế, giáo dục

Kết quả công tác này trong những năm qua cho thấy, các xã đã có sự quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Xuân Sơn tuyên truyền các hô ̣ không sinh con thứ 3, phòng chống bệnh truyền nhiễm, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống 10%, giảm tỷ lệ sinh đẻ xuống 0,6%. Tiếp tục phát triển theo hướng ổn định bền vững nâng tỷ lệ học sinh lên lớp và xét tốt nghiệp đạt 100%. Nhà ở cho giáo viên đã được xây dựng, sửa chữa và mua sắm đầy đủ. Xuân Đài nâng cao chất lượng và số lượt người khám bệnh 7.888 đạt 117% kế hoạch. Số bệnh nhân điều trị tại trạm là 169 người, điều trị ngoại chú 2.600 người, số bệnh nhân chuyển tuyến trên là 1004 người.

31

3.2.4. Tình hình quản lý - sử dụng tài nguyên rừng

Kết quả điều tra khảo sát thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hoạt động lâm nghiệp cho thấy, tất cả các sản phẩm khai thác và thu hái lâm sản đều được định giá tại thời điểm hiện tại để tính vào tổng thu nhập hàng năm của các xã. Xuân Sơn có tổng thu nhập là 728.344.100 đồng; Xuân Đài là 3.463.470.00 đồng; và Minh Đài chỉ tính cho 2 thôn vùng đệm (Tân Lập và Tân Thư) là 572.649.010 đồng. Xét trong cơ cấu thu nhập của các ngành kinh tế của mỗi xã, thu nhập từ lâm nghiệp chiếm từ 11 - 22% tổng thu nhập. Đặc biệt, xã Xuân Sơn có tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp cao nhất 22%. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào rừng là rất lớn của đồng bào dân tộc sống trong vùng này.

Sử dụng gỗ củi cho đun nấu, sưởi ấm mùa đông và sản xuất (chế biến chè ở xã Minh Đài) là nhu cầu không thể thiếu và khối lượng tiêu dùng lớn nhất, chiếm từ 40 - 67,69% trong tổng thu nhập từ lâm nghiệp. Bình quân khối lượng tiêu dùng 6,406 tấn/hộ/năm và được khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng. Bên cạnh đó, nhu cầu về gỗ cho sửa chữa và làm nhà mới hàng năm cũng rất lớn, khoảng từ 46 - 165 triệu đồng/năm, tương ứng 40 - 100 m3

gỗ/năm.

Lâm sản ngoài gỗ được người dân khai thác sử dụng ở tất cả các xã và chiếm tỷ trọng tương đối lớn (từ 11 %- 26%) trong tổng số các nguồn thu từ rừng. Đặc biệt, Xuân Sơn có nhiều loại lâm đặc sản được khai thác và sử dụng như: Mật ong, Sa nhân, Rau Sắng v.v...

32

Chương 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)