Giới thiệu khái quát về dự án DANIDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 51)

- Dự án DANIDA là dự án do đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch giúp đỡ thực hiện đối với việc cải thiện sinh kế và giảm áp lực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ.

- Tổng kinh phí thực hiện dự án là 347.655 USD, trong đó kinh phí hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch là 280.555 USD và nguồn vốn đối ứng từ phía Viện INBUMAT và VQG Xuân Sơn đóng góp là 67.100 USD.

- Dự án do VQG Xuân Sơn thực hiện dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ.

- Dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn 2 xã vùng đệm (Minh Đài, Xuân Đài) và 1 xã vùng lõi (Xuân Sơn) của VQG Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

50

- Một số vấn đề mà dự án đã giải quyết đối với VQG Xuân Sơn là: - Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tránh gây áp lực vào rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, phát triển đuợc nguồn gen quý hiếm, một số loài cây truyền thống có giá trị kinh tế và tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh hiểm nghèo có sẵn tại địa phương, bảo vệ vùng rừng đầu nguồn cho hệ thống sông Hồng.

- Nâng cao nhận thức và hoạt động nghề rừng của cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua các giải pháp quản lý rừng bền vững, giảm thiểu áp lực, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường kinh tế - sinh thái - nhân văn trên địa bàn VQG Xuân Sơn.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ vườn, cán bộ địa phương và người dân trong việc phát triển kinh tế xã hội, quản lý rừng bền vững thông qua đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ.

- Mục tiêu của dự án được khái quát như sau:

* Mục tiêu dài hạn: Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng các tộc người ở VQG Xuân Sơn; giảm thiểu áp lực vào rừng góp phần quản lý bền vững tài nguyên VQG Xuân Sơn.

* Mục tiêu ngắn hạn: - Mục tiêu 1:

+ Đánh giá được thực trạng KTXH khu vực vùng lõi và vùng đệm, những nhân tố tiêu cực với nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm môi trường rừng ở vùng đệm VQG Xuân Sơn.

+ Tổng kết và kế thừa được những phương thức canh tác truyền thống tốt còn lưu giữ ở địa phương để phát triển kinh tế hàng hoá tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại cộng đồng.

51

- Mục tiêu 2:

+ Xây dựng được mô hình tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế hộ hoặc theo nhóm hộ; lựa chọn và xây mô hình nông lâm ngư kết hợp, canh tác trên đất dốc, hỗ trợ phát triển chăn nuôi và mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập, cải thiện kinh tế các hộ gia đình tham gia dự án.

+ Xây dựng được mô hình quản lý rừng bền vững tại 03 xã vùng dự án, giảm thiểu áp lực vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn.

+ Tăng cường năng lực cho cán bộ vườn, cán bộ địa phương và người dân trong việc phát triển kinh tế xã hội, quản lý rừng bền vững thông qua đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ.

* Đối tượng hưởng lợi từ dự án:

- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: trên 800 hộ gia đình nghèo của 03 xã Minh Đài, Xuân Đài và Xuân Sơn; trong đó có 60% người dân tộc thiểu số nghèo (chủ yếu người Mường, người Dao) sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động của dự án.

- Đối tượng gián tiếp: năng lực về quản lý và phát triển kinh tế, về quản lý rừng bền vững của cán bộ VQG Xuân Sơn và cán bộ địa phương được tăng cường; người dân của 04 xã lân cận của vùng đệm được học tập thông qua các mô hình của dự án.

* Những kết quả mong đợi từ dự án:

- Về kinh tế:

+ Xây dựng các mô hình tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế. Cải thiện kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập bình quân các hộ tham gia dự án lên 20-30% so với trước khi có dự án.

+ Thiết lập các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, mô hình phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc

52

SALT, VAC, RVAC. Phát triển bền vững phương thức canh tác mới, hiện đại trên cơ sở duy trì và bảo tồn phương thức canh tác truyền thống của địa phương. Đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân tham gia dự án.

- Về xã hội:

+ Hiệu quả xã hội thông qua các hoạt động tìm kiếm việc làm; nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng dự án.

+ Nâng cao dân trí, đời sống tinh thần cho cộng đồng vùng dự án.

- Về môi trường sinh thái:

+ Bảo vệ đất: làm giầu đất, tăng độ phì, chống thoái hoá đất;

+ Bảo vệ nguồn nước: đảm bảo hiệu quả tưới và tiêu cho cánh đồng Minh Đài thuộc lưu vực sông Giầy và sông Bứa. Tránh thảm hoạ lũ quét vào mùa mưa và hạn hán và mùa khô.

+ Cảnh quan môi trường được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trước khi có Dự án. Các tập đoàn cây non tái sinh dưới tán rừng được bảo vệ, không bị đàn gia súc phá hoại (do xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung thay thế cho chăn nuôi tự phát, thả rông trước khi có Dự án).

+ Quản lý và bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng, tính đa dạng sinh học trong vùng lõi (core zone) VQG Xuân Sơn.

- Toàn bộ dự án được triển khai thực hiện bao gồm 11 hoạt động, trong đó việc xây dựng các mô hình trồng cây LSNG thuộc hoạt động số 7 của dự án: Xây dựng 5 mô hình phát triển cây LSNG có giá trị kinh tế cao trong vùng dự án. Mục tiêu quan trọng của hoạt động số 7 là:

+ Góp phần cải thiện sinh kế của người dân địa phương nhằm hướng tới quản lý rừng bền vững ở VQG Xuân Sơn thông qua gây trồng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao.

+ Xây dựng các mô hình điểm về phát triển LSNG để người dân địa phương tham quan, học tập và nhân rộng mô hình. Đây cũng là những mô

53

hình có thể được tham khảo phát triển trong các chương trình khuyến lâm và phát triển kinh tế - xã hội của các xã và huyện Tân Sơn.

+ Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vai trò của LSNG. + Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng cây LSNG cho người dân địa phương. 4.2.2. Khái quát chung về các mô hình trồng cây LSNG do dự án DANIDA xây dựng

Dự án đã triển khai xây dựng được 5 mô hình trồng cây LSNG tại khu vực 3 xã của VQG Xuân Sơn bao gồm:

- Mô hình trồng: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng, cốt khí + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè.

- Mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống. - Mô hình Trồng Sơn ta trên đồi chè.

- Mô hình cải tạo chè Shan.

- Mô hình cải tạo và nâng cấp mô hình: Chè Shan + Trúc quân tử + Vầu đắng. Thông tin chi tiết về việc thiết kế xây dựng từng mô hình được mô tả như sau:

a. Xây dựng mô hình trồng rau Sắng + Cốt khí, Khoai tầng, Chuối phấn, Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè

- Thông tin chung về mô hình:

+ Tên chủ hộ: Đỗ Xuân Tường;

+ Địa chỉ: Xóm Bãi Muỗi xã Xuân Đài; + Dân tộc: Kinh;

+ Tuổi: 52, gia đình định cư từ năm 1966.

- Mô tả hiện trạng khu vực xây dựng mô hình

+ Diện tích: 1 ha, đất vườn hộ gia đình.

+ Trước cửa nhà là diện tích trồng cây ăn quả (0,1 ha). Hiện đang trồng một số cây ăn quả như cam, bưởi, hồng với số lượng ít.

54

+ 0,2 ha trồng Chuối + rau Ngót. Rau ngót chỉ dùng để ăn hàng ngày, Chuối còi cọc chậm phát triển.

+ 0,2 ha sau nhà trồng Chè kinh tế, hiện nhiều gốc Chè bị chết, Chè sinh trưởng phát triển chậm, ít cho sản phẩm do ít được chăm sóc.

+ 1,5 ha sát lối cổng vào trồng Chè nhưng nhiều gốc Chè bị chết, sinh trưởng chậm, sản phẩm thu hoạch không cao.

+ Sát với diện tích trồng Chè, phía gần suối có 30m2 đang trồng Tre bát độ nhưng chăm sóc không đúng kỹ thuật, tre để nhiều thân, chủ yếu là thân nhỏ, không vun gốc, đất bị lèn chặt nên hầu như không ra măng.

+ Sát với diện tích trồng rau Ngót + Chuối, diện tích trồng cây ăn quả là một diện tích nhỏ trồng rau, bên cạnh đó là diện tích trồng Xoan, tổng diện tích cho 2 đối tượng này là 0,1ha.

+ 0,3 ha hiện đang trồng Ngô xen với Khoai tầng, Khoai tầng trồng khá thưa, cây không đẻ nhánh, hầu như mỗi khóm chỉ có 1 thân, lại trồng dưới tán ngô nên năng suất chưa cao.

+ Bên cạnh diện tích trồng Ngô + Khoai tầng, phía gần sau nhà có 50 m2 đất bỏ hoang chưa sử dụng, tiếp đến là 50 m2 trồng bương, tổng diện tích của khu này là 0,1 ha.

Hình 4.8: Sơ đồ hiện trạng địa điểm xây dựng mô hình tại vườn hộ Đỗ Xuân Tường

55

- Thiết kế xây dựng mô hình: Diện tích mô hình 1ha.

+ 1,5 ha Chè sát lối đi từ phía cổng vào sẽ được cải tạo, bón phân, xới đất, làm cỏ và trồng bổ sung thêm vào những gốc Chè chết, sinh trưởng kém bằng giống chè Shan có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó diện tích này còn được trồng bổ sung thêm Trám trắng.

+ 0,2 ha Chè kinh tế phía sau nhà sẽ được cải tạo bằng cách làm cỏ, bón phân, chăm sóc theo hướng thâm canh, những chỗ gốc chè bị chết, sinh trưởng kém được trồng bổ sung bằng giống chè Shan có năng suất, chất lượng cao.

+ 0,2 ha trồng chuối + rau ngót sẽ được thay thế bằng mô hình rau sắng + cốt khí, trong đó cốt khí là loài cây cải tạo đất và che bóng cho rau sắng phát triển trong thời gian 2 - 3 năm đầu của mô hình.

+ 0,3 ha diện tích trồng Ngô + Khoai tầng và 0,05 ha diện tích bỏ hoang sẽ được trồng thâm canh Khoai tầng.

+ Diện tích hàng rào bên cạnh nhà sẽ được trồng 1 hàng trám + 1 hàng chuối phấn. Trám trồng cự li cây cách cây 3m, chuối phấn cự li cây cách cây 3m. Diện tích trồng xoan phía trước cửa cũng được trồng bổ sung thêm Trám. Kỹ thuật trồng trám được thực hiện như đã trình bày ở trên.

Hình 4.9. Sơ đồ thiết kế mô hình hình trồng rau sắng + cốt khí, khoai tầng, chuối phấn, trám, sấu và cải tạo vườn chè tại vường hộ gia đình ông Đỗ Xuân

56

b. Mô hình trồng Sơn ta thuần loài trên đất đồi (đất trống)

- Thông tin chung về mô hình:

+ Tên chủ hộ: Hà Văn Đanh

+ Địa chỉ: Xóm Tân Thư - Minh Đài + Dân tộc: Mường, 35 tuổi

- Hiện trạng khu vực xây dựng mô hình:

Khu vực xây dựng mô hình có diện tích 1,5 ha đất đồi, độ dốc thoải, phía trên đỉnh đồi có bể chứa nước của xóm với diện tích 20 m2 được kiên cố hóa bằng bê tông. Hộ đã chuẩn bị xong đất trồng, cuốc hố và chuẩn bị cây giống.

Hình 4.10. Sơ đồ hiện trạng địa điểm xây dựng mô hình trồng Sơn ta hộ Hà Văn Đanh

- Thiết kế xây dựng mô hình: Diện tích mô hình 1,5 ha. Trồng mới Sơn ta thuần loài, mật độ 2.500 cây/ha, cự li 2mx2m có bón phân. Sơn được trồng theo đường đồng mức để tránh xói món rửa trôi mất đất, cây được trồng so le nhau theo hình nanh sấu.

57

Hình 4.11. Sơ đồ thiết kế mô hình trồng Sơn thuần loài trên đất vườn đồi hộ ông Hà Văn Đanh

c. Xây dựng mô hình trồng Sơn ta trên đồi Chè

- Thông tin chung về mô hình: + Hộ ông Hà Viết Thành;

+ Địa chỉ khu Tân Thư xã Minh Đài;

+ Dân tộc Mường, 53 tuổi, hiện là Phó chủ tịch hội nông dân xã Minh Đài. Diện tích đồi 3 ha trồng chè trên đất trước đây trồng Bạch đàn nên đất khô và xấu, đất thiếu dinh dưỡng, chè không được chăm sóc nên chậm phát triển, năng suất không cao.

Hình 4.12. Sơ đồ hiện trạng địa điểm xây dựng mô hình tại vườn đồi ông Hà Viết Thành

58

+ Trên diện tích 3 ha đồi chè, bố trí trồng Sơn ta 1 ha với mật độ 2.500 cây/ha theo đường đồng mức, cự ly trồng 2mx2m. 2 ha đồi chè còn lại được sử dụng để đối chứng về năng suất chè và hiệu quả kinh tế của mô hình.

+ Trên diện tích 1 ha trồng Sơn ta tiến hành cải tạo chè bằng việc đầu tư chăm sóc, bón phân và trồng bổ sung giống chè Shan có năng suất chất lượng cao vào những chỗ Chè đã chết.

Hình 4.13. Sơ đồ thiết kế xây dựng mô hình cải tạo chè và trồng bổ sung Sơn vào đồi chè hộ Hà Viết Thành

d. Mô hình cải tạo chè Shan

- Diện tích chè này nằm trong vùng lõi của VQG thuộc địa bàn xã Xuân Sơn có tổng diện tích là 1,5 ha và hiện do Ban quản lý VQG Xuân Sơn quản lý. Tuy nhiên, đất đai thuộc khu vực thuộc loại nghèo xấu mặt khác do không được đầu tư chăm sóc nên tỷ lệ sống còn lại đạt rất thấp, Chè không được đốn hàng năm nên mọc lên cao vống, cỏ lào phát triển mạnh mọc lấn át cả Chè. Do vậy, diện tích này gần như không cho năng suất chỉ phục vụ cho việc thu hái sử dụng của Ban quản lý VQG Xuân Sơn.

59

+ Trước hết toàn bộ diện tích sẽ được làm cỏ, phát bỏ cây leo, bụi rậm sim mua phát triển mạnh chừa lại các cây Chè còn sót lại. Tiếp đó đốn tạo tán cho Chè. Toàn bộ diện tích đất trống, Chè bị chết sẽ được cày lên, bón phân và tiến hành trồng bổ sung giống chè Shan có năng suất cao vào.

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chè được áp dụng tương tự như đối với gia đình ông Đỗ Xuân Tường.

e. Mô hình cải tạo và nâng cấp mô hình Chè shan + trúc quân tử + vầu đắng hộ gia đình ông Bàn Văn Phụ

- Thông tin chung về mô hình:

+ Tên chủ hộ: Bàn Văn Phụ + Địa Chỉ: Xóm Dù xã Xuân Sơn + Dân tộc Dao

+ Tuổi chủ hộ: 52 tuổi

- Hiện trạng địa điểm xây dựng mô hình:

Hộ có 0,5 ha đất đồi hiện đang trồng chè shan + Trúc quân tử + vầu đắng. Trúc quân tử mới được trồng năm 2006 được mang giống từ nơi khác về hiện sinh trưởng không tốt vì không chăm sóc, số cây và cành nhánh nhiều, vầu cho măng nhưng nhỏ và năng suất thấp, chè do không được chăm sóc nên năng suất không cao, cỏ mọc nhiều. Hiện nay, mô hình không được chăm sóc nên rất rậm rạp, sinh trưởng chậm và ít cho sản phẩm thu hoạch. Các diện tích xung quanh là đất đồi, chủ yếu là các cây bụi không có giá trị.

60

Hình 4.14: Sơ đồ địa điểm xây dựng mô hình tại đất đồi hộ gia đình ông Bàn Văn Phụ

- Thiết kế mô hình:

+ Tổng diện tích mô hình 1 ha.

+ Đối với 0,5 ha mô hình hiện có: Tiến hành xới đất, phát dây leo bụi rậm và khai quang cho chè sinh trưởng, vun xới và bón phân xung quanh gốc chè nhằm nâng cao năng suất chè. Bón phân cho vầu và trúc nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng măng vầu. Làm xạch cỏ và xới xáo đất dưới tán rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 51)