Điều tra thị trường LSNG trên địa bàn khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 45 - 49)

- Đối tượng mua bán LSNG trên địa bàn vùng dự án:

Đối tượng tham gia thị trường LSNG tại các xã vùng dự án gồm 3 đối tượng chính: Người dân địa phương, các thầy lang, tư thương.

+ Người dân địa phương: Thường thu hái và sử dụng LSNG; Một số hộ gia đình khai thác một số loại LSNG là lương thực, thực phẩm như rau Sắng, các loại củ, quả rừng, măng Bát độ, măng Vầu đem ra chợ bán.

+ Các thầy lang, thầy thuốc: Thầy lang, thầy thuốc khai thác hoặc thu mua LSNG là cây thuốc được thu hái từ rừng tự nhiên của người dân, sơ chế thành các loại thuốc rồi đem bán cho người dân địa phương và khách thập phương ở nơi khác đến hoặc mang đi nơi khác bán.

44

+ Tư thương: Một số tư thương ở nơi khác (Phố Vàng,…) hoặc chính người dân địa phương thu mua LSNG rồi đem đi bán ở nơi khác hoặc bán lại cho người dân địa phương. Một số loại LSNG thường được thu mua là Nứa, Chít, lá Rong, măng Vầu,…

Hình 4.5. Rau sắng trồng hỗn giao với cốt khí tại trụ sở VQG Xuân Sơn

Hình 4.6. Rau Sắng được người dân lấy từ rừng tự nhiên VQG Xuân Sơn

- Kênh tiêu thụ và giá cả một số loại LSNG

Kết quả điều tra cho thấy có các kênh tiêu thụ LSNG chính như sau:

+ Kênh tiêu thụ rau sắng:

Người dân thu hái rau Sắng từ rừng tự nhiên tại xã Xuân Sơn

Khách du lịch mua ngay tại xã

Xuân Sơn (30 - 50.000 đồng/kg)

Bán tại chợ Xuân Đài, Minh Đài (30 - 50.000

đồng/kg)

Người sử dụng (tại chỗ hoặc nơi

Tư thương đem đi tiêu thụ ở nơi khác

45

+ Kênh tiêu thụ măng Vầu

+ Kênh tiêu thụ một số loại thuốc có nguồn gốc từ LSNG tại địa phương

Người dân khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng Bán cho khách du lịch (4000 - 5000 đồng/kg) Bán cho các cửa hàng tại địa phương, người bán buôn ở chợ (2000

- 3000 đồng/kg)

Bán cho người tiêu dùng tại địa phương (4000 - 5000 đồng/kg)

Quán ăn ở Thanh Sơn, Phố Vàng, chợ Việt

Trì (6000 - 7000 đồng/kg) (thông qua

tư thương)

Thầy lang thu hái hoặc mua thuốc thu

hái ở rừng Chế biến thành các vị thuốc (thầy lang) Đem ra chợ bán (chợ Xuân Đài và Minh Đài)

Người dân địa phương sử dụng Khách ở nơi

khác đến chữa bệnh và lấy

46

+ Kênh tiêu thụ mủ Sơn ta

- Địa điểm mua - bán LSNG:

+ Chợ: gồm chợ Xuân Đài (họp 1 phiên 1 tuần vào chủ nhật) và chợ Minh Đài (họp 2 phiên trong tuần vào thứ 5 và chủ nhật). Người dân thường đem các loại LSNG bán như rau sắng, măng vầu; măng bát độ; các loại thuốc; Chè; khoai tầng, một số sản phẩm đã qua chế biến như Lồng gà, Rổ rá,… và cũng ở kênh tiêu thụ này, tư thương cũng xuất hiện để thu mua một số LSNG như lá Rong, Chít,…

+ VQG Xuân Sơn: Khách du lịch đến thăm VQG và mua LSNG tại VQG, họ thường mua các loại LSNG đặc sản của địa phương như rau Sắng, Phong lan,...

+ Mua bán ngay tại hộ gia đình: Công việc này thường do tư thương hoạt động. Một số tư thương có thể tìm đến các hộ gia đình để thu mua LSNG

Người dân trồng và trích mủ sơn

Tư thương tới nhà mua (80 - 100.000 đồng/kg) Bán sang Trung Quốc (> 150.000 đồng/kg) Bán cho các cơ sở chế biến trong nước

47

rồi đem bán đi nơi khác. Các loại LSNG thường được trao đổi là nứa, mủ sơn, khoai Tầng, chuối Phấn, Sa nhân, hạt Giổi,…

Hình 4.7. Ảnh hoạt động mua bán LSNG ở chợ Xuân Đài

+ Giá LSNG: Giá của các loại LSNG thay đổi tùy thuộc vào giá trị của nó, đối tượng mua và quy luật cung cầu của thị trường…. LSNG cung cấp lương thực, thực phẩm được bán với giá từ 4.000 - 50.000 đồng/kg, trong đó nổi bật là rau sắng là LSNG có giá trị kinh tế rất cao giá bán khoảng 50 - 60 ngàn đồng/1kg, bên cạnh đó chuối phấn cũng là LSNG có nhiều triển vọng, một buồng chuối phấn lớn có từ 10 - 12 nải có thể có giá tới 70.000 đồng, một nguồn thu không nhỏ cho người dân địa phương nếu được duy trì thường xuyên. Một số vị thuốc tổng hợp được bán theo thang hoặc củ cũng có giá từ 5.000-10.000 đồng/kg hoặc củ. Nổi bật hơn cả có thể nhận thấy giá bán 1kg mủ Sơn là khá cao (80 - 100.000 đồng/kg), chè Shan (100.000 đồng/kg), đây là những LSNG rất có tiềm năng tại địa phương và cần được đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 45 - 49)