Đánh giá vai trò của LSNG trong kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 49 - 51)

Kết quả điều tra về vai trò của LSNG đối với thu nhập của các xã thuộc VQG Xuân Sơn được thể hiện tại bảng 4.3.

48

Bảng 4.3. Thu nhập từ LSNG ở các xã khu vực VQG Xuân Sơn

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng thu nhập của xã Thu từ LSNG % LSNG

1. Xuân Sơn 2.631,44 1.031,94 39,2

2. Xuân Đài 11.911,00 899,96 5,8

3. Minh Đài 3.288,97 1.237,48 38,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án “Cải thiện đời sống của người dân địa phương ở trong và ngoài VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ góp phần quản lý rừng bền vững”,

năm 2010

Qua bảng 4.3 ta thấy: Tổng thu nhập của các xã là rất khác nhau, trong đó xã Xuân Đài có tổng thu nhập cao nhất với 11.911,00 triệu đồng; tiếp đến là xã Minh Đài với 3.288,97 triệu đồng và xã Xuân Sơn là 2.631,44 triệu đồng, trong đó LSNG là một nguồn thu quan trọng đối với các hộ gia đình. Với xã Xuân Sơn thu nhập của hộ gia đình từ LSNG chiếm tới 39,2% tổng thu nhập, đây chủ yếu là nguồn LSNG lấy từ rừng tự nhiên, trong tương lai nguồn LSNG này sẽ cạn dần, nếu không có biện pháp gây trồng, phát triển hợp lý thì rất nhiều hộ gia đình sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì bữa ăn hàng ngày. Sở dĩ LSNG chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của các xã Xuân Sơn là do ở đây ngoài hoạt động nông nghiệp với diện tích canh tác hạn chế thì người dân không có việc gì khác ngoài việc đi rừng thu hái LSNG để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm bởi lẽ nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì nguồn tài nguyên rừng ở vùng lõi VQG Xuân Sơn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Phát triển LSNG là một giải pháp có nhiều triển vọng ở đây.

Ở xã Minh Đài, ngoài diện tích trồng cây lương thực như lúa, ngô,… thì một phần lớn diện tích đất trong xã được sử dụng để trồng chè. Việc gây

49

trồng chè ở đây khá phát triển, thu nhập từ loại LSNG này có thể lên tới 60% trong tổng thu nhập của những khu như Tân Thư, Tân Lập. Tuy nhiên, ở một số khu khác trong xã cây chè còn chưa phát triển, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập từ LSNG ở đây chiếm 38,3% tổng thu nhập của xã. Qua đây có thể nhận thấy việc gây trồng LSNG là cây chè ở xã Minh Đài khá phát triển, tuy nhiên để nâng cao thu nhập người dân cần phát triển theo hướng đầu tư thâm canh các giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao như phát triển chè Shan, mô hình trồng cây Sơn ta,…

Với xã Xuân Đài, ngoài việc sản xuất lương thực như lúa, ngô,… thì hoạt động chăn nuôi ở đây khá phát triển và đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu nhập của xã. Vì vậy đóng góp từ LSNG ở đây chỉ chiếm 5,8%. Tuy nhiên phát triển LSNG trong vườn hộ là một hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng ở Xuân Đài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)