Điều tra, đánh giá thực trạng các mô hình phát triển LSNG đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 34 - 42)

tại khu vực nghiên cứu

a. Loài cây LSNG:

Theo các kết quả về điều tra phân bố số loài thực vật cung cấp LSNG và phân loại chúng theo mục đích sử dụng tại VQG Xuân Sơn được thể hiện tại bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Cây LSNG ở VQG Xuân Sơn phân theo dạng sống

TT Dạng sống Số loài

1 Thân gỗ 34

2 Tre nứa, Cau dừa 14

3 Thân bụi, thân thảo, dây leo 63

4 Thực vật phụ sinh 2

Tổng 113

(Nguồn: Dự án DANIDA - 2008)

Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy, có tổng số 113 loài cây cung cấp LSNG tại khu vực nghiên cứu với nhiều dạng sống khác nhau từ cây gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, cây bụi thảm tươi, dây leo cho đến thực vật phụ, ký sinh, cụ thể:

+ Nhóm thực vật thân gỗ cung cấp LSNG có 34 loài, bao gồm: nhóm loài cho quả (Trám, Sấu, Bứa, Giổi xanh,...), cho nhựa (Nhội, Sơn ta,...), cho tinh dầu (Mần tang), cho lá (Chân chim, Lá dong, Rau sắng, Chè shan, Cọ,...), cung cấp măng (Bát độ, Nứa, Vầu, Giang,...).

+ Nhóm cây bụi thảm tươi và thực vật ngoại tầng cho LSNG khá đa dạng, có tới 63 loài đã được phát hiện, một số loài có giá trị kinh tế cao là Sa

33

nhân, Ba kích, Bảy lá một hoa, Thiên niên kiện,... Tuy nhiên, mặc dù số lượng loài khá nhiều nhưng trữ lượng của chúng còn lại không phải là nhiều.

+ Nhóm tre nứa, cau dừa có 14 loài, chúng là những loài cây rất hữu ích và được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương như cung cấp vật liệu xây dựng nhà cửa, cung cấp măng để ăn,... và hiện nay nhiều loài trong số này đã được người dân gây trồng trong vườn hộ nhưng quy mô còn nhỏ, chủ yếu là phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của hộ gia đình, chưa phát triển thành hàng hóa.

+ Nhóm thực vật phụ sinh có 2 loài là Phong lan và các cây tầm gửi.

Bảng 4.2: Phân loại LSNG tại khu vực VQG Xuân Sơn theo mục đích sử dụng TT Mục đích sử dụng Số lượng loài Tỷ lệ (%) 1 Đa tác dụng 16 14,2 2 Cung cấp lương thực, thực phẩm 12 10,6

3 Nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây

dựng 13 11,5

4 Cung cấp dược liệu 72 63,7

(Nguồn: Dự án DANIDA, 2008)

Qua bảng 4.2 trên ta thấy:

+ Trong tổng số 113 loài thực vật cung cấp lâm sản ngoài gỗ ở khu vực VQG Xuân Sơn thì có tới 72 loài cung cấp dược liệu, nước uống (chiếm 69,9%), trong đó có một số loài được dùng phổ biến làm nước uống hàng ngày của người dân như cây Báng, Lục trọc, Gió rôm, cây Vắt (dân tộc Mường), cây Tầm gửi trên cây mua rừng, cây Tầm gửi trên cây Khế,... nhiều loài cây trở thành vị thuốc quan trọng, cổ truyền được người dân sử dụng hàng ngày và đem bán ở chợ như Gió rôm, Khúc khắc đỏ, Khúc khắc vàng,…

34

các loại LSNG này đã được phát hiện, sử dụng và gắn bó từ bao đời nay với người dân địa phương như một phần tất yếu của cuộc sống.

+ Các loài cây đa tác dụng có 16 loài (chiếm 15,5%) gồm các loài như Giổi xanh, Trám, Trẩu, Sấu,... đây là các loài cây vừa cho các sản phẩm LSNG như quả, hạt lại vừa cho gỗ, làm cây bóng mát,.... hiện nay các loài cây này cũng bắt đầu được gây trồng trong các vườn hộ nhưng số lượng chưa nhiều.

+ Các loài cây cung cấp lương thực, thực phẩm có 12 loài (chiếm 11,7%), đây là những LSNG hết sức thân thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Cùng với các loại sản phẩm nông nghiệp khác như rau, gạo,.... chúng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng cho người dân. Một số loại thường gặp như Rau sắng, Củ mài, Bò khai, Khoai tầng, các loại măng Bát độ, măng Vầu,... trong đó đặc biệt là rau Sắng không những là loài rau ăn ngon, được nhiều người ưa thích mà còn là LSNG có giá trị kinh tế rất cao, là đặc sản của địa phương. Bên cạnh đó, khoai tầng cũng là LSNG có giá trị kinh tế và được ưa chuộng gây trồng trong vườn hộ.

+ Các loài cây LSNG cung cấp nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng có 13 loài chiếm 11,5%, đây là những LSNG không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa của người dân với một số loại được dùng phổ biến như lá cọ, vầu, bương, mai,... hiện nay nguồn cung cấp các loại LSNG này chủ yếu vẫn là từ rừng, một số gia đình cũng đã gây trồng trong vườn hộ nhưng quy mô và số lượng không lớn.

Kết quả so sánh về cơ cấu sử dụng các sản phẩm LSNG tại khu vực nghiên cứu được thể hiện thông qua biểu đồ 4.1.

35 Đa tác dụng 14,2% Lương thực, thực phẩm 10,6% Nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, VLXD 11,5% Dược liệu, nước uống 63,7%

Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng các sản phẩm LSNG trên địa bàn

Mặc dù nguồn tài nguyên LSNG tại địa phương vô cùng đa dạng và phong phú, song không phải tất cả trong số này đều được người dân phát hiện và sử dụng thường xuyên. Chỉ có một số loại LSNG hay được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc đem ra chợ bán như: Chuối phấn, rau sắng, Vầu ngọt, Vầu đắng, Chè Shan, Sơn ta, Giổi xanh,…

b. Các mô hình trồng cây LSNG:

Hiện nay tại địa phương, được sự hỗ trợ của nhiều chương trình, dự án,... người dân cũng đã xây dựng được khá nhiều mô hình trồng LSNG chủ yếu là trong vườn hộ. Kết quả điều tra cho thấy có những mô hình LSNG sau:

+ Mô hình trồng măng Bát độ thuần loài. + Mô hình trồng Luồng.

+ Mô hình trồng Bương.

+ Mô hình trồng Vầu thuần loài (Vầu đắng, Vầu ngọt). + Mô hình trồng chè Shan + Vầu đắng + Trúc quân tử. + Mô hình trồng Giổi trong vườn hộ.

+ Mô hình trồng Sa nhân trong vườn hộ. + Mô hình trồng Rau sắng thuần loài.

+ Mô hình trồng chè (chè Shan, chè Ô Long) thuần loài.

36

+ Mô hình trồng khoai tầng thuần loài, khoai tầng xen với ngô. + Mô hình trồng chuối cô đơn (VQG).

+ Mô hình trồng Trẩu (VQG).

+ Mô hình trồng Quế (cây phân tán). + Mô hình trồng Sơn ta thuần loài. + Mô hình trồng Sơn ta xen với Chè.

Mặc dù số lượng mô hình là khá phong phú, tuy nhiên hiệu quả thực tế mang lại cho đời sống người dân địa phương lại không đạt được như mong muốn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự thiếu đầu tư thâm canh, chăm sóc dẫn tới năng suất mô hình thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn tới sau khi dự án kết thúc thì người dân cũng chuyển đổi dần sang trồng loài cây khác hoặc không đầu tư chăm sóc.

c. Diện tích gây trồng, địa điểm:

Do nhận thức về vai trò và giá trị của LSNG trong phát triển kinh tế của người dân địa phương cũng như hiểu biết về kỹ thuật và khả năng đầu tư còn nhiều hạn chế nên có rất ít các hộ gia đình gây trồng LSNG. Hầu hết các loại LSNG đều được thu hái từ rừng tự nhiên của VQG Xuân Sơn. Các mô hình LSNG tại địa phương chủ yếu là do các chương trình, dự án tài trợ:

- Xã Xuân Sơn năm 2006 được dự án WB đầu tư trồng khoai tầng 37,3 ha trong đó có 8 ha trồng nông lâm kết hợp; 21,3 ha chè Shan; 8 ha Trám. Tỉnh Phú Thọ cũng đã đầu tư trồng 8 ha măng Bát độ năm 1996 và năm 2002 đầu tư trồng 8 ha măng Bát độ bằng nguồn giống lấy từ Ba Vì - Hà Tây.

- Xã Xuân Đài có chương trình trồng Chuối phấn do trung tâm khuyến nông huyện hỗ trợ; năm 1990 có chương trình 120 cho trồng Quế, vốn 135 giai đoạn 1 cho trồng Luồng, Tre Bát độ thông qua hội cựu chiến binh và hội nông dân nhưng chia nhỏ đến từng hộ gia đình nên sản phẩm thu hoạch của mỗi hộ ít, chỉ đủ ăn, không có để bán; chương trình 661 cho trồng chè Shan

37

mật độ 1.600 cây/ha nhưng hiệu quả không cao vì sau khi hết dự án dân cũng không đầu tư chăm sóc tiếp, hiện tại có dự án chè chất lượng cao của huyện “Dự án chè chất lượng cao Kim Thượng” trồng năm 2007 được 5 ha.

- Xã Minh Đài cũng đã được dự án khuyến nông huyện cho trồng Tre măng tre bát độ, Luồng nhưng với số lượng ít, mỗi hộ chỉ được phát cây giống để trồng vài khóm nên hiệu quả chưa cao, qua đây người dân cũng đã được hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc tre Bát độ; hiện nay diện tích đất đai của xã chủ yếu đã được trồng chè và trồng rừng kinh tế do các hộ gia đình thực hiện với quy mô từ vài sào đến vài ha; chè được trồng ở hầu hết các diện tích đất đồi, đất rừng trong xã. Mặt khác trên địa bàn lại có nhà máy chè Thanh Niên chế biến chè nên nguồn thu từ cây chè ở đây là khá lớn, chiếm khoảng 60% kinh tế hộ gia đình; một số hộ gia đình trồng Sơn ta và bước đầu cho giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng chè, hiện nay một số hộ cũng bắt đầu trồng Sơn với quy mô nhỏ 1 - 2 ha (chuẩn bị đất, cây con) tuy cho hiệu quả kinh tế cao nhưng do chưa được phổ biến, tuyên truyền và nguồn thông tin đến với người dân chậm nên đến nay rất ít các hộ gia đình trong xã biết đến mô hình này. Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế rất cần được nhân rộng trên địa bàn với phương châm phải gắn liền với kỹ thuật trồng, giống có năng suất cao.

Các mô hình LSNG xây dựng tại địa phương có một số đặc điểm chính như sau:

+ Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ các chương trình, dự án. Có ít hộ dân tự bỏ vốn ra gây trồng LSNG (ngoại trừ cây Chè).

+ Mới chủ yếu tập trung vào 1 số loài cây như Tre măng Bát độ, Luồng, Giổi, Chè,... Nhìn chung loài cây LSNG trồng chưa đa dạng.

+ Diện tích gây trồng còn rất nhỏ (ngoại trừ Chè), mặt khác lại rất phân tán (mỗi hộ chỉ trồng vài khóm măng Bát độ, 1 vài cây Trám, Sấu trong

38

vườn,... nên sản phẩm thu được không trở thành hàng hóa mà chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Vì vậy, LSNG chưa trở thành một nhân tố để tăng thu nhập hộ gia đình.

+ Ở các xã Xuân Đài và Xuân Sơn diện tích gây trồng chủ yếu là trong vườn hộ, nương vườn; xã Minh Đài do diện tích đất vườn hộ rất ít nên chủ yếu được trồng trên đất đồi, đất rừng đã được giao.

d. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy ngoại trừ cây Chè là loài cây được trồng phổ biến ở xã Minh Đài thì hiểu biết của người dân địa phương về kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG sẵn có tại địa phương còn rất hạn chế. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên hiểu biết về kỹ thuật của người dân ở xã Xuân Sơn cũng khác nhiều so với xã Xuân Đài và Minh Đài. Ở xã Xuân Sơn nhận thức kỹ thuật của người dân còn rất sơ khai, hầu như chỉ biết khai thác LSNG từ rừng; một số hộ gia đình đã lấy hạt giống rau Sắng về gieo ươm nhưng chưa có kỹ thuật nên tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống thấp; hộ gia đình trồng khoai tầng, trồng Chè không chăm sóc, vun xới, bón phân nên năng suất và chất lượng rất thấp. Ở 2 xã Xuân Đài và Minh Đài nhận thức của người dân có khá hơn, đã bắt đầu đi vào chiều sâu và thâm canh nhưng hiểu biết kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều diện tích chè còi cọc, kém phát triển thậm chí nhiều cây bị chết, năng suất thấp do không được quan tâm chăm sóc, thậm chí chè Shan là loại chè có giá trị kinh tế cao nhưng cũng chưa được người dân quan tâm, dự án trồng Chè Shan ở xã Minh Đài sau khi kết thúc người dân cũng không tiếp tục chăm sóc Chè,... mặc dù cũng đã có những đợt tập huấn kỹ thuật cho người dân về trồng chè, trồng tre măng Bát độ nhưng hầu hết các hộ gia đình đều không làm theo đúng hướng dẫn, thân cây còn để lại nhiều và không chăm sóc nên cho rất ít măng; xã Minh Đài cũng đã thử gây trồng rau Sắng nhưng do không nắm được đặc tính sinh

39

học của cây, đem trồng ở nơi đất khô và trống nên cây chết nhiều, từ đó mô hình cũng không được nhân rộng.

Kết quả khảo sát cho thấy kỹ thuật gây trồng LSNG của người dân địa phương có một số đặc điểm chính như sau:

+ Thiếu thông tin về loài cây, kỹ thuật gây trồng.

+ Mặc dù đã được tập huấn song chưa sâu, người dân chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc.

+ Thiếu các giống mới có năng suất cao, nhanh cho sản phẩm.

Hình 4.2. Khoai tầng trồng không thâm canh tại vườn hộ ông Bàn Thế Trường

xóm Lấp xã Xuân Sơn

Hình 4.3. Mô hình trồng măng Bát độ không được chăm sóc tại vườn hộ ông Đỗ

Xuân Tường xóm Bãi Muỗi xã Xuân Đài

e. Nguồn vốn đầu tư

Do kinh tế hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên hầu hết các hộ gia đình ở xã Xuân Sơn và một phần ở các xã Xuân Đài, Minh Đài không có vốn để đầu tư phát triển LSNG. Nguồn vốn chính để phát triển LSNG tại địa phương trong những năm qua chủ yếu do các chương trình, dự án tài trợ như dự án WB, dự án 661, chương trình 120, chương trình 135, chương trình khuyến nông/khuyến lâm, dự án Chè của huyện,.... với quy mô nhỏ và chưa đủ động lực để gây dựng thành phong trào phát triển LSNG tại địa phương. Riêng đối với cây Chè ở xã Minh Đài và một phần ở xã Xuân Đài người dân

40

đã chủ động đầu tư nguồn vốn phát triển nên cũng đã đem lại thu nhập chủ yếu cho các hộ gia đình, theo ước tính nguồn thu nhập từ Chè chiếm khoảng 60% tổng thu nhập các hộ gia đình ở xã Minh Đài. Ở xã Xuân Đài, nguồn vốn của người dân lại chủ yếu tập trung vào hoạt động chăn nuôi và gần đây là đầu tư trồng rừng kinh tế nên phát triển LSNG còn ít được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 34 - 42)