Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng cây LSNG do dự án DANIDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 77 - 89)

DANIDA xây dựng

4.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình

Do các mô hình mới được xây dựng chưa lâu nên hiệu quả kinh tế của mô hình được đề tài đánh giá chỉ dựa trên lợi nhuận thuần.

Mô hình cải tạo và nâng cấp mô hình: Chè Shan + Trúc Quân Tử + Vầu đắng thì 2 loài Vầu đắng + Chè Shan đã thất bại do bị Trúc quân tử Chèn ép. Trúc quân tử được xem là cải tạo rất thành công nhưng hiện nay địa phương lại chưa có thị trường đầu ra nên đề tài cũng không đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình này. Tuy nhiên, có thể xem xét Trúc quân tử là một loài cây LSNG rất có tiềm năng.

76

- Mô hình trồng: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, sấu và cải tạo vườn Chè.

- Mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống. - Mô hình Trồng Sơn ta trên đồi Chè. - Mô hình cải tạo chè Shan.

a. Mô hình Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè

Kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè được tổng hợp tại bảng 4.15.

Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè

Năm Chi phí Thu nhập

Hạng mục chi phí Thành tiền (triệu đồng) Hạng mục thu nhập Thành tiền (triệu đồng) 2008 Phân bón 6,575 Khoai tầng 11,0

Cây giống 7,525 Chuối phấn 4,0

Nhân công 11,60 Chè 22,0 Khác 0,50 - - Tổng 26,20 37,0 2009 Phân bón 7,0 Khoai tầng 12,50 Cây giống (khoai tầng) 1,225 Chuối phấn 10,50 Nhân công 14,0 Chè 24,0 Khác 0,50 - - 2010 22,725 47,0

77 Phân bón 7,50 Khoai tầng 13,0 Cây giống (khoai tầng) 1,30 Chuối phấn 16,80 Nhân công 15,0 Chè 25,0 Khác 1,0 - - Tổng 24,80 54,80 2011 Phân bón 8,0 Khoai tầng 14,0 Cây giống (khoai tầng) 1,40 Chuối phấn 17,0 Nhân công 17,0 Chè 26,0 Khác 1,0 - - Tổng 27,40 57,0

Kết quả tại bảng 4.15 cho thấy, hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại là rất rõ rệt trong việc cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho hộ dân, cụ thể:

- Năm 2008 là năm bắt đầu xây dựng mô hình, thu nhập mang lại chủ yếu là từ 1,5 ha Chè đã được cải tạo làm tăng năng suất, 80 gốc chuối trồng bình quân mỗi gốc cho 1 buồng nên tổng thu nhập đạt được là 37 triệu đồng và tổng chi phí người dân bỏ ra là khoảng 24,8 triệu đồng lợi nhuận đạt được là 12,2 triệu đồng/năm.

- Năm 2009, các chi phí chủ yếu là nhân công trồng, chăm sóc và khai thác khoai tầng, chăm sóc và khai thác Chè, chuối phấn và chăm sóc, bón phân cho Sấu, Trám trắng nên tổng chi phí là khoảng 22,725 triệu đồng trong khi đó lợi nhuận mang lại từ bán Chè, chuối phấn và khoai tầng là khoảng 47 triệu đồng, lợi nhuận thuần đạt được là 24,275 triệu đồng, một số tiền rất lớn đối với hộ.

78

- Sang năm tiếp theo, năm 2010, tổng chi phí là 27,4 triệu đồng và thu nhập được 54,8 triệu, lợi nhuận thuần đạt được là 30 triệu. Nguyên nhân chủ yếu tăng thu nhập hơn so với năm 2009 là do số buồng chuối phấn/1 gốc trồng đã tăng lên 3 buồng/gốc, giá bán chuối phấn, Chè và khoai tầng đều tăng hơn so với năm 2009 do biến động về giá cả. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chi phí về phân bón, nhân công cũng theo đó mà tăng lên.

- Sang năm 2011 tổng chi phí là khoảng 27,4 triệu và tổng thu nhập đạt được là 57 triệu, lợi nhuận đạt được là 29,6 triệu. Nguyên nhân chủ yếu yếu có sự suy giảm so với năm 2010 là do lúc này sản lượng mô hình gần như ổn định, không tăng thêm trong khi đó giá cả năm 2011 có sự biến động rất lớn so với năm 2010.

Như vậy, bước đầu có thể nhận thấy, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả rất tốt. Trong tương lai khi cây Trám và cây Sấu cho thu nhập thì lợi nhuận mang lại còn cao hơn rất nhiều so với thời điểm hiện nay, và đây được coi là một mô hình rất có triển vọng.

b. Mô hình trồng Sơn ta trên đất trống

Sơn ta là loài cây rất có triển vọng thể hiện ở sự sinh trưởng phát triển tốt và giá mủ rất cao ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, các mô hình trồng mới ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, sang năm 2011 mới bắt đầu cho khai thác ở một số cây có kích thước lớn nên sản lượng thu được là không đáng kể. Do vậy, đề tài chỉ tiến hành đánh giá chi phí trồng rừng và chăm sóc 3 năm đầu của mô hình và so sánh với sản lượng tiềm năng của nó khi mô hình đi vào ổn định về sản lượng.

79

Bảng 4.16. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Sơn ta trên đất trống

Chi phí (Triệu/ha) Thu nhập năm 2011 (Triệu/ha) Cây giống 12,375 Nhựa mủ 8,000 Phân bón 15,0 Làm đất, xử lý thực bì, trồng,.. 5,0 Chăm sóc năm 1, 2 và 3 6,0 Tổng 38,375 8,000

Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy, 1 ha rừng trồng Sơn ta với mật độ 2.500 cây/ha thì chi phí tạo rừng mất khoảng 38,375 triệu đồng và ở năm thứ 4 sau khi trồng thì 1 số cây bắt đầu cho thu hoạch nhựa mủ. Sang năm 2011 một số cây trong mô hình đã cho nhựa mủ, sản lượng khai thác được khoảng 80 kg với giá bán bình quân 100 nghìn đồng/1kg nên thu nhập đạt được là 8 triệu đồng. Tuy nhiên, sang tới năm thứ 8 trở đi, với mật độ rừng để lại khoảng 1.600 cây/ha, bình quân mỗi năm sẽ khai thác được khoảng 700 kg nhựa Sơn thì thu nhập đạt được từ trồng Sơn ta sẽ là rất lớn khoảng 70 triệu đồng/ha/năm có thể nói đây là mô hình trồng cây LSNG rất có tiềm năng trong xóa đói giảm nghèo cho khu vực VQG Xuân Sơn, giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

c. Đánh giá mô hình trồng Sơn ta trên đồi Chè

Với mục tiêu trồng Sơn ta để dần thay thế vườn Chè nên Sơn được trồng với mật độ khá dày 2.500 cây/ha. Chi phí cho trồng 1 ha rừng Sơn ta bằng với trồng Sơn ta trên đất trống hết khoảng 38,375 triệu đồng. Do vậy, đề tài chỉ đánh giá tác động của việc trồng Sơn và việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cải tạo Chè tới năng suất của Chè . Kết quả chi tiết được thể hiện tại bảng 4.17.

80

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp cải tạo và trồng Sơn ta tới thu nhập từ 1 ha Chè thí nghiệm

Năm

Chi phí (triệu/ha)

Thu nhập

(triệu/ha) Lợi nhuận (triệu/ha)

Lợi nhuận mô hình đối chứng (triệu/ha) Hạng mục Thành tiền Hạng mục Thành tiền 2008 Cây giống 0,50 Bán Chè 25,0 Nhân công 8,0 - Phân bón 6,0 - Thuốc trừ sâu 2,0 - Tổng 16,50 25,0 8,5 5,50 2009 Nhân công 8,50 Bán Chè 29,0 Phân bón 6,80 - Thuốc trừ sâu 2,40 - Tổng 17,70 29,0 11,30 6,0 2010 Nhân công 9,10 Bán Chè 32,0 Phân bón 7,0 - Thuốc trừ sâu 2,60 - Tổng 18,70 32,0 13,10 7,0 2011 Nhân công 9,50 Bán Chè 31,0

81 Phân bón 7,50 - Thuốc trừ sâu 3,0 - Tổng 20,0 - 31,0 11,0 7,0

Kết quả tại bảng 4.17 cho thấy, lợi nhuận thu được từ mô hình cải tạo Chè trồng với Sơn ta được tăng lên rõ rệt so với mô hình đối chứng, cụ thể:

- Năm 2008 sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân để cải tạo vườn Chè thì lợi nhuận thu được là 8,5 triệu, cao hơn so với mô hình đối chứng chỉ đạt là 5,5 triệu.

- Năm 2009, Chè đã đi vào sinh trưởng ổn định hơn mặt khác, cây Sơn ta bắt đầu tạo bóng che mát cho Chè nên năng suất tăng hơn, lợi nhuận thu được là 11,3 triệu, cao hơn mô hình đối chứng chỉ đạt 6 triệu/ha. Nguyên nhân mô hình đối chứng tăng lợi nhuận so với năm trước là do chênh lệch giá cả.

- Năm 2010 sản lượng Chè tăng mạnh do được cây Sơn che bóng và được chăm sóc tốt nên lợi nhuận đạt được là 13,1 triệu, trong khi mô hình đối chứng chỉ đạt là 7 triệu/ha.

- Năm 2011 do Sơn ta đã khép tán mạnh, độ che bóng cho cây Chè quá cao nên lại làm giảm năng suất Chè so với năm 2010. Do vậy, lợi nhuận đạt được chỉ là 11 triệu, trong khi mô hình đối chứng vẫn chỉ đạt 7 triệu/ha.

Như vậy, về mặt nguyên tắc thì thời điểm này Sơn ta đã khép tán mạnh do mật độ trồng quá dày nên cần thiết tỉa thưa bớt một số cây còi cọc, sinh trưởng chậm để vừa đảm bảo cho cây Sơn phát triển tốt, vừa đảm bảo có thu nhập từ cây Chè cho tới khi cây Sơn thay thế toàn bộ cây Chè.

d. Đánh giá hiệu quả mô hình cải tạo chè Shan

Mặc dù mô hình cải tạo chè Shan được đánh giá là không thành công như mong muốn nhưng xét về phương diện năng suất cũng như giá trị mang

82

lại nó vẫn có một ý nghĩa nhất định đối với người dân, do vậy đề tài vẫn đánh giá hiệu quả kinh tế cho mô hình này để làm cơ sở đề xuất giải pháp. Kết quả chi tiết được tổng hợp tại bảng 4.18.

Bảng 4.18. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình cải tạo 1,5 ha chè Shan

Mô hình trước khi cải tạo Mô hình sau khi cải tạo Chi phí (triệu đồng/năm) Thu nhập (triệu đồng/năm) Chi phí (triệu đồng/năm) Thu nhập (triệu đồng/năm) 1,4 3,0 4,5 9,0

Ghi chú: Chi phí trước khi cảo tạo mô hình chủ yếu chỉ bao gồm chi phí nhân công thu hái chè. Chi phí sau khi cải tạo mô hình được tính toán bao gồm chi phí nhân công, chi phí chăm sóc, chi phí cây giống, phân bón,...

Kết quả bảng 4.18 cho thấy, trước khi cải tạo mô hình mặc dù chi phí bỏ ra là rất thấp, chỉ bao gồm chi phí nhân công hái chè khoảng 1,4 triệu đồng/năm nhưng năng suất đạt được cũng không đáng kể 3 triệu đồng/năm và lợi nhuận mang lại chỉ khoảng 1,6 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các biện pháp cải tạo, chi phí đã tăng lên 4,5 triệu đồng/năm và lợi nhuận cũng tăng theo tương ứng là 9 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt được là 4,5 triệu đồng/năm. Như vậy, so với mô hình chưa cải tạo thì lợi nhuận đã tăng gấp 2,8 lần. Kết quả này tuy không phải là con số lớn nhưng nó cũng cho thấy được hiệu quả của mô hình. Tuy nhiên, như đánh giá ban đầu, với lập địa xấu, úng trũng nhiều đá lộ đầu nên hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.

4.3.2.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình trồng cây LSNG tại VQG Xuân Sơn do dự án DANIDA xây dựng

a. Khả năng giải quyết việc làm

Khả năng giải quyết việc làm cho những lao động lúc nông nhàn có một ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ góp phần cải thiện đời sống, sinh kế

83

của đồng bào mà qua đó nó còn giúp giảm những tệ nạn xã hội và những tác động tiêu cực vào VQG Xuân Sơn.

Do các mô hình mới được xây dựng chưa lâu, nhiều loài cây chưa cho sản phẩm. Do đó, đề tài đánh hiệu quả tạo việc làm chủ yếu dựa trên số lượng công việc tạo ra từ việc trồng, chăm sóc bảo vệ mô hình. Một số loài cây đã cho thu hoạch như chè Shan thì số lượng việc làm tạo ra từ khâu thu hái cũng được đề tài đánh giá. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên đề tài chưa đánh giá được số công lao động tạo ra từ khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả đánh giá hiệu quả tạo việc làm của các mô hình trồng cây LSNG tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.19.

Bảng 4.19: Kết quả đánh giá mức độ tạo việc làm của mỗi mô hình

TT Tên mô hình

Khối lượng việc làm

(Công/năm) 1 Mô hình: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng +

Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè 240 2 Mô hình trồng Sơn ta trên đất trống 184

3 Mô hình trồng Sơn ta trên đồi Chè 330

4 Mô hình cải tạo chè Shan 50

5 Mô hình: Chè Shan + Trúc Quân Tử + Vầu đắng 40

Tổng 824

Kết quả tại bảng 4.19 cho thấy, các mô hình 1, 2, 3 có khả năng tạo ra khối lượng việc làm tương đối lớn, dao động từ 184 - 330 công/năm. Tuy nhiên, các mô hình 4 và 5 thì mức độ giải quyết việc làm là không đáng kể chỉ khoảng 40 - 50 công/năm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là các mô hình này chỉ nâng cấp và cải tạo nên khoối lượng công việc không nhiều.

84

Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao thì được người dân chăm sóc tốt, bỏ nhiều công chăm sóc, bảo vệ nên số lượng việc làm tạo ra cũng nhiều hơn và ngược lại, những mô hình ít mang lại hiệu quả kinh tế thì người dân cũng ít có sự đầu tư chăm sóc. Tổng số công lao động mà 5 mô hình có thể tạo ra là khoảng 844 công/năm, một con số rất lớn với cộng đồng 2 xã vùng đệm và 1 xã vùng lõi. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số khiêm tốn do diện tích các mô hình còn ít, nếu diện tích được tăng lên thì khối lượng công việc tạo ra còn tăng gấp nhiều lần, mặt khác các loài Sơn ta, Sấu, Trám trắng còn chưa cho khai thác sản phẩm, nếu các loài này tới kỳ khai thác thì mỗi năm cũng giải quyết một khối lượng công việc đáng kể cho người dân.

b. Nâng cao nhận thức của người dân về gây trồng các loài cây LSNG

Dựa trên nguồn số liệu phỏng vấn 30 hộ dân thuộc các thành phần dân tộc, thu nhập và mức sống khác nhau về việc gây trồng và phát triển cây LSNG hay tiếp tục thu hái từ rừng tự nhiên, ý kiến của cộng đồng được tổng hợp tại bảng 4.20.

Bảng 4.20. Kết quả phỏng vấn người dân về nhận thức gây trồng cây LSNG thông qua kết quả bước đầu xây dựng các mô hình LSNG

Xã Tổng số hộ phỏng vấn Số hộ mong muốn gây trồng cây LSNG Số hộ vẫn muốn tiếp tục thu hái từ rừng tự nhiên Xuân Sơn 10 8 2 Minh Đài 10 9 1 Xuân Đài 10 10 0 Tổng 30 27 3 Tỷ lệ% 100 90 10

85

Kết quả tại bảng 4.20 cho thấy, từ những kết quả xây dựng mô hình trồng cây LSNG của dự án DANIDA thì có tới 90% số hộ được phỏng vấn trên địa bàn 3 xã đều có nguyện vọng muốn nhân rộng và phát triển cây LSNG nhằm cải thiện sinh kế cho gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn khoảng 10% số hộ vẫn muốn tiếp tục khai thác các loài LSNG từ rừng tự nhiên và tập trung chủ yếu ở xã Xuân Sơn và Minh Đài, chủ yếu là Xuân Sơn với khoảng 20/% số hộ được hỏi của xã. Nguyên nhân chủ yếu là do các xã này phân bố ở gần rừng thậm chí ở trong cả vùng lõi của VQG Xuân Sơn nên nguồn lợi từ rừng mang lại vẫn là lớn, không mất công gây trồng mà giá trị thu được vẫn rất cao. Một nguyên nhân khác là các hộ này phần lớn có diện tích đất canh tác ít, nên khó phát triển trồng cây LSNG. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Ban quản lý VQG Xuân Sơn cần tích cực tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này, mặt khác cần xem xét vấn đề giải quyết đất canh tác cũng như gây trồng cây LSNG cho người dân để từ đó giảm áp lực vào rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)