Xuất loài cây, kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG có triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 89 - 105)

vọng tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Từ những kết quả theo dõi tiến trình lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả xây dựng 5 mô hình trồng cây LSNG trong dự án DANIDA tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, đề tài có một số đề xuất như sau:

- Về loài cây LSNG:

Kết quả đánh giá cho thấy, các loài Khoai tầng, Sơn ta, chè Shan, Chuối phấn, Sấu, Trám ghép bước đầu tỏ ra rất có triển vọng tại địa phương, thể hiện ở khả năng sinh trưởng, năng suất, thị trường tiêu thụ và lợi nhuận mang lại là rất tốt. Đây là những loài cây triển vọng để xóa đói, giảm nghèo tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, góp phần giảm áp lực vào công tác bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển bền vững trên địa bàn. Tuy nhiên, riêng đối với loài Rau sắng, đây là một loài cây phân bố phổ biến ở Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, mang lại giá trị kinh tế cao nhưng dự án lại gây trồng thử nghiệm chưa thành công. Nguyên nhân chủ yếu là do sự không thống nhất giữa khâu lập kế hoạch, thiết kế dự án và tổ chức thi công. Cây con đem trồng không đảm bảo tiêu chuẩn, đứt hết rễ cọc, rễ con, bảo quản trong quá trình vận chuyển và trước khi đem trồng kém. Mặt khác, sự thay thế thực vật che phủ là cây Cốt khí theo thiết kế ban đầu bằng cây ngô là chưa thực sự đúng đắn, do ngô có tuổi đời rất ngắn chỉ khoảng 3 tháng mà lại mất khoảng 1 tháng đầu sau khi

88

trồng mới phát huy tác dụng che phủ nên rau Sắng gần như bị chết toàn bộ. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới không thành công của loài này là do yếu tố kỹ thuật, nên đề tài đề xuất cần tiếp tục thử nghiệm gây trồng loài cây này để nó trở thành loài cây xóa đói, giảm nghèo cho địa phương.

Vầu đắng cũng là loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên trong quá trình cải tạo, sự phát triển quá mạnh mẽ của cây Trúc quân tử đã lấn át khiến loài cây này kém phát triển nên cần nghiên cứu thử nghiệm gây trồng loài cây này. Riêng đối với loài Trúc quân tử, có thể nói nếu xét trên phương diện kỹ thuật thì loài cây này được cải tạo rất thành công, thể hiện ở sự sinh trưởng và ra măng vượt bậc so với thời điểm trước khi chuyển hóa. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, người dân địa phương thậm chí cán bộ tham gia dự án cũng chưa rõ về thị trường tiêu thụ loài cây này và người dân cũng chưa thu lợi được gì từ loài cây này nên người dân ít chấp nhận nó, do đó cần phải nghiên cứu kỹ về thị trường tiêu thụ trước khi đưa vào phát triển cây LSNG.

- Về mô hình trồng cây LSNG:

Kết quả điều tra đánh giá cũng như tham vấn ý kiến của cộng đồng cho thấy, các mô hình: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè; Mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống; Mô hình Trồng Sơn ta trên đồi chè được cộng đồng chấp nhận rất cao và có tác dụng xóa đói giảm nghèo tốt được người dân đề nghị có biện pháp nhân rộng.

Mô hình cải tạo chè Shan chưa được chấp nhận nguyên nhân chủ yếu không phải là do yếu tố kỹ thuật áp dụng bởi các kỹ thuật này khi áp dụng vào cải tạo chè Shan trong mô hình Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè, cho thấy rất thành công. Nguyên nhân chủ yếu mô hình này không thành công là do vị trí được cải tạo, lập địa vốn không thích hợp cho cây chè, địa hình úng trũng, đất nghèo xấu nên hiệu quả cải tạo là không lớn. Đối với mô hình cải tạo và nâng cấp mô hình: Chè Shan

89

+ Trúc Quân Tử + Vầu đắng cần phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ cho Trúc quân tử trước khi đưa vào thử nghiệm phát triển loài cây này.

- Về yếu tố kỹ thuật:

Nhìn chung, kỹ thuật áp dụng vào việc gây trồng, cải tạo các mô hình trồng cây LSNG tại khu vực là tương đối phù hợp (chi tiết thể hiện ở phần 4.2), tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý như sau:

+ Việc lựa chọn lập địa trồng và cải tạo mô hình cần phải được đặc biệt chú trọng. Vị trí thực hiện cải tạo mô hình chè Shan là chưa thực sự phù hợp bởi vị trí lập địa này không phù hợp cho phát triển cây chè Shan.

+ Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cần phải có sự thống nhất cao, những điều chỉnh khi tổ chức thực hiện so với kế hoạch cần phải có sự tham vấn của các chuyên gia. Việc không thực hiện đúng theo tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật trồng đã là nguyên nhân thất bại của loài rau Sắng. Sau đây là tóm tắt kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG có triển vọng ở VQG Xuân Sơn.

a) Kỹ thuật trồng chè Shan

- Thời vụ trồng: tháng 3-5, trồng vào những ngày râm mát. Mật độ trồng 5.000 cây/ha (1mx2m).

- Tiêu chuẩn cây con: Cao 60 - 80cm, cây xanh tốt không sâu bệnh, rễ cây không bị long hay hở trên mặt bầu.

- Đào hố: hố đào theo rạch rộng 1-1,2m, mỗi rạch cách nhau 2-3cm. Kích thước hố 50cmx50cm;

- Phân bón: mỗi hố bón 5 kg phân chuồng hoai, lấp hố sâu khoảng 25cm.

- Kỹ thuật trồng: xé túi nilon ở bầu và đặt thẳng vào giữa hố, mặt bầu đặt thấp hơn miệng hố 3-5cm, dùng đất nhỏ nện chặt xung quanh và lấp kín mặt bầu, ủ gốc giữ ẩm và rào xung quanh để tránh trâu, bò phá hoại. Có thể tạo một bờ nhỏ để giữ nước, màu, chống rửa trôi cho chè.

90

- Chăm sóc: sau 1-2 tháng kiểm tra, trồng dặm những chỗ cây bị chết, làm cỏ thường xuyên, xăm đất xung quanh 2-3 lần/năm.

- Kỹ thuật đốn, hái chè: Sau 2-3 năm trồng, chè cao khoảng 1,5m thì bấm ngọn, để cây phát triển cành ngang, tán xòe rộng, rồi nâng dần chiều cao bằng kỹ thuật hái và đốn nhẹ với chiều cao khống chế 2,5-3m. Sau nhiều năm thì đốn phớt vào tháng 1-2.

b) Kỹ thuật trồng cây Sơn ta

- Thời vụ trồng: Do sơn là cây có nhựa mủ nên giai đoạn cây còn nhỏ mới trồng đòi hỏi rất nhiều nước và độ ẩm trong đất cao. Có thể trồng sơn trong 3 vụ: Vụ xuân: Tháng 2 - 3, Vụ thu: Tháng 6 - 7 và vụ đông: Tháng 8 - 10. Tuy nhiên, thời vụ tốt nhất để trồng sơn là vào tháng 2 - 3 dương lịch, là thời điểm bắt đầu có mưa nhỏ và trời râm mát, độ ẩm trong đất cao và thích hợp để trồng sơn.

- Chọn giống: Hạt giống sơn quyết định năng suất, chất lượng và thời gian kinh doanh của cây sơn do đó phải chuẩn bị cây con trước khi cuốc hố ít nhất từ 5 - 6 tháng. Hạt giống sơn phải hái trên cây sơn già, đã cắt nhựa 2 - 3 năm, không được hái trên những nương sơn non, hoặc những cây sơn không biết rõ sản lượng và chất lượng sơn vì thế có thể nhầm với cây sơn không có nhựa như: sơn rọm, sơn ngố. Tốt nhất là dựa vào kinh nghiệm những người đi cắt sơn được giao nhiệm vụ theo dõi cây tốt qua nhiều lần cắt, đánh dấu cây đó để chuyền hái quả làm giống. Ngoài cây sơn tốt ra cũng phải chọn nương sơn tốt.

- Thu hái quả sơn: Giống tốt nhất vào giữa tháng 9 - 11 dương lịch khi quả sơn chín hái về làm giống, mỗi hecta cần 2 - 3 kg hạt giống.

- Xử lý hạt: Hạt sơn hái về phơi hai đến ba nắng nhẹ, bảo quản nơi khô ráo. Trước khi gieo xát cho tróc vỏ ngoài và vỏ giữa, sàng sạch sau đó bỏ vào cối giã nhẹ cho mỏng bớt lượt vỏ trong (nội quả bì rất cứng, màu vàng nhạt) để khi gieo hạt dễ nảy mầm. Trước khi gieo hạt ngâm vào nước vo gạo để hạt dễ nảy

91

mầm, tốt nhất là ngâm hạt ở 500C, có thể gieo hạt trực tiếp hoặc đóng bầu, tốt nhất là đóng bầu để đảm bảo mật độ và tỷ lệ đồng đều trên nương sơn.

- Làm đất trước khi trồng: Phát dọn thực bì thu gom thành đống nhỏ rồi đốt. Cây sơn không kén đất nhưng cũng không nên trồng sơn nơi đất quá xấu, nhiều đá lộ đầu và sỏi. Nơi đất nghèo dinh dưỡng nên trồng cây họ đậu để cải tạo làm cho đất thêm màu mỡ và tơi xốp. Nếu trồng sơn trên đồi dốc có thể đào rãnh ngắn theo đường đồng mức để ngăn dòng chảy làm mất dinh dưỡng trong đất và, trơ trọi gốc sơn làm cho sơn rễ đổ khi gặp trời mưa to.

- Phương thức trồng: Mật độ trồng sơn thích hợp là 2.500 cây/ha với cự ly hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m là vừa kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Mỗi hố bón lót từ 4 - 5 kg phân chuồng hoai và 0,5 kg NPK. Dùng cuốc trộn phân và đất trong hố sau đó lấp đất đầy hố. Bón phân trước khi trồng 15 - 20 ngày để ủ cho phân chuồng và phân NPK có thời gian phân hủy. Khi trồng dùng cuốc đào 1 hố chính giữa sâu bằng bầu cây sau đó rạch bỏ túi bầu nilon, rút nhẹ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố rồi dùng đất nhỏ lộn chặt xung quanh bầu rồi lấp đất đầy hố.

Lưu ý: Để tránh gây nghẹt cổ rễ không nên lấp đất quá cao so với cổ rễ và tránh làm vỡ bầu dẫn đến cây chết hoặc phát triển chậm.

- Chăm sóc và bảo vệ: Việc trồng dặm những cây bị chết không quá 1 tháng sau khi trồng, cây đem trồng dặm phải đảm bảo tiêu chuẩn như cây trồng ban đầu để đảm bảo độ đồng đều trong đồi sơn.

Trong 1 - 2 năm đầu mới trồng sơn còn nhỏ chưa khép tán có thể trồng xen cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, lạc, vừng để lấy ngắn nuôi dài, là nguồn thu lợi trước mắt cho gia đình vừa đảm bảo cân bằng ánh sáng cho cây sơn, tránh được cỏ dại cạnh tranh với cây trồng.

c) Kỹ thuật trồng chuối phấn

92

- Thời vụ trồng: tháng 4-5 và 8-10.

- Chọn đất trồng: đất trồng chuối cần chú ý tạo rãnh thoát nước.

- Phương thức trồng: trồng chuối thành hàng, cự ly là cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m.

- Hố trồng: Hố đào sâu 50cm, rộng 60-80cm.

- Phân bón: bón lót cho 1 hố 10-15 kg phân chuồng tốt + 0,2 kg supe lân, 0,1 kg kali. Tất cả trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, để 1-1,5 tháng mới trồng chuối.

- Chuẩn bị cây con: chọn các cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được đồng đều. Lấy cây con ở cây mẹ khỏe mạnh không bị bệnh virus. Cây con có độ cao 1-1,5m, đường kính gốc 20cm, có dạng búp măng. Chú ý: đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng. Sau khi đào cây con lên thì dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và 1/2 lá tươi và dựng vào nơi râm mát. Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc bằng hỗn hợp 1-2 kg supe lân với 40-50 kg phân chuồng hoai mục tạo thành thể nhúng củ vào, để vài ngày mới trồng.

Nếu trồng bằng củ thì chọn cây chuối quả ngon, buồng to, không virus, đã chặt buồng được vài tháng. Đào lên cắt hết rễ, nếu củ to, bổ đôi hoặc bổ tư, mỗi miếng có 1 mầm. Xử lý như với cây con rồi để nơi râm mát, sau vài ngày đem ươm tạo thành cây con để trồng mới đủ tiêu chuẩn như đã trình bày ở trên. Ngoài ra, người ta cũng trồng chuối bằng cách nuôi cấy mô, tạo cây chuối con trong ống nghiệm, sau ươm thành cây con đủ tiêu chuẩn rồi đưa ra ruộng trồng cố định.

- Kỹ thuật trồng: Chọn ngày râm mát hoặc mưa nhẹ. Cuốc lỗ ở giữa hố đã đào như nói trên, đặt cây chuối con vào chính giữa rồi lấp đất, nện chặt, tưới nước, phủ cỏ rác xung quanh để giữ ẩm. Đối với những cây giống được tách từ cây chuối mẹ thì chặt mặt cắt của củ cùng về một hướng vì cây chuối

93

sau này sẽ trổ buồng về hướng đối diện với mặt cắt, như vậy sẽ dễ chăm sóc, chống gió bão và dễ cho công tác thu hoạch.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

+ Sau khi trồng, nếu hạn thì tưới thêm cho đủ ẩm, vài ngày tưới 1 lần. Trồng dặm kịp thời để chuối phát triển đồng đều. Làm cỏ để chuối sinh trưởng, nhất là đối với diện tích trồng bằng cây con nuôi cấy mô.

+ Xới xáo cách gốc từ 50 - 60 cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối.

+ Bón thúc: Mặc dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc. Cần căn cứ vào các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây chuối như: thiếu đạm, lá bị vàng, nhỏ, sinh trưởng chậm; thiếu lân, lá xanh sẫm quá mức, sau giảm dần và lớn chậm; thiếu kali, các lá giữa vàng đỏ; thiếu kẽm lá co hẹp, chậm lớn; thiếu đồng, lá bị rũ xuống,... Lượng phân bón bình quân cho 1 cây chuối mỗi năm là 10-20 kg phân chuồng, 0,5 kg urê, 0,5-1kg kali, 0,5kg supe lân, trong đó lượng phân chuồng và 0,1- 0,2 kg supe lân là để bón lót, còn lại bón thúc như sau:

Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1-2 tháng, bón 30% lượng urê và 30% lượng kali và tưới 5kg nước phân chuồng; bón thúc lần 2: Sau lần thứ nhất 3 tháng, bón 40% phân urê, 30% phân kali, 7kg nước phân chuồng; bón thúc lần 3: sau lần thứ hai 3 - 4 tháng tức là trước khi cây trổ buồng, bón nốt lượng phân còn lại.

Cách bón: trộn đều phân khoáng và rải xung quanh, cách gốc 40 - 60cm, xới xáo nhẹ, sau tưới nước phân chuồng. Cụ thể bón lỗ sâu 10cm, xung quanh gốc cuốc 3 - 4 lỗ, đổ phân và lấp đất. Nếu cần thúc mầm chồi để lấy cây con trồng mới thì cuốc lỗ cạnh chồi mới nhú. Một khâu cần thiết nữa là đánh tỉa cây con và để cây thay thế, mỗi bụi chuối để lại những cây con khỏe và đào bỏ những cây con còn lại, tiến hành vào các tháng 4 - 5 và 7 - 8. Có

94

thể đào bỏ cây con xấu hàng tháng để chúng không tiêu hao dinh dưỡng của bụi chuối.

+ Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu đục thân: cả sâu non và sâu trưởng thành đều sinh sống trong thân cây chuối. Sâu làm hại các hệ thống mạch dẫn làm lá vàng úa, cây tàn lụi. Mỗi cây có thể bị tới 15-20 con sâu gây hại. Sâu gây hại nhiều vào mùa hè thu, nơi chăm sóc kém,... Cần vệ sinh dọn sạch cỏ dại và các cây chuối xấu, đã thu hoạch,... không để bụi chuối quá 3 năm. Có thể phun Padan 95SP pha 0,1% vào quanh thân cây. Trước khi cắt buồng 1-2 tháng không được phun thuốc và không phun thuốc vào buồng chuối khi quả đang lớn. Lấy thân cây đã thu hoạch, chặt từng đoạn 30 - 40cm, chẻ làm đôi, đặt úp cạnh gốc chuối và hàng ngày kiểm tra để diệt sâu trưởng thành đến đẻ trứng, sinh sống.

Rệp: Sinh sống ở mặt lá non thành từng ổ, gây lá vàng. Nguy hiểm hơn là rệp truyền bệnh virus cho cây chuối. Rệp phát sinh vào vụ hè và hè thu. Cần phát hiện sớm và dùng giẻ lau xoa diệt ổ rệp ở lá chuối.

Bệnh đốm lá: Nấm gây các đốm vàng trên lá, làm lá úa vàng và khô. Bệnh phát sinh vào vụ hè thu ở nơi kém chăm sóc, bụi chuối nhiều cây chen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)