Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng LSNG trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 42 - 45)

a. Đối tượng khai thác, sử dụng LSNG

Đối tượng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương chủ yếu là người dân địa phương sống gần rừng hoặc những hộ gia đình có kinh nghiệm thu hái, sử dụng LSNG, đặc biệt là các thầy lang trong vùng, họ có thể lấy LSNG về làm thuốc chữa bệnh ngay tại nhà hoặc đem ra chợ bán.

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 3 xã là khác nhau nên hoạt động khai thác, sử dụng LSNG của người dân ở các xã cũng rất khác nhau. Đối với xã Xuân Sơn, LSNG là một phần không thể thiếu đối với bữa ăn hàng ngày của một phần không nhỏ các hộ gia đình, LSNG chủ yếu được sử dụng là rau Sắng, khoai tầng, các loại măng Vầu, măng Bát độ,… và đa số được lấy từ rừng tự nhiên. Xã Xuân Đài do cách xa rừng (thôn gần rừng nhất cũng cách tới 2 km) nên mức độ phụ thuộc vào các loài LSNG ở rừng tự nhiên cũng giảm đi, một số hộ gia đình đã gây trồng LSNG trong vườn hộ như măng Bát độ, khoai tầng,… Với xã Xuân Đài, kinh tế của các hộ gia đình chủ yếu phụ thuộc vào việc trồng và thu hái Chè, ở đây cũng đã có nhà máy chế biến Chè nên kinh tế phát triển hơn so với 2 xã còn lại, do rất ít đất vườn mà chủ yếu là đất đồi được trồng chè nên các loài cây LSNG khác ở đây cũng ít được quan tâm, ngoài ra cũng đã xuất hiện một vài hộ trồng Sơn là loài cây cung cấp LSNG có giá trị cao.

41

+ Thực phẩm: LSNG là nguồn cung cấp thực phẩm khá quan trọng cho bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương, đặc biệt là đối với người dân ở xã Xuân Sơn. Các loại LSNG thường được sử dụng là rau Sắng, khoai tầng, các loại măng Vầu, măng Bát độ,… do diện tích trồng rau của các hộ gia đình rất ít nên người dân ở xã Xuân Sơn phụ thuộc khá lớn vào các thực phẩm từ LSNG, đối với 2 xã Xuân Đài và Minh Đài do người dân có thể trồng rau trong vườn, lại có chợ Xuân Đài và Minh Đài là kênh tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn trong vùng nên mức độ phụ thuộc vào các LSNG lấy từ rừng cũng giảm đi, họ vẫn thường sử dụng các loại măng, củ được bán ở chợ làm thức ăn cho gia đình.

+ Nguyên vật liệu: LSNG cung cấp nguồn nguyên vật liệu vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với người dân địa phương trong việc xây dựng nhà cửa. Ở xã Xuân Sơn và một phần không nhỏ các hộ gia đình ở xã Xuân Đài do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên nguyên vật liệu chủ yếu để xây dựng nhà cửa là các LSNG lấy từ rừng như Tre, Nứa, Giang, Vầu,… và đặc biệt là lá Cọ để lợp nhà. Đây là những LSNG không thể thiếu và đã gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt từ bao đời nay của người dân địa phương.

+ Làm thuốc chữa bệnh và nước uống hàng ngày: Hầu hết các hộ gia đình trong vùng dự án đều biết lấy các loài cây trên rừng về làm nước uống, nước thường được uống vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt và chữa bệnh. Một số loài cây thường được sử dụng làm nước uống như cây Báng, cây Gió rôm,… và các loài cây này thường được kết hợp với nhau khi sử dụng.

42

Hình 4.4. LSNG được dùng làm nước uống hàng ngày cho người dân địa phương Hoạt động lấy thuốc chỉ diễn ra với các đối tượng là thầy thuốc, thầy lang trong vùng và nguồn LSNG làm thuốc hoàn toàn được lấy từ rừng tự nhiên. Kiến thức bản địa về thuốc chữa bệnh của người dân ở đây khá phong phú với hàng trăm loại cây thuốc khác nhau như các loại Gió, Ba vanh, Chuối rừng,… người dân cũng đã biết kết hợp giữa nhiều vị thuốc với nhau để chữa các bệnh như chữa gió, chữa đau dạ dày, bệnh gan, trĩ, thoái hóa cột sống,… Thông thường thuốc được một số thầy lang lấy về và đem bán ở chợ, một số khác thì chữa bệnh và cắt thuốc ngay tại nhà. Thầy lang Hà Thị Luyến (dân tộc Mường) ở xóm Đông Cả xã Xuân Đài là người chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng các cây thuốc ở địa phương cũng khá nổi tiếng, được nhiều khách thập phương tìm đến.

+ Cây cảnh: LSNG dùng làm cảnh là một hướng sử dụng rất tiềm năng và đã đem lại giá trị kinh tế lớn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện giao lưu, du lịch chưa phát triển nên đây là một lĩnh vực chưa được khai thác phát triển. Hiện nay LSNG là phong lan mới chủ yếu được người dân sử dụng để làm cảnh ở vườn nhà. Khí hậu tại xã Xuân Sơn rất phù hợp với nhiều loài phong lan, vì vậy đây là một lĩnh vực cần được nghiên cứu, đầu tư phát triển trong thời gian tới, có thể bán thương

43

c. Công nghệ chế biến:

Ngoại trừ chè là cây trồng chính và khá phát triển ở xã Minh Đài đã được đầu tư nhà máy chế biến chè Thanh Niên (đặt tại xã Minh Đài) còn lại hầu hết công nghệ chế biến LSNG ở địa phương có thể nói là chưa có gì, chủ yếu là sử dụng trực tiếp. LSNG cung cấp thực phẩm chủ yếu được sử dụng để nấu ăn hàng ngày, chưa có công nghệ chế biến, bảo quản lâu dài và đem bán. Các loại LSNG cung cấp vật liệu như tre nứa, lá cọ cũng chỉ được sơ chế đơn giản để xây dựng nhà cửa. Cũng đã có một số hộ gia đình đã chẻ tre, bương ra thanh nhỏ, sơ chế rồi đem bán cũng khá được giá nhưng đa phần người dân vẫn bán tre nứa, giang,… cả cây. Đối với các LSNG là thuốc, công nghệ chế biến bảo quản chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm, kiến thức bản địa là cắt nhỏ, phơi khô, một số đã ngâm rượu làm thuốc xoa bóp,… nhưng cũng rất đơn giản. Công nghệ chế biến LSNG thô sơ cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm đầu tư, phát triển để nâng cao giá trị hàng hóa LSNG tại địa phương khi khối lượng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)