Đánh giá tình hình triển khai thực hiện xây dựng mô hình và sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 63 - 77)

trưởng của cây trồng

4.3.1.1. Mô hình 1: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép, Sấu và cải tạo vườn Chè

Kết quả điều tra, theo dõi về tình triển khai xây dựng mô hình ngoài thực địa so với thiết kế của mô hình 1 được tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đánh giá tình hình thi công xây dựng mô hình 1 theo thiết kế (Chủ hộ: Đỗ Xuân Tường)

Vị trí Thiết kế Thi công

- 1,5 ha Chè từ cổng đi vào

- Cải tạo, bón phân, chăm sóc, trồng bổ sung 750 cây Chè Shan có sản lượng cao. Trồng bổ sung 100 cây Trám trắng ghép và 50 cây Sấu

- Theo đúng thiết kế cả về số lượng lẫn kỹ thuật.

62 ghép.

- 0,2 ha Chè ở phía sau nhà

- Cải tạo, bón phân, chăm sóc và trổng bổ sung 100 cây Chè Shan sản lượng cao

- Thi công theo đúng thiết kế cả về số lượng và kỹ thuật. - 0,2 ha trồng rau Ngót + Chuối chất lượng kém Trồng 333 cây rau Sắng (2x3m) và giữa 2 hàng Rau sắng thì trồng 1 hàng Cốt khí để che bóng.

- Trồng 333 cây rau Sắng, giữa 2 hàng rau sắng trồng 4 hàng ngô, không trồng Cốt khí. - 0,305 ha trồng khoai Tầng + Ngô và đất bỏ hoang

- Trồng thâm canh khoai

Tầng - Theo đúng thiết kế

- Diện tích hàng rào

- Trồng 1 hàng Trám trắng + 1 hàng chuối phấn

- Chủ hộ thay thế diện tích này bằng 1 diện tích khác rộng 720 m2, cạnh suối để trồng Chuối phấn, 80 gốc.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, phần lớn các diện tích và khối lượng công việc đều được thi công theo đúng thiết kế ban đầu, tuy nhiên có một số thay đổi so với thiết kế như sau:

- Diện tích 0,2 ha rau Ngót + Chuối chất lượng thấp theo thiết kế phải được triển khai trồng Cốt khí + Rau sắng (Cốt khí làm nhiệm vụ che bóng cho rau Sắng phát triển). Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình, do không thu được hạt Cốt khí nên chủ hộ đã quyết định thay thế cây Cốt khí bằng cây ngô dùng để che bóng cho Rau sắng. Đây là một quyết định chưa thực sự đúng về mặt kỹ thuật vì rau Sắng là cây ưa bóng trong giai đoạn 3 năm đầu, đòi hỏi phải có cây che bóng, tạo độ tàn che nhất định liên tục cho nó. Tuy nhiên, việc quyết định trồng ngô thay cho Cốt khí tuy có thể đem lại nguồn thu trước mắt nhưng ngô là cây nông nghiệp ngắn ngày, chu kỳ sống ngắn chỉ khoảng 3

63

tháng, sau 20 ngày trồng ngô chủ hộ mới trồng rau sắng vào. Điều này dẫn tới cây con Rau sắng khi trồng vào bị phơi nắng dẫn tới chết hàng loạt.

Một nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng diện tích trồng Rau sắng không thành công đó là chất lượng cây con. Cây giống Rau sắng không được chăm sóc, đảo bầu thường xuyên dẫn tới rễ đâm quá sâu xuống đất, khi lấy cây con đem đi trồng cán bộ vận chuyển cây lại không cho đào theo bầu đất mà sử dụng sức người để nhổ cây làm cho phần lớn các cây đều bị đứt hết rễ con và cả 1 phần rễ cọc, khi trồng xuống gặp trời nắng nóng nên không thể sống được. Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới trồng rau sắng không thành công đó là thời vụ trồng. Theo thiết kế, rau sắng được trồng vào đầu mùa mưa, sau khi đã tạo che bóng từ cây Cốt khí, tuy nhiên, cây giống đưa xuống chậm 1 tháng so với thiết kế ban đầu, khi đưa cây xuống lại không tổ chức trồng ngay, bà con không biết cách bảo quản cây dẫn tới cây bị giảm sức sống rất nhanh. Tất cả những nguyên nhân cơ bản trên là những yếu tố dẫn tới sự thất bại của mô hình trồng rau sắng.

- Hàng rào có diện tích không đáng kể, trồng Chuối ở hàng rào lại dễ bị Trâu bò phá nên chủ hộ không muốn thi công trên diện tích này. Thay vào đó, chủ hộ đề xuất một diện tích đất trồng khác của gia đình có diện tích 720 m2 ở bên cạnh bờ suối có đặc điểm đất tầng dày, tốt và ẩm để trồng Chuối phấn. Kết quả cho thấy lại rất thành công, chuối sinh trưởng và ra buồng rất tốt.

64

Hình 4.16. Trám trắng + Sấu trồng trong mô hình 1

Hình 4.17. Chuối phấn trồng trong mô hình 1

Đề tài tiến hành đánh giá tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của các loài cây trong mô hình, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.5 và 4.6.

65

Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 1

Loài cây Số lượng (cây) Tỷ lệ sống năm (%) 2008 2009 2010 2011 Rau sắng 333 10 5 0 0 Chè 850 94,1 92,9 90 90 Trám ghép 100 97 96 94 94 Sấu ghép 50 100 96 92 92 Chuối phấn 80 100 100 100 100 Khoai tầng 1.575 95 - - -

Bảng 4.6. Tình hình sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 1

Loài cây Sinh trưởng D00 (cm) Sinh trưởng Hvn (cm) Sinh trưởng Dt (m) Ghi chú D00 ∆D00/năm Hvn ∆Hvn/năm Dt ∆Dt/năm

Rau sắng - - - - - - Chết Chè - - - Sinh trưởng tốt Trám ghép 5,0 1,3 4,2 1,1 3,7 0,9 Sinh trưởng tốt Sấu ghép 4,5 1,1 4,0 1,0 3,5 0,9 Sinh trưởng tốt Chuối phấn - - - - - - Sinh trưởng và ra buồng rất tốt Khoai tầng - - - - - - Sinh trưởng và sản lượng tốt Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình đều đạt tỷ lệ rất cao, trung bình đạt trên 90% ở năm 2011 (trừ loài Rau sắng).

66

Do được chăm sóc tốt, trồng đúng kỹ thuật nên tỷ lệ sống của các loài đều có sự giảm không đáng kể qua các năm theo dõi và đến nay đã đi vào ổn định.

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, sinh trưởng của các loài trong mô hình đều rất tốt, các loài Chè, Chuối phấn, khoai tầng đều sinh trưởng rất tốt, ít sâu bệnh và cho sản lượng tốt. Trung bình 0,2 ha Khoai tầng thâm canh cho năng suất khoảng 1.100 kg/năm; Chuối phấn năm đầu mỗi gốc thu được 1 buồng, năm 2 bình quân thu được 2,2 buồng/gốc, năm 3 thu được 3 buồng/gốc và sang năm thứ 4 thì dự kiến sẽ trồng lại. Trám trắng và Sấu đều sinh trưởng rất tốt, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính đạt 1,3 cm/năm đối với Trám trắng và 1,1 cm/năm đối với Sấu, chiều cao đạt 1,1 cm/năm đối với Trám và 1,0 cm/năm đối với Sấu, sinh trưởng đường kính tán đạt 0,9 cm/năm đối với cả 2 loài. Trám ghép hiện nay đã bắt đầu ra hoa bói.

Kết quả phân tích tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của các loài trong mô hình cho thấy, mô hình tỏ ra khá thành công trong cả tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và sản lượng của các loài trong mô hình đạt tương đối cao. Tuy nhiên, loài rau Sắng lại bị chết hết, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố kỹ thuật không đảm bảo so với thiết kế ban đầu. Rau sắng là một loài cây LSNG tiềm năng và phân bố rộng rãi ở VQG Xuân Sơn, do vậy cần phải tiếp tục đưa vào thử nghiệm trồng loài cây này đảm bảo theo đúng kỹ thuật để phát huy vai trò của loài cây có giá trị kinh tế cao này đối với cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.

4.3.1.2. Mô hình 2: Mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống

Sơn ta là một loài cây hiện đang rất có giá trị kinh tế hiện nay ở giá trị khai thác mủ và là cây có khả năng xóa đói giảm nghèo ở Vườn Quốc Gia Xuân Sơn. Do đó, việc lựa chọn loài cây này để xây dựng thành một mô hình trồng cây LSNG tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn của dự án là đúng hướng. Hiện

67

nay, giá mủ 1 kg Sơn ta thương lái tới tận nhà thu mua là khoảng 120 ngàn đồng/1kg.

Dựa trên những thông tin thu thập được đề tài tiến hành so sánh giữa việc thiết kế và thi công của mô hình, kết quả được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá tình hình thi công xây dựng mô hình 2 theo thiết kế (Chủ hộ: Hà Văn Đanh)

Hạng mục Thiết kế Thi công

Tổng diện tích mô hình 1,5 ha 1,5 ha

Kỹ thuật xử lý thực bì Phát toàn diện, đốt Như thiết kế Kỹ thuật làm đất, cuốc hố

Làm đất cục bộ, cuốc hố có kích thước 30x30x30cm, cự

ly giữa 2 hố cách nhau 2m Theo đúng thiết kế

Bón lót Mỗi hố bón lót 200g phân vi

sinh + 150g NPK Theo đúng thiết kế

Mật độ trồng 2.500 cây/ha, cự ly 2x2m Theo đúng thiết kế

Thời vụ trồng Trồng rừng vào mùa thu Theo đúng thiết kế

Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng rừng

Sau khi trồng 15 ngày kiểm tra và trồng dặm, chăm sóc 3 năm đầu, các biện pháp chăm sóc chủ yếu là phát dọn thực bì, xới đất, bón phân,... Sau khi rừng khép tán và cho thu nhựa sẽ chặt bớt một số cây có phẩm chất xấu, mật độ quá dày,.... và tiến hành chăm sóc hàng năm.

Theo đúng thiết kế về trồng dặm và chăm sóc 3 năm đầu.

Kết quả đánh giá việc thi công xây dựng mô hình về kỹ thuật trồng, tiêu chuẩn cây con, biện pháp chăm sóc,... của loài cây này đều thống nhất cao. Điều này có nghĩa là việc thi công xây dựng mô hình đảm bảo nghiêm ngặt theo đúng thiết kế.

68

Hình 4.18. Sơn ta trồng trên đất trống trong mô hình 2

Đề tài đã tiến hành điều tra tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của mô hình, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.8 và 4.9.

Bảng 4.8. Tỷ lệ sống của mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống tại khu vực nghiên cứu Diện tích mô hình (ha) Mật độ trồng (cây/ha) Tổng số cây trồng (cây) Tỷ lệ sống năm (%) 2008 2009 2010 2011 1,5 2.500 3.750 96 92 90 90

Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng của Sơn ta trong mô hình 2

Loài Tình hình sinh trưởng

Sơn ta D00 ∆D00/năm Hvn ∆Hvn/năm Dt ∆Dt/năm

69

Kết quả tại bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ sống của Sơn ta trong mô hình đạt được rất cao, năm đầu tiên sau khi trồng dặm tỷ lệ sống đạt tới 96%, năm thứ 2 do không tiến hành trồng dặm nên tỷ lệ sống còn 92%, năm thứ 3 tiếp tục giảm xuống 90% và tỷ lệ này được duy trì ổn định cho tới nay. Nguyên nhân dẫn tới mô hình đạt tỷ lệ sống cao như vậy là nhờ có sự thống nhất cao giữa thiết kế và thi công xây dựng mô hình, cây trồng được chăm sóc tốt, chất lượng cây giống cao,...

Kết quả tại bảng 4.9 cho thấy, sau 4 năm trồng (năm 2008 - 2011) Sơn ta sinh trưởng khá nhanh, đường kính gốc bình quân đạt 4,5cm, chiều cao vút ngọn 5m, đường kính tán 2,5m. Lượng tăng trưởng bình quân về đường kính, chiều cao và đường kính tán lần lượt là: 1,5 cm/năm, 1,7 m/năm và 0,8 cm/năm. Năm 2011 một số cây trong lâm phần đã bắt đầu cho khai thác mủ.

4.3.1.3. Mô hình 3: Mô hình trồng Sơn ta trên đồi Chè

Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, việc thi công của mô hình là hoàn toàn phù hợp so với thiết kế, kết quả chi tiết thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10.Đánh giá tình hình thi công xây dựng mô hình 3 theo thiết kế (Chủ hộ: Hà Viết Thành)

Hạng mục Thiết kế Thi công

Tổng diện tích mô hình

3 ha chè của chủ hộ sẽ được sử dụng 1 ha để trồng xen Sơn ta, 2 ha còn lại sử dụng làm đối chứng.

1 ha, theo đúng thiết kế

Kỹ thuật xử lý thực bì Làm sạch cỏ giữa 2 hàng chè. Như thiết kế Kỹ thuật làm đất, cuốc

hố

Làm đất cục bộ, cuốc hố

có kích thước 2x2x2m. Theo đúng thiết kế Bón lót Mỗi hố bón lót 200g phân vi sinh và 150g NPK Theo đúng thiết kế

70

Thời vụ trồng Trồng vào vụ thu Theo đúng thiết kế Biện pháp chăm sóc,

nuôi dưỡng rừng

Chăm sóc hàng năm cùng

với cây chè. Theo đúng thiết kế Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi trồng Sơn vào 1 ha Chè sang các năm thứ 2, thứ 3 do được cây Sơn ta che bóng và Chè được chăm sóc, bón phân nên năng suất và chất lượng Chè được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sang năm thứ 4 khi cây Sơn đã khép tán mạnh thì lại làm giảm năng suất của Chè so với thời điểm năm thứ 2 và thứ 3. Cây Chè là cây cần có độ che bóng nhất định, tuy nhiên nếu độ tàn che quá lớn thì lại làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của Chè.

Hình 4.19. Mô hình trồng Sơn ta trên đồi chè

Dựa trên những thông tin đã thu thập được đề tài tiến hành điều tra đánh giá tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của Sơn ta trong mô hình, kết quả được tổng hợp ở bảng 4.11 và 4.12.

71

Bảng 4.11. Tỷ lệ sống của mô hình trồng Sơn ta trong mô hình 3

Diện tích mô hình (ha) Mật độ trồng (cây/ha) Tổng số cây trồng (cây) Tỷ lệ sống năm (%) 2008 2009 2010 2011 1,0 2.500 2.500 97 94 93 93

Bảng 4.12. Tình hình sinh trưởng của Sơn ta trong mô hình 3

Loài Tình hình sinh trưởng

Sơn ta D00 ∆D00/năm Hvn ∆Hvn/năm Dt ∆Dt/năm

5,5 1,8 5,0 1,7 3,0 1,0

Kết quả tại bảng 4.11 cho thấy, tỷ lệ sống của Sơn ta trong mô hình trồng xen Chè là rất cao, hết năm thứ 3 (năm 2011) vẫn duy trì được ở mức 93%. Ngoài việc được thiết kế hợp lý, thi công theo đúng thiết kế ban đầu; do được trồng xen với Chè, được chăm sóc chu đáo, đất trồng Chè khá tơi xốp, độ ẩm cao, khi chăm sóc Chè kết hợp chăm sóc cả Sơn thường xuyên nên tỷ lệ sống rất cao.

Bảng 4.12 cho thấy, đường kính gốc trung bình của Sơn ta đạt 5,5 cm, chiều cao vút ngọn đạt 5,0m, đường kính tán đạt 3,0m. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính, chiều cao và đường kính tán của Sơn ta trong mô hình 3 lần lượt là: 1,8 cm/năm, 1,7 m/năm và 1,0 cm/năm. Nếu so sánh với mô hình trồng Sơn ta trên đất trống thì mô hình trồng Sơn ta trên đồi Chè đạt tỷ lệ sống và sinh trưởng nhanh hơn do được chăm sóc kỹ hơn và được cây Chè che bóng.

4.3.1.4. Mô hình 4: Mô hình cải tạo Chè Shan

Diện tích Chè này nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc Gia thuộc địa bàn xã Xuân Sơn có tổng diện tích là 1,5 ha và hiện do Ban quản lý Vườn Quốc Gia Xuân Sơn quản lý. Tuy nhiên, đất đai thuộc khu vực thuộc loại nghèo xấu, mặt khác do không được đầu tư chăm sóc nên tỷ lệ sống còn lại

72

đạt khá thấp, Chè không được đốn hàng năm nên mọc lên cao vống, cỏ lào phát triển mạnh mọc lấn át cả Chè. Do vậy, diện tích này gần như không cho năng suất chỉ phục vụ cho việc thu hái sử dụng của Ban quản lý Vườn Quốc Gia Xuân Sơn.

Hình 4.20. Chè Shan trong mô hình 4 sau khi cải tạo

Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp thi công mô hình được thực hiện là tương đối sát so với thiết kế của mô hình. Tuy nhiên, sau 4 năm theo dõi nhận thấy năng suất mô hình tuy có tăng hơn so với trước khi cải tạo nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là diện tích Chè này thuộc khu vực đất nghèo xấu lại nằm ở vị trí thấp nên thường xuyên bị úng trũng khi mưa xuống dẫn tới cây Chè rất khó phát triển. Dù đã được bỏ công chăm sóc, cải tạo nhưng cây Chè vẫn không phát triển tốt được như những vị trí trồng khác trên địa bàn. Do vậy, nên lựa chọn 1 loài cây LSNG nào khác phù hợp hơn để gây trồng trên diện tích này.

Dựa trên kết quả theo dõi, đề tài đã tiến hành đánh giá tỷ lệ sống và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án danida xây dựng tại vườn quốc gia (Trang 63 - 77)